Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại tạiViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thương mại tạiViệt Nam

4.1.2 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại tạiViệt Nam

Hình 4. 1: ROE và ROA của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2008 đến 2018

Nguồn: World Bank và fred.stlouisfed.org (2019)

Hình 4.1 phản ánh khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2008 – 2018 qua hai chỉ tiêu ROE và ROA. Qua đồ thị tác giả nhận thấy có sự phân chia rõ rệt ở hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là trước năm 2015 và giai đoạn hai là sau 2015 đến năm 2018. ROE của hệ thống NHTM giảm từ năm 2008 đến năm 2015 và có xu hướng tăng trở lại sau năm 2015, từ 6,7% năm 2015 lên 14,3% năm 2018.

Chỉ số ROE bình quân của các NHTM Việt Nam tính tại thời điểm cuối năm 2018 là 14,30%. Đây là một mức khá tốt của ngành và cải thiện hơn nhiều so với mức 12,58% của năm 2017. Hầu hết ngân hàng nằm trong Top 10 có Lãi cơ bản/Cổ phiếu cao nhất đều có hệ số ROE cao hơn mức bình quân này. Trong đó, dẫn đầu vẫn là ACB với 24,44%, tiếp theo là Vietcombank với 23,52%, VPBank với 21,17%, VIB với 20,57%, OCB với 20%...

Năm 2018, nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao và môi trường cải thiện, nên nhìn chung, có bước chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống; an toàn và hiệu quả cao hơn năm trước. Trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng từ 73,7% năm 2016 lên 76,9%; huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng giảm từ 11,1%

xuống 10,8%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 6,2% lên 6,7% (Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia – NFSC, 2018). Thị phần huy động vốn và cho vay chưa có thay đổi đáng kể. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 49% và 51,8% tỷ trọng về huy động và cho vay, nhóm NHTM cổ phần tương ứng là 42,4% và 41,3%; phần còn lại thuộc về các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cùng các định chế tài chính khác. Khoảng 80% dư nợ tín dụng được tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó những ngành, lĩnh vực trọng điểm được dành tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của hệ thống. Tín dụng cho nơng nghiệp nơng thơn tăng 22,1% so cuối 2016; công nghiệp và xây dựng tăng 21,5%, trong khi tín dụng cho thương mại dịch vụ tăng 12,94%; tín dụng cho bất động sản, chứng khốn được giữ ở mức tăng thấp, do đó, tỷ trọng trong tổng tín dụng tương ứng chỉ là 6,53% và 0,17%. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng 53,7%, giảm từ 55,1% năm 2016. Chất lượng tài sản của cả hệ thống có sự cải thiện. Nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, kể cả nợ xấu tiềm ẩn, đến cuối 2017 được NHNN xác định còn 7,91% so với 10,08% cuối 2016; đồng thời việc trích lập dự phòng rủi ro cả hệ thống tăng mạnh, ước khoảng 24,7% so 2016 (NHTM cổ phần Á Châu, 2017).

Đến cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ước đạt 11,1% (2016: 11,6%). Tỷ lệ vốn cấp I so tổng tài sản có rủi ro điều chỉnh khoảng 8%. Tuy nhiên tồn hệ thống vẫn cịn 9/118 TCTD bị âm vốn tự có. Nhu cầu tăng vốn tự có, xử lý tốt hơn nợ xấu và nợ xấu tồn đọng; xử lý các ngân hàng yếu kếm; tái cơ cấu từng TCTD; đổi mới quản trị kinh doanh và phát triển công nghệ theo những chuẩn mực của Basel II với đích chung cả hệ thống vào năm 2020 hoàn thành vẫn là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 2018 và các năm tiếp theo.

Hình 4. 2: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM Việt Nam 2010 - 2018

Nguồn: Ngân hàng nhà nước, 2019; Hoàng Thị Thu Hường, 2017 và Nguyễn

Thị Hồng Vinh, 2017

Hình 4.2 phản ánh hệ số an tồn vốn của các NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến 2018. Theo số liệu cập nhật của NHNN đến cuối tháng 12/2018, hệ số CAR của các Ngân hàng đều giảm so với đầu năm. Trong đó, thấp nhất là nhóm các Ngân hàng có vốn Nhà nước là 9.52% và nhóm các NHTM cổ phần là 11.24%. Mức trung bình của nhóm NHTM CP vào khoảng 10,4%. Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng hàng nước ngồi. Về hệ số CAR, Thơng tư 36/2014/TT-NHNN bổ sung quy định xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp; Các cấu phần vốn, phương pháp tính và cách tính, duy trì tỷ lệ này được quy định cụ thể, chi tiết thành phục lục để dễ thực hiện, giám sát, kiểm tra. Từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm.

Tỷ lệ nợ xấu được các NHTM công bố trên BCTC đã kiểm toán dựa trên Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định về phân loại nợ của NHNN. Dựa theo

số liệu báo cáo này, NHNN tính tốn và công bố tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trên website của mình.

Hình 4. 3: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam 2008 - 2018

Nguồn: NHNN (2018) và Lê Thị Thùy Vân, (2018)

Hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tăng lên và luôn ở trên 3% từ giữa năm 2011 cho đến đầu 2015. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ nợ xấu hàng tháng tăng dần từ đầu năm, nhưng cứ đến tháng 12 là giảm mạnh, điều này giúp bức tranh nợ xấu cả năm các NHTM bớt xấu hơn. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014, kể từ 01/01/2015, NHTM thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ Trung tâm Thơng tin Tín dụng Quốc gia phân loại lại nhóm nợ của khách hàng theo nhóm nợ cao nhất nếu khách hàng đó đang vay ở nhiều NHTM. Năm 2018, tín dụng tăng trưởng khoảng 14%, là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua, thấp hơn nhiều mức mục tiêu ban đầu ngành ngân hàng đặt ra. Tín dụng được hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả cùng với các lĩnh vực ưu tiên, trong khi đó kiểm sốt chặt hơn ở nhóm có nhiều rủi ro như chứng khốn và bất động sản...

Song song với siết chặt tín dụng thì nợ xấu cũng được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ thông qua việc bán đấu giá tài sản, thu hồi nợ, tái cơ cấu cho các khách hàng tốt... Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành được cập nhật bởi Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tại thời điểm cuối tháng 12 là 2,4% trên tổng dư nợ; trong khi theo tính tốn của NHNN, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2018 là 1,9%. Đáng chú ý, đã có 6 ngân hàng xóa sạch nợ tại VAMC là Vietcombank, Techcombank, MB, VietinBank, VIB và ACB.

Nhìn chung, sự gia tăng trong tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và sự suy giảm của tỷ lệ nợ xấu đã làm cho hiệu quả kinh doanh của các NHTM tăng lên trong năm 2018. Bức tranh phản ánh KNSL của các NHTM đã được phản ánh trong bảng 4.1, trừ 4 ngân hàng có mức tăng trưởng âm (LNST giảm năm 2018 so với năm 2017) là Eximbank, Lienvietpostbank, SaigonBank và Vietinbank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)