Đối với khách hàng
Đối với khách hàng gửi tiền: Chiếm một phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng là nguồn vốn huy động. Khi Ngân hàng gặp rủi ro trong việc cho vay, khách hàng gửi tiền có thể khách hàng kéo đến rút tiền ồ ạt, làm Ngân hàng mất khả năng thanh toán và khách hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể thu hồi lại khoản tiền đã gửi cho Ngân hàng, gây ảnh hƣởng đến cuộc sống hiện tại vì những khoản tiền gửi tiết kiệm dự định cho kế hoạch tƣơng lai bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu khách hàng đi vay không phải là cá nhân mà là các doanh nghiệp hay chủ thể kinh
doanh, họ cũng sẽ gặp khó khăn vì có thể bị mất vốn dẫn đến khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh.
Đối với khách hàng vay tiền: Khi nợ quá hạn phát sinh thì doanh nghiệp vay vốn phải chịu lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn, làm cho tổng nợ của khách hàng đối với Ngân hàng tăng lên nhanh chóng khiến tình hình tài chính ngày càng khó khăn, khả năng trả nợ cho Ngân hàng ngày càng thấp. Từ đó, họ sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn tại Ngân hàng đó hoặc Ngân hàng khác.
Đối với Ngân hàng
Khi rủi ro xảy ra, nguồn thu nhập, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị ảnh hƣởng bởi vốn và lãi vay chẳng những không thu hồi đƣợc mà Ngân hàng còn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền đến hạn của những khách hàng gửi tiết kiệm.
Nếu một Ngân hàng không đủ khả năng chi trả, không đi vay các Ngân hàng khác, các định chế tài chính khác hay NHNN hoặc đem bán tài sản của mình thì khả năng chi trả của Ngân hàng sẽ dần suy giảm, mất khả năng thanh khoản, từ đó dần dẫn đến sự suy yếu, sụp đổ của Ngân hàng đó.
Khi gặp rủi ro nhiều lần, khả năng mất chi trả của Ngân hàng tái diễn nhiều lần bị tiết lộ ra ngoài, uy tín của Ngân hàng trên thị trƣờng tài chính sẽ bị suy giảm. Từ đó, tạo cơ hội cho các đối thủ chiếm lấy thị trƣờng cũng nhƣ khách hàng.
Đối với nền kinh tế xã hội
Mọi đối tƣợng trong xã hội đều chịu tác động khi xảy ra rủi ro cho vay bởi sự ràng buộc chặt chẽ giữa các trung gian tài chính. Do sự ràng buộc này mà khi một Ngân hàng xảy ra rủi ro, nó sẽ gây hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến hệ thống trung gian tài chính rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng không chỉ trong một nƣớc mà có thể ảnh hƣởng sang các nƣớc khác. Lịch sử đã từng xảy ra các cuộc khủng hoảng điển hình nhƣ khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) bắt nguồn từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007), ...
Để rủi ro xảy ra sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia, chính sách tiền tệ của nhà nƣớc. Từ đó dẫn đến những quyết định tiêu dùng và tích lũy cho đầu tƣ không hiệu quả.