trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xây dựng tín dụng nội bộ phải đƣợc xây dựng cho từng đối tƣợng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tƣợng bị hạn chế cấp tín dụng và những ngƣời có liên quan đến đối tƣợng này.”
Ngân hàng có thể căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng để đƣa ra quyết định về việc chấp nhận cho vay với những khách hàng đạt mức điểm yêu cầu, từ chối cho vay đối với đối với những khách hàng có mức điểm thấp. Điều này cho thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín dụng trong việc phòng tránh rủi ro tín dụng.
Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng chấm điểm xếp hạng tín dụng chỉ dựa trên việctrực tiếp thẩm định các thông tin liên quan về khách hàng và hệ thống CIC chứ chƣa xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ. Mặc dù CIC là trung tâm thông tin tín dụng nhƣng CIC chỉ dừng lại ở việc cho điểm định tính và chƣa lƣợng hóa đƣợc hết các yếu tố rủi ro. CIC cung cấp cho cán bộ tín dụng thông tin của các khách hàng về lịch sử các giao dịch mà khách hàng đã thực hiện với các Ngân hàng khác và cán bộ tín dụng căn cứ vào đó để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ thì không dừng lại ở đó mà có thể phát triển hơn theo yêu cầu của từng Ngân hàng nói chung và Saigonbank nói riêng. Khi xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, phần mềm sẽ tự động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp. Điều này sẽ tạo ra một khung chấm điểm chung thống nhất cho toàn hệ thống Ngân hàng và cũng sẽ tiết kiệm thời gian cho cán bộ tín dụng hơn.
3.2.4. Quản lý chặt chẽ nợ xấu và nợ khó đòi
Thu nhập về lãi là nguồn thu lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận của chi nhánh cao hay thấp đều phụ thuộc vào khả năng thu hồi nợ, do đó mà công tác đôn đốc thu nợ là việc không thể thiếu. Nhân viên tín dụng cần theo dõi khách hàng có trả nợ theo đúng hạn theo nghĩa vụ hay không, từ đó có các biện pháp đôn đốc trả nợ phù hợp.
Phân công cán bộ tập trung thu và xử lý các khoản nợ nhƣ nợ xấu, nợ đã trích rủi ro tín dụng, nợ cho vay tiêu dùng chậm trả....
Tận thu các khoản nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, thực hiện tốt các biện pháp giảm thấp nợ quá hạn nhằm giảm thiểu chi phí trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý.
Chú trọng và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro hơn là để nợ xấu phát sinh rồi mới đẩy mạnh công tác xử lý, hồi nợ. Hàng tháng, nhân viên tín dụng cần lập danh sách và thông báo đến từng khách hàng có nợ đến hạn trong tháng tiếp theo để khách hàng chuẩn bị sẵn và trả nợ theo đúng hạn.