Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Sài Gòn Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 62 - 66)

Thƣơng.

Thông qua các bảng biểu và hình vẽ đã phân tích ở phần thực trạng rủi ro cũng nhƣ xem xét tình hình hiện nay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng, ta có thể thấy đƣợc Ngân hàng đã đạt đƣợc một số kết quả tƣơng đối tốt trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở một số mặt cụ thể. Trong đó, khi cho vay, cán bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng có chủ trƣơng chọn lọc khách hàng. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng chỉ cho vay đối với các khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ. Với những khách hàng đang gặp khó khăn ở hiện tại, chƣa thể trả nợ ngay nhƣng cán bộ cho vay nhận thấy

khách hàng vẫn có khả năng trả nợ trong tƣơng lai, các cán bộ sẽ điều chỉnh lại lịch trả nợ cho phù hợp với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên. Với những khách hàng có nợ quá hạn lớn song lại kinh doanh thua lỗ, cán bộ cho vay xét thấy việc trả nợ trong tƣơng lai là không khả thi thì sẽ không tiếp tục đầu tƣ vốn mà chỉ thu nợ. Bên cạnh đó, ở các khoản vay, các cán bộ cho vay luôn siết chặt về những yêu cầu liên quan đến tài sản đảm bảo. Điều này là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro do đây là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng. Không chỉ vậy, để đảm bảo rủi ro xảy ra ở mức thấp nhất, cán bộ tín dụng luôn cố gắng hoàn thành tốt việc thẩm định khách hàng, thẩm định dự án. Cán bộ tín dụng luôn trực tiếp đến xem xét các tài sản đảm bảo mà khách hàng dùng để đảm bảo khi vay, đảm bảo tính chính xác, khách quan. Yêu cầu các chủ doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính để xem xét tình hình kinh doanh nhằm theo sát tình hình của đơn vị đi vay. Thắt chặt kiểm soát ở những bƣớc đầu tiên trong việc cho vay nhƣ đã nêu trên, khi xảy ra những khoản nợ xấu ngoài ý muốn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng nói chung và cán bộ cho vay nói riêng vẫn luôn cố gắng xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng bằng nhiều biện pháp. Chẳng hạn nhƣ ngoài việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay, Ngân hàng còn áp dụng một số biện pháp khác để xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng nhƣ: khởi kiện đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ, phát mãi tài sản đảm bảo để thu các khoản nợ, bán nợ cho VAMC. Nhờ áp dụng nhiều biện pháp và thận trọng quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay mà Saigonbank đã duy trì nợ xấu ở mức cho phép. Có thể thấy rằng trong suốt thời gian ba năm, từ năm 2015 đến năm 2017, nợ xấu tuy có tăng, nhƣng Ngân hàng vẫn cố gắng làm tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức dƣới 3% theo quy định của NHNN.

Bên cạnh đó, Ngân hàng nhờ áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ mà trong suốt ba năm qua, Ngân hàng cũng đã có đƣợc tiền thu các khoản nợ đã dƣợc xử lý hóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro. Cụ thể, theo báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng, năm 2015, Ngân hàng đã thu đƣợc 25,873 tỷ đồng; năm 2016, thu đƣợc 51,140 tỷ đồng và gần nhất là mới năm 2017, số tiền thu này là 47,424 tỷ đồng. Dù rằng so với khoản tiền mà Ngân hàng đã trích

lực cố gắng của Ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ, mang lại một nguồn thu cho Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Mục tiêu chƣơng 2 đặt ra là tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro cho vay và các biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó, chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.

Cụ thể, trong chƣơng 2, ngƣời đọc sẽ có cái nhìn khái quát về lịch sử hình thành và phát triển cũng nhƣ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng. Biết đƣợc chính sách cho vay của Ngân hàng này nhƣ về đối tƣợng vay, nguyên tắc vay, quy trình vay,... Bên cạnh đó, chƣơng 2 cũng sẽ nêu lên đƣợc tình trạng cho vay hiện nay của Ngân hàng này, thấy đƣợc thực trạng rủi ro trong Ngân hàng này trong suốt ba năm qua thông qua một số chỉ tiêu. Song song đó, nghiên cứu còn chỉ ra đƣợc những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng hiện nay tại Ngân hàng này và cho cái nhìn tổng quát về thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)