Đối tƣợng khách hàng vay tại Saigonbank
Khách hàng vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận
Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
Tiền vay đƣợc phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo đúng mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận.
Điều kiện cho vay
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án, phƣơng án đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống kèm phƣơng án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNN Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.
Mức cho vay
Dựa vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng để có thể đƣa ra quyết định mức vay cụ thể nhƣ sau:
Tổng dƣ nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.
Tổng dƣ nợ cho vay và bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.
Tổng dƣ nợ cho vay tối đa đối với một nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.
Tổng dƣ nợ cho vay tối đa và bảo lãnh tối đa đối với một nhóm khách hàng không quá 60% vốn tự có của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng
Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng quy định trên cơ sở khung lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Trƣờng hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Trả nợ gốc và lãi
Các kì hạn trả nợ (gốc và lãi) của khoản vay, gồm cả thời gian ân hạn và số tiền gốc trả nợ cho mỗi kỳ hạn đƣợc thỏa thuận giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng và căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng..
Hình 2.2. Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng
1
• Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
2 • Kiểm tra hồ sơ vay vốn cũng nhƣ mục đích vay vốn
3
• Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phƣơng án vay vốn
4 • Kiểm tra, xác minh thông tin
5 • Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
6 • Dự kiến lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản vay đƣợc phê duyệt
7 • Phân tích, thẩm định phƣơng án vay vốn
8
• Kiểm tra tính pháp lý của tài sản, vị trí, khả năng thanh khoản, trị giá theo thị trƣờng, …
9 • Lập tờ trình thẩm định cho vay
10 • Xác định phƣơng thức cho vay
11 • Phê duyệt khoản vay
12 • Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, bảo đảm tiền vay
13 • Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
14 • Giao, nhận giấy tờ tài sản bảo đảm tiền vay
15 • Giải ngân tiền vay
16 • Kiểm tra, giám sát khoản vay
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Khi khách hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, nhân viên tín dụng phỏng vấn sơ bộ khách hàng vê mục đích vay, số tiền vay, thời hạn vay cũng nhƣ kế hoạch trả nợ và tài sản đảm bảo. Sau khi phỏng vấn, nhân viên tín dụng sẽ hƣớng dẫn cho khách hàng về điều kiện vay, thủ tục vay vốn cũng nhƣ hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn cũng như mục đích vay vốn
Các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn cũng nhƣ bảo đảm tiền vay của khách hàng sẽ đƣợc nhân viên tín dụng kiểm tra một cách kĩ càng. Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp hay không.
Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
Đối với khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng phải đi thực tế tại gia đình hoặc nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin nhƣ: gia đình của khách hàng vay vốn, mục đích vay vốn của khách, …
Đối với phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ, nhân viên tín dụng sẽ phải: đi thực tế để tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trƣờng đối với sản phẩm; tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên liệu đầu vào, …
Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng đƣợc thực hiện qua các nguồn: hồ sơ vay vốn trƣớc đây của khách hàng, CIC, các đối tác và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm, các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay, các Ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn hoặc trƣớc đó vay vốn.
Bước 5: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Bƣớc này sẽ tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tƣ cách, năng lực, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, tình hình qua hệ với các tổ chức tín dụng.
Bước 6: Dự kiến lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
Cán bộ cho vay tiến hành tính toán lãi, phí có thể thu đƣợc nếu nhƣ khoản vay đƣợc phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn đề nghị vay của khách hàng.
Bước 7: Phân tích, thẩm định phương án vay vốn
vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu đƣợc nợ gốc đúng hạn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro; làm cơ sở để xác định số tiền vay, thời gian vay cũng nhƣ dự kiến tiến độ giải ngân và mức thu nợ hợp lý.
Bước 8: Kiểm tra tính pháp lý của tài sản, vị trí, khả năng thanh khoản, trị giá theo thị trường, …
Sau khi kiểm tra, xác minh và thu thập thông tin đầy đủ và cần thiết về khách hàng. Nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm cố của khách hàng. Nếu khách hàng vay là doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích thêm phƣơng án sản xuất kinh doanhh của khách hàng, từ đó, xác định phƣơng thức cho vay và khoản vay tƣơng ứng.
Bước 9: Lập tờ trình thẩm định cho vay
Tờ trình thẩm định cho vay ghi cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phƣơng án đầu tƣ xin vay vốn của khách hàng cũng nhƣ các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.
Bước 10: Xác định phương thức cho vay
Tùy theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa Saigonbank với khách hàng mà quyết định phƣơng thức cho vay.
Bước 11: Phê duyệt khoản vay
Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay, tài sản bảo đảm của khách hàng, nhân viên tín dụng lập tờ trình thẩm định nêu kiến nghị, đề xuất của mình về khoản vay và trình lãnh đạo phòng kinh doanh kèm với hồ sơ vay của khách hàng.
Sau khi đƣợc lãnh đạo ghi ý kiến vào tờ trình thẩm định, nhân viên tín dụng sẽ trình lên Giám đốc để đƣợc xem xét và phê duyệt.
Sau khi đƣợc Giám đốc xem xét và phê duyệt, tùy từng trƣờng hợp, nhân viên tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng vay ký kết hợp đồng tín dụng nếu khoản vay đƣợc duyệt. Nếu khoản vay không đƣợc duyệt, nhân viên sẽ gửi thông báo từ chối đến khách hàng và giải thích rõ lý do từ chối khoản vay cho khách hàng.
Nhân viên tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng trong đó hợp đồng tín dụng đƣợc lập thành ba bản, hợp đồng thế chấp đƣợc lập thành năm bản, đơn đăng kí giao dịch bảo đảm đƣợc lập thành hai bản trình lãnh đạo ký tên, đóng dấu.
Bước 13: Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
Sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đơn đăng ký giao dich bảo đảm đã đƣợc cấp thẩm quyền ký, nhân viên tín dụng cùng khách hàng tiến hành công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bước 14: Giao, nhận giấy tờ tài sản bảo đảm tiền vay
Khi thực hiện xong thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, nhân viên tín dụng tiếp nhận ngay đầy đủ bản chính, đảm bảo khớp đúng với danh mục giấy tờ đƣợc ghi trong hợp đồng thế chấp và làm biên nhận. Biên nhận phải đƣợc đóng dấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng và lập thành hai bản (một cho khách hàng, một lƣu hồ sơ tín dụng).
Nhân viên tín dụng sao toàn bộ hồ sơ vay, thế chấp để lƣu và thực hiện thủ tục nhập ngoại bảng tài sản thế chấp, sau đó cho tất cả các giấy tờ nhƣ: pháp lý tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp, phiếu thẩm định vào bao thƣ giao cho phòng kho quỹ giữ toàn bộ tài sản đảm bảo của khách hàng.
Bước 15: Giải ngân tiền vay
Hồ sơ giải ngân bao gồm:
- Giấy đề nghị giải ngân (1 bản)
- Giấy nhận nợ khách hàng đã ký (2 bản) - Ủy nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt (2 bản) - Tờ trình giải ngân (1 bản)
- Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải ngân cho khách hàng ký, nhân viên tín dụng lập tờ trình giải ngân và trình Giám đốc duyệt giải ngân. Sau đó nhân viên tín dụng sẽ nhập thông tin vào chƣơng trình điện toán của Ngân hàng, luân chuyển chứng từ và in phiếu giải ngân.
Nhân viên tín dụng theo dõi và kiểm tra định kỳ hay đột xuất tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả lãi vay và nợ gốc đúng hạn. Bên cạnh đó nhân viên tín dụng phải thƣờng xuyên theo dõi và xử lý kịp thời những phát sinh sau giải ngân nhƣ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh lãi suất theo định kỳ, ....
Bước 17: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, nhân viên tín dụng và nhân viên kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra số tiền đã trả của khách hàng gồm nợ gốc và lãi phí thì tất toán khoản vay cho khách hàng, thanh lý hợp đồng tín dụng, làm thủ tục xuất ngoại bảng để phòng Ngân quỹ giải chấp tài sản cầm cố, bảo lãnh cho khách hàng. Nhân viên tín dụng lập “thông báo giải chấp” và “đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp” trình Trƣởng phòng kinh doanh và Giám đốc. Sau đó hoàn trả cho khách hàng các giấy tờ sở hữu, sử dụng liên quan đến tài sản mà Ngân hàng đã nhận khi thế chấp và có làm biên nhận, kèm theo thông báo giải chấp và đơn yêu cầu xóa đăng ký đã đƣợc ban lãnh đạo phê duyệt để khách hàng gửi Phòng công chứng và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.