Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 73 - 79)

Kiến nghị với ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và cập nhật quy trình tín dụng

Dù rằng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng hiện nay đã xây dựng và ban hành “Quy trình cho vay” đến các đơn vị nội bộ để hƣớng dẫn các cán bộ nhân viên làm theo, tạo một sự thống nhất chung cho toàn hệ thống. Song, từ lúc ban

môi trƣờng kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế thì lại không ngừng thay đổi liên tục.

Ngân hàng cần thƣờng xuyên rà soát lại xem các văn bản, quy định liệu có gì bất cập với yêu cầu hoạt động của Ngân hàng và điều kiện kinh tế hiện nay hay không, đã phù hợp với các văn bản luật mới ban hành hiện nay chƣa, ... để từ đó ban hành các văn bản mới để thay thế cho các văn bản cũ không còn phù hợp, các mẫu biểu rƣờm rà, phức tạp đƣợc thay thế bằng các mẫu biểu ngắn gọn, xúc tích hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Ngân hàng cũng nhƣ khách hàng.

Thứ hai, tiếp tục đào tạo cán bộ nhân viên song song với việc nâng cao chính sách tuyển dụng

Đội ngũ cán bộ nhân viên đóng vai trò rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó mà trong khâu tuyển chọn nhân viên, Ngân hàng cần thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm túc. Cần ban hành các chính sách ngoài việc tuyển dụng những ngƣời có trình độ chuyên môn, thì Ngân hàng cần tuyển chọn những ngƣời có những đặc điểm nhƣ: ngƣời có đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần ham học hỏi, không ngại khó khăn trong việc đổi mới, tƣ duy, ...

Không chỉ ở khâu tuyển chọn, mà ở khâu sắp xếp đội ngũ nhân sự cũng cần đƣợc xem xét kĩ lƣỡng, tuyển ngƣời vào đúng năng lực và vị trí phù hợp, đảm bảo việc khai thác đúng nguồn lực, phát huy đúng sở trƣờng của từng cán bộ nhân viên.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, trƣớc là để nhân viên mới học việc và dần quen với môi trƣờng văn hóa của Ngân hàng, sau là để cập nhật kiến thức mới cho các cán bộ đã có kinh nghiệm làm lâu năm để ngày càng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng.

Chính sách khen thƣởng, đãi ngộ nhân viên cũng là một điều quan trọng. Mức lƣơng của nhân viên hiện nay đƣợc tính theo từng vị trí chức vụ đảm nhận và thời gian làm tại Ngân hàng là chủ yếu. Ngân hàng cần cần có thêm những chính sách đãi ngộ khác để có thể khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, tăng cƣờng năng suất lao động.

Thứ ba, xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ hỗ trợ cho cán bộ cho vay hết sức hiệu quả, giúp Ngân hàng phòng ngừa rủi ro rất nhiều. Mặc dù Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng sử dụng CIC là trung tâm thông tin tín dụng phổ biến hiện nay để đánh giá, chấm điểm xếp hạng cho khách hàng vay. Tuy nhiên, CIC là nơi tập trung dữ liệu lịch sử chung của khách hàng, căn cứ vào đó để đánh giá chung về khách hàng. Trong khi đó, xếp hạng tín dụng nội bộ thì lại cụ thể hơn, đƣợc xây dựng theo tiêu chí của từng Ngân hàng. Sử dụng CIC để đối chiếu với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để có cái nhìn đúng nhất về tình hình tài chính của khách hàng đi vay.

Hầu hết, các ngân hàng hiện nay ở Việt Nam đều có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đƣa ra mức thang điểm đánh giá từng khách hàng sao cho phù hợp với Ngân hàng của mình. Việc chỉ căn cứ vào CIC để đánh giá nhƣ hiện nay mà Ngân hàng Saigonbank đang thực hiện thực sự vẫn chƣa đủ cơ sở vững chắc phù hợp với tình hình chung của Ngân hàng. Thêm vào đó, việc chấm điểm khách hàng dựa trên việctrực tiếp thẩm định các thông tin liên quan về khách hàng nhƣ vậy sẽ không thống nhất trong hệ thống vì mỗi cán bộ sẽ có cách nhìn, đánh giá khác nhau về đối tƣợng đi vay. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là điều cần thiết, không chỉ giúp cán bộ tín dụng tiết kiệm thời gian, tạo sự đồng nhất trong hệ thống mà còn nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở thực tiễn vừa tìm hiểu, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.

Cụ thể, bài nghiên cứu xem xét dựa trên định hƣớng hoạt động tín dụng năm tới để đề ra một số giải pháp thiết thực nhƣ đa dạng hóa danh mục cho vay, quản lý chặt nợ xấu và nợ khó đòi, nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng, trích lập quỹ dự phòng rủi ro,... song song đó, cũng xem xét Ngân hàng này đã áp dụng biện pháp này chƣa và những hạn chế còn tồn tại cho những giải pháp mà Ngân hàng đã áp dụng. Từ đó, đƣa ra một số kiến nghị cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng với hy vọng Ngân hàng có thể xem xét, ngày càng nâng cao hơn nữa khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của mình. Qua đó, Ngân hàng có thể đạt đƣợc đúng định hƣớng của mình trong năm tới và phát triển vững mạnh hơn, tạo niềm tin cho khách hàng hơn.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay trong Ngân hàng là một trong những hoạt động quan trọng, mang lại nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng. Song, hoạt động này luôn chứ nhiều rủi ro, vì vậy mà quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng là một việc cần thiết và quan trọng.

Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đƣợc các mục tiêu:

Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro trong cho vay và quản trị rủi ro trong cho vay.

Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, qua đó xem xét những nguyên nhân còn tồn tại dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng.

Dựa trên thực trạng hiện nay, đề xuất một số biện pháp mà Ngân hàng có thể áp dụng để nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Qua bài nghiên cứu này, tác giả mong rằng có thể đóng góp đƣợc một số ý kiến cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng để Ngân hàng có thể quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tốt hơn, cải thiện tình trạng hiện tại và ngày càng phát triển tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, truy cập tại

<http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?item

id=25814>

2. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, truy cập tại

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.asp

x?itemid=18421>

3. Thông tư 39/2016/TT-NHNN, truy cập tại <https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-39-2016-TT-NHNN-hoat-dong-cho-vay-

cua-to-chuc-tin-dung-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-338877.aspx>

4. Thông tư 02/2013/TT-NHNN, truy cập tại

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.asp

x?itemid=28340>

5. Saigonbank 2016, Báo cáo thường niên 2015, truy cập tại

<http://static2.vietstock.vn/data/OTC/2015/BCTN/VN/SGB_Baocaothuongnien_2015.pdf >

6. Saigonbank 2017, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại

<http://static2.vietstock.vn/data/OTC/2016/BCTN/VN/SGB_Baocaothuongni

en_2016.pdf >

7. Saigonbank 2018, Báo cáo thường niên 2017,truy cập tại

<http://finance.vietstock.vn/SGB/tai-tai-lieu.htm >

8. Saigonbank 2016,Báo cáo tài chính hợp nhất Saigonbank 2015, truy cập tại

<http://static2.vietstock.vn/data/OTC/2015/BCTC/VN/NAM/SGB_Baocaotai

chinh_2015_Hopnhat.pdf>

9. Saigonbank 2017,Báo cáo tài chính hợp nhất Saigonbank 2016, truy cập tại

<http://static2.vietstock.vn/data/OTC/2016/BCTC/VN/NAM/SGB_Baocaotai

chinh_2016_Kiemtoan_Hopnhat.pdf>

10. Saigonbank 2018, Báo cáo tài chính hợp nhất Saigonbank 2017, truy cập tại

<http://static2.vietstock.vn/data/OTC/2017/BCTC/VN/NAM/SGB_Baocaotai

11. Saigonbank ,”Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương”

12.Đinh Thị Mỹ Hạnh (2014 , ”Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi

nhánh Hoàn Kiếm” khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Thăng Long

13.Đinh Ngọc Khánh (2013 , “Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng”, khóa luận tốt nghiệp,

Trƣờng Đại học Thăng Long

14.Nguyễn Hoàng Phƣơng (2017 , “Quản lý rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Bình”,

Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM

15.Phạm Thái Hà 2017, Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các

ngân hàng thương mại, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi- mo/nghien-cuu-chi-tieu-danh-gia-rui-ro-tin-dung-cua-cac-ngan-hang-thuong- mai-122116.html>

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)