Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 29 - 33)

Từ năm 2009 đến 2012, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng thương mại, Vietinbank – CN1 đã nỗ lực không

ngừng vượt qua khó khăn để đạt được thành tích là chi nhánh xuất sắc 4 năm liền trong hệ thống Vietinbank. Tất cả các chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ cho vay, thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank – CN1 đều có sự tăng trưởng qua các năm. Thời điểm 31/12/2012, huy động vốn tăng 153%, dư nợ cho vay tăng 241%, thu phí dịch vụ tăng 269%, lợi nhuận tăng 200% so với thời điểm 31/12/2009.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – CN1 giai đoạn năm 2009 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu đánh giá Đến 31/12/2009 Đến 31/12/2010 Đến 31/12/2011 Đến 31/12/2012 1 Nguồn vốn huy động 3.710 3.746 5.537 5.713

2 Dư nợ cho vay 2.199 2.946 4.432 5.307

3 Tỉ lệ cho vay không có

bảo đảm bằng tài sản (%) 18 25 33,9 43,8 4 Nợ nhóm 2 và nợ xấu Trong đó nợ xấu 10.016 1.540 6.599 6.534 71.196 3.492 6.353 4.826 5 Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro

nguồn Vietinbank 5,9 0,2 0,5 4,5

6 Thu dịch vụ ngân hàng 12,3 25,2 35,3 33,1

7 Lợi nhuận 87,8 111,3 172,4 175,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2012 của Vietinbank – CN1 [9]

2.1.2.2. Tình hình hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là mảng hoạt động đem lại lợi nhuận lớn cho các chi nhánh của các ngân hàng thương mại. Do đó, với mục tiêu tăng trưởng bền vững, Vietinbank – CN1quyết tâm phát triển tín dụng vững chắc, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Trong những năm qua, Vietinbank – CN1 không ngừng mở rộng thị phần, tìm nguồn khách hàng mới cho ngân hàng và được thể hiện rõ nét qua doanh số cho vay của chi nhánh.

Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay tại Vietinbank – CN1 giai đoạn năm 2009 – 06/2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 06/2013 Tổng dư nợ 2.199 2.947 4.432 5.307 5.087 Dư nợ ngắn hạn 1.039 1.725 3.041 3.871 3.615 Tỷ trọng nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ (%) 47 59 68 73 71

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2012 và báo cáo cho vay 30/06/2013 của Vietinbank – CN1 [8,9]

Năm 2009 là năm Nhà nước có gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Vietinbank – CN1 chủ động tận dụng cơ hội này để phát triển tín dụng đối với khách hàng mới, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp có uy tín, đến tháng 10/2009 dư nợ đạt 2.400 tỷ đồng. Nhưng sau đó khi thị trường biến động, ngân hàng Nhà Nước chỉ đạo kiềm chế tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh phải thương lượng khách hàng trả nợ trước hạn, dãn tiến độ giải ngân, đến 31/12/2009, dư nợ đạt 2.199 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn là 1.039 tỷ đồng.

Đến năm 2010, lãi suất bắt đầu tăng lại, đầu năm mức phổ biến 14%/- 17%/năm, cuối năm 2010 cuộc đua lãi suất bùng nổ trước áp lực của lạm phát, lãi suất cho vay tăng đột biến từ 17%-20%/năm. Những biến động của thị trường tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng năm 2010 của Vietinbank – CN1. Tuy nhiên dư nợ cho vay năm 2010 tăng 34% so với năm 2009, cao hơn mức bình quân của nền kinh tế là 27%. Đặc biệt dư nợ ngắn hạn tăng trưởng đến 66%, chiếm 59% tổng dư nợ cho vay, góp phần đáng kể cải thiện cơ cấu dư nợ. Dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh chủ yếu là dư nợ đầu tư kinh doanh bất động sản. Nhận định được rủi ro khi phát triển dư nợ cho vay bất động sản và xu hướng tập trung phát triển dư nợ sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, Chi nhánh đã giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn, tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn để giảm áp lực sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của những năm trước đó.

Năm 2011 kinh tế gặp khó khăn, Ngân hàng Nhà Nước chỉ đạo quyết liệt cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà Nước chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu tín dụng lĩnh vực phi sản xuất để đảm bảo tỷ trọng này không vượt quá 16% tổng dư nợ thời điểm 31/12/2011. Mức độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 của Vietinbank – CN1 tăng 50% so với năm 2010, cao hơn mức tăng bình quân của nền kinh tế là 20%. Đặc biệt dư nợ ngắn hạn tăng trưởng đến 76%, chiếm 68,6%/ tổng dư nợ cho vay, cơ cấu dư nợ đang chuyển dịch dần sang chủ yếu cho vay ngắn hạn.

Năm 2012 cũng là năm nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng âm trong 5 tháng đầu năm. Lãi suất biến động và luôn trong xu hướng vượt trần. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng bị suy giảm. Ngân hàng Nhà Nước yêu cầu các tổ chức tín dụng phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 thấp hơn 2011 8,9%. Trong 9 tháng đầu năm 2012 lãi suất phổ biến 17%-21%/năm, cuối năm 2012 lãi suất giảm xuống 13%-16%/năm. Mặc dù những biến động lớn của nền kinh tế và của thị trường tài chính tiền tệ nhưng Vietinbank – CN1 vẫn tích cực tìm kiếm khai thác tốt khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn làm dư nợ ngắn hạn tăng trưởng 27% so với năm 2011, chiếm 73% tổng dư nợ cho vay năm 2012.

Đến tháng 06/2013 tình kinh kinh tế vẫn gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 4,5%. Các ngân hàng thương mại hàng đầu cũng rơi vào trạng thái tăng trưởng âm như Vietcombank. Vietinbank chỉ tăng trưởng 0,37% so với đầu năm 2013. Các ngân hàng thương mại rơi vào cuộc đua giảm lãi suất với hàng loạt các chương trình ưu đãi lãi suất nhằm thu hút khách hàng doanh nghiệp giải ngân nhưng hầu như tốc độ tăng trưởng vẫn còn rất chậm. Vietinbank – CN1 mặc dù đã phát triển khá nhiều khách hàng doanh nghiệp mới vay ngắn hạn nhưng phần dư nợ mới tăng lên không đủ để bù đắp phần dư nợ giảm do các doanh nghiệp hiện tại đang cố gắng trả nợ để giảm chi phí trong tình hình kinh doanh khó khăn. Dư nợ của Chi nhánh đến 30/06/2013 giảm 4% so với thời điểm 31/12/2013. Chi nhánh đang cố gắng phát triển dư nợ ngắn hạn mới để nhằm đạt mục tiêu kế

hoạch đã đề ra.

Giai đoạn năm 2010 – tháng 06/2013, khi mà thị trường bất động sản gặp khó khăn, nguồn vốn huy động không dồi dào như những năm trước đó, hàng loạt ngân hàng đứng trước nguy cơ mất thanh khoản…Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng không khuyến khích cho vay Bất động sản và các khoản vay có thời hạn dài. Vì vậy, cơ cấu cho vay dịch chuyển từ cho vay trung dài hạn sang cho vay với thời hạn ngắn. Tuy nhiên, chính vì sự dịch chuyển cơ cấu dư nợ theo thời gian như đã nêu ở trên đã khiến cho chi nhánh gặp phải khó khăn rất lớn trong vấn đề duy trì dư nợ và nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)