Đánh giá tài chính doanh nghiệp là cơ sở đánh giá năng lực sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 39 - 51)

kinh doanh

Để đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh, Chi nhánh tập trung làm rõ các vấn đề tài chính sau:

Nhận diện cơ cấu và sự biến động tài sản, nguồn vốn

- Đối với biến động tài sản: Sự biến động của quy mô hoạt động, tổng tài sản, từng loại tài sản và sự hợp lý của cơ cấu tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn khi doanh nghiệp quyết định đầu tư thêm tài sản cố định, tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản sẽ tăng lên, phản ánh mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên nếu tăng lớn so với

quy mô hiện tại (thông qua vay vốn) sẽ tạo gánh nặng tài chính, đồng thời là nguyên nhân làm giảm khả năng thanh toán và vốn luân chuyển. Nếu sự thay đổi này không phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp có thể sẽ dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ vay cho ngân hàng.

- Đối với biến động nguồn vốn: thể hiện khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp, hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.

- Chỉ tiêu cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính cho thấy khả năng tự chủ tài chính và cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm hệ số tự tài trợ, hệ số đòn bẩy tài chính.

Nghiên cứu trƣờng hợp của OPC

Bảng 2.7: Sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn của OPC

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 % tăng giảm so với năm 2012 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. TÀI SẢN NGẮN HẠN, trong đó 264.26 51,6 13,3 233.195 47,9

Tiền và các khoản tương đương tiền 22.643 4,4 -12,3 25.829 5,3

Các khoản phải thu ngắn hạn 69.632 13,6 34,4 51.825 10,6

Hàng tồn kho 169.025 33,0 9,7 154.141 31,6

2. TÀI SẢN DÀI HẠN, trong đó 247.864 48,4 -2,4 253.929 52,1

Tài sản cố định 207.485 40,5 -3,3 214.478 44,0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 512.125 100,0 5,1 487.125 100,0 3. NỢ PHẢI TRẢ 141.571 27,6 -4,8 148.754 30,5 3.1. Nợ ngắn hạn, trong đó 128.838 25,2 3,7 124.264 25,5 Vay và nợ ngắn hạn 60.838 11,9 30,3 46.683 9,6 Phải trả người bán 26.486 5,2 24,0 21.359 4,4 3.2. Nợ dài hạn 12.733 24.49 5,0 4. VỐN CHỦ SỞ HỮU 370.554 72,4 9,5 338.371 69,5

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 128.569 25,1 0,0 128.569 26,4

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 46.809 9,1 220,0 14.626 3,0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 512.125 100,0 5,1 487.125 100,0

-

nhuận sau thuế chưa phân phối so với năm 2012. Cơ cấu vốn cho thấy OPC đang dần gia tăng sử dụng đòn bẩy tài ch

các nhu cầu sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ cho ngân hàng cao.

Bảng 2.8: Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính của OPC Các chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng 2013 2012 2011

Hệ số tự tài trợ Lần 0,72 0,69 0,67

Hệ số đòn bầy tài chính Lần 1,38 1,44 1,49

Nguồn: Hồ sơ thẩm định tín dụng của OPC năm 2013 [10]

- tự tài trợ OPC ở mức cao, điều này thể hiện sự tự chủ về tài chính rất cao. Bên cạnh đó, OPC

thuộc vào

Nhƣ vậy, cơ cấu và biến động tài sản, nguồn vốn, cơ cấu vốn của OPC là hợp lý, khả năng tự chủ tài chính cao. Nếu OPC đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng, Chi nhánh sẽ quyết định tài trợ vốn vay cho OPC.

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xác định nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận cao chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh tốt, khả năng trả nợ ngân hàng cao.

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lỗ hoặc có chiều hướng suy giảm lợi nhuận nghiêm trọng, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân lỗ, thận trọng trong quyết định cho vay vì có thể doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp, hệ số lãi ròng, tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

Nghiên cứu trƣờng hợp của BHS

Năm 2013, hầu hết các doanh nghiệp ngành đường gặp khó khăn khi giá đường giảm do cung vượt cầu, cạnh tranh gay gắt của đường nhập lậu nên lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng.

Bảng 2.9: Kết quả hoạt động của BHS

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Tốc độ tăng giảm năm 2011/2012 (%) 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2012 Quý II/2013

Doanh thu thuần 3.057.157 2.567.911 19,1 1.232.385 1.384.482 481.214 Giá vốn hàng bán 2.781.199 2.300.711 20,9 1.125.899 1.291.606 435.491 Lợi nhuận gộp 275.958 267.200 3,3 106.486 92.876 45.723 Doanh thu tài chính 56.580 36.263 56,0

Chi phí tài chính 50.473 80.355 -37,2 Chi phí bán hàng 72.410 32.744 121,1 Chi phí quản lý 47.196 39.520 19,4

Lợi nhuận trước thuế 213.360 233.896 -8,8 68.728 63.690 21.483 Chi phí lãi vay 50.778 72.190 -29,7 61.902 15.263 41.603

Thuế thu nhập

doanh nghiệp 46.672 12.784 265,1 1.706 6.869 -5.030

Lợi nhuận sau thuế 115.909 148.922 -22,2 5.120 41.558 -15.090

- So với năm 2011, doanh thu thuần năm 2012 tăng 19.1% trong khi giá vốn hàng bán tăng đến 20.9% dẫn đến lợi nhuận gộp chỉ tăng nhẹ ở mức 3.3%. Chi phí bán hàng và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng làm lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, ngành đường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy lợi nhuận gộp tăng 14.7% nhưng không thể bù đắp được sự gia tăng mạnh của chi phí lãi vay làm giảm lợi nhuận đáng kể (87.7%). Lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 chỉ có 5,1 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm ngoái là 41,6 tỷ đồng. Điều đáng chú ý ở đây chính là con số lỗ 15,1 tỷ đồng của quý II năm 2013. Nguyên nhân chính là chi phí lãi vay tăng vọt. Chi phí lãi vay quá cao do BHS tăng vay nợ để tài trợ hàng tồn kho. Vấn đề sẽ được giải quyết nếu BHS tìm được đầu ra cho lượng hàng đang bị ứ đọng trong kho đồng thời giảm nợ vay. Như vậy, kết quả kinh doanh lỗ trong quý II/2013 và sụt giảm lợi nhuận nghiêm trọng 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của BHS kém dần.

Bảng 2.10: Chỉ số sinh lời của BHS

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tỷ suất lợi nhuận gộp 12,41 10,51 9,20 8,64

Tỷ suất lợi nhuận ròng 7,28 5,74 3,92 0,5

ROE 31,53 28,17 21,26 1

ROA 15,36 12,82 7,03 0,2

Nguồn: Hồ sơ thẩm định tín dụng của BHS năm 2013 [12]

- Nhìn chung, các chỉ số sinh lời của BHS có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – Quý II/2013 mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng đều đặn. Nguyên nhân là giá đường giảm và nhu cầu tiêu thụ cũng giảm, nếu BHS duy trì giá bán thì doanh số giảm, tồn kho lớn, lãi ngân hàng phải trả nhiều. Nếu BHS giảm giá để tăng sản lượng tiêu thụ thì biên lợi nhuận giảm.

Nhƣ vậy, qua nội dung phân tích trên, ngân hàng nhận thấy sự sụt giảm trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của BHS. Nếu BHS vẫn tiếp tục kinh

doanh lỗ trong thời gian tới sẽ dẫn đến rủi ro trong việc thu hồi nợ của cho Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh chỉ xem xét cho vay khi BHS có phương án kinh doanh khắc phục tình trạng lỗ trong thời gian tới.

Đánh giá chất lƣợng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp

- Đánh giá khoản phải thu: Phát hiện khoản phải thu khó đòi, các khoản chi phí không rõ nguồn đang hạch toán vào phải thu, khoản phải thu hạch toán không đúng tính chất dài hạn/ngắn hạn, những khoản doanh nghiệp trích lập thừa.

- Đánh giá hàng tồn kho: Phát hiện hàng tồn kho ứ đọng, chậm luân chuyển kém mất phẩm chất, giá gốc cao hơn giá có thể bán. So sánh số đã trích dự phòng với số phải trích theo quy định hiện hành.

...

Đánh giá chất lượng các khoản mục trên rất quan trọng để ngân hàng nhận định thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tốt không, hàng tồn kho có luân chuyển không hay bị ứ đọng lâu không bán được, các khoản phải thu có khả năng thu hồi cao không hay bán hàng không thu được tiền dẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng, các khoản đầu tư có hiệu quả không hay đã bị giảm giá. Các khoản mục trên nếu luân chuyển không tốt hoặc bị giảm giá thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng. Doanh nghiệp không trích lập dự phòng để tăng chi phí chứng tỏ doanh nghiệp đang giấu lỗ hoặc trích lập dự phòng thừa để giấu lãi. Đây là những biểu hiện không tốt gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nhận định về tài chính doanh nghiệp, có thể sai lầm khi quyết định cho vay.

Nghiên cứu trƣờng hợp của công ty Đông Tây

Công ty Đông Tây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại thép, cung cấp thép cho các công trình xây dựng và bước đầu hoạt động thi công xây lắp. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh ngành thép đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do thị trường thép phụ thuộc nhiều vào thị trường bất động sản, cạnh tranh với thép được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bảng 2.11: Hàng tồn kho của công ty Đông Tây

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục 2011 2012 II/ 2013

Hàng tồn kho, trong đó 115.426 31.758 61.323

- Tồn kho thép 4.286 3.307 2.985

- Chi phí xây dựng dở dang 111.140 26.882 58.338

Nguồn: Hồ sơ thẩm định tín dụng của công ty Đông Tây năm 2013 [14]

Đối với kinh doanh thương mại thép, công ty Đông Tây mua hàng của đối tác đầu vào và giao ngay cho đối tác đầu ra nên công ty thường không để tồn kho thép lớn. Chủ yếu tồn kho của công ty là chi phí xây dựng dở dang do công ty thực hiện thi công xây lắp cho một số công trình xây dựng. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho năm 2012 (63 ngày) thấp hơn năm 2011 (96 ngày). Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 5 vòng nhanh hơn năm 2011 là 2 vòng đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động bán hàng của công ty. Khả năng bán hàng của công ty khá tốt trong thời gian thị trường thép đang tiêu thụ khó khăn. Tuy nhiên không phải tiêu thụ hàng hoá tốt là khả năng kinh doanh của công ty tốt. Phân tích phải thu khách hàng để làm rõ hơn việc bán hàng có thu được tiền hay công ty không có khả năng thu hồi vốn, gây rủi ro trong việc hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng.

- Phải thu khách hàng của công ty Đông Tây:

Bảng 2.12: Phải thu khách hàng của công ty Đông Tây

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục 2011 2012 2013

Phải thu khách hàng 34.740 138.966 143.258

Khoản phải thu khó đòi 3.640 12.255

Dự phòng khoản phải thu khó đòi 462 462

Nguồn: Hồ sơ thẩm định tín dụng của công ty Đông Tây năm 2013 [11]

Các khoản phải thu: Năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011. Quý 2 năm 2013 tiếp tục tăng so với năm 2012. Thời gian luân chuyển các khoản

phải thu năm 2011 là 41 ngày, năm 2012 cao hơn năm 2011 là 28 ngày. Công ty tăng bán chịu cho khách hàng, ngoài ra công ty chưa quản lý tốt các khoản phải thu dẫn đến Công ty có giá trị các khoản phải thu khó đòi tương đối nhiều và các khoản phải thu khó đòi trong năm 2012 là 3.640 triệu đồng. Quý 2 năm 2013 là 12.255 triệu đồng (trong đó khoản phải thu quá hạn trên 1 năm là 3.605 triệu đồng, quá hạn trên 3 tháng là 8.650 triệu đồng). Việc phải thu khó đòi tăng và kéo dài doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, mất thêm rất nhiều chi phí lãi vay. Bên cạnh đó còn gây ra rủi ro cho doanh nghiệp như nếu bạn hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến không trả nợ được cho ngân hàng.

Ngoài ra, công ty không trích lập dự phòng đầy đủ để giấu đi khoản lỗ. Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo Thông tư 228/2009/TT- BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính “ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán: trích 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm; 50% nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm; 70% nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm; 100% nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên”.

Như vậy đến 30/06/2012, dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập là 4.397 triệu đồng. Công ty trích lập thiếu 3.935 triệu đồng trong khi lợi nhuận sau thuế đến 30/06/2013 là 4.676 triệu đồng. Chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kém hiệu quả.

Nhƣ vậy, công ty Đông Tây có khả năng tiêu thụ hàng hoá khá tốt nhưng do công nợ thu hồi chậm, quá hạn trong thời gian dài nếu không thu hồi được sẽ dẫn đến rủi ro cho Chi nhánh không thu hồi được nợ vay đúng hạn. Đây là tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp ngành thép do ảnh hưởng của thị trường bất động sản, các chủ đầu tư không thanh toán đúng hạn cho các đối tác cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. Chi nhánh cần thận trọng khi quyết định cho vay đối với công ty Đông Tây. Chi nhánh chỉ nên cho vay khi doanh nghiệp có biện pháp thu hồi công nợ tốt hơn.

Đánh giá khả năng thanh toán

- Phân tích vốn lưu chuyển: Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn.

- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, khả năng hoàn trả lãi vay (dựa trên lợi nhuận), khả năng thanh toán lãi vay (dựa trên lưu chuyển tiền tệ).

Nghiên cứu trƣờng hợp của Sovigaz

Sovigaz hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất, mua bán que hàn điện, mua bán các loại khí công nghiệp, khí y tế, đất đèn. Hiện nay công ty đang gặp khó khăn khi

xuất Đất đèn để xử lý khói bụi ảnh hưởng đến môi trường, nhu cầu khí công nghiệp của các khách hàng công nghiệp giảm, nên các dây chuyền sản xuất khí công nghiệp của công ty chỉ hoạt động bằng 60% công suất.

Bảng 2.13: Vốn lƣu chuyển của Sovigaz

Đơn vị tính: Triệu đồng

KHOẢN MỤC 30/06/2013 31/12/2012 31/12/2011

Tài sản ngắn hạn 74.885 79.213 89.438

Nợ ngắn hạn 115.639 126.712 150.710

Vốn luân chuyển -40.754 -47.499 -61.272

Nguồn: Hồ sơ thẩm định tín dụng của công ty Sovigaz năm 2013 [13]

- Phân tích vốn lưu chuyển: qua các năm điều âm nhưng năm sau có xu hướng cải thiện hơn năm trước. Nguyên nhân do công ty sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn dẫn đến công ty thiếu hụt nguồn vốn ngắn hạn trả nợ ngắn hạn, điều này làm khả năng thanh toán của công ty giảm, mất cân đối tài chính.

Bảng 2.14: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Sovigaz Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Đơn vị 6 tháng 2013 2012 2011

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 0,65 0,63 0,59

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,38 0,35 0,41

Khả năng thanh toán lãi vay

(dựa trên lưu chuyển tiền tệ) Lần 0,00 0,46 1,05

Nguồn: Hồ sơ thẩm định tín dụng của công ty Sovigaz năm 2013 [13]

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty duy trì ở mức nhỏ hơn 1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chưa tốt, tài sản lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)