CÁC GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 71 - 78)

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, con người luôn đóng vai trò quan trọng. Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân tích, nhận định tài chính doanh nghiệp để ra quyết định cho vay, quản lý khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng. Do đó, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hơn chất lượng bộ máy nhân sự, đặc biệt là đội ngũ chuyên trách nghiệp vụ tín dụng.

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý khách hàng: thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp chuyên sâu, cập nhật các cơ chế, chính sách, pháp luật, phân tích hoạt động kinh tế, … kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ tại các chi nhánh lớn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm giúp cho cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm làm việc. Đối với những nhân viên cả mới và cũ đều cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, những rủi ro đã gặp phải trong quá trình quản lý khách hàng để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội khác, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả khi thẩm định, đánh giá tài chính doanh nghiệp để cho vay.

- Thường xuyên nhắc nhở về vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ. Yêu cầu cán bộ phải trung thực, khách quan trong thẩm định, quản lý khách hàng. Cụ thể như cán bộ phải đánh giá, truyền đạt, báo cáo thông tin một cách đầy đủ, khách quan chính xác về tất cả vấn đề liên quan đến nội dung thẩm định, đánh giá doanh nghiệp, nhất là tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi mục tiêu, quyền lợi riêng hay bị chi phối bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra các nhận xét đánh giá liên quan. Bên cạnh đó cán bộ phải có ý thức trách nhiệm cao, tập trung phát hiện những sai sót trong quá trình thẩm định tín dụng, các vi phạm/không tuân thủ các

điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng của khách hàng và những yếu tố có thể gây rủi ro cho việc thu hồi nợ của ngân hàng. Không tiến hành kiểm tra theo kiểu đối phó, luôn xác định việc kiểm tra giám sát là công việc cần thiết phải làm để bảo đảm an toàn khoản vay và hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng và cán bộ thực hiện việc kiểm tra. Ngoài ra, cán bộ cần cập nhật kịp thời vào hệ thống thông tin quản lý các thông tin kiểm tra giám sát, báo cáo kịp thời các thông tin bất lợi và các dấu hiệu rủi ro của khoản tín dụng với lãnh đạo phòng/ Ban giám đốc để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ yêu cầu của từng vị trí công tác được phân công trong hoạt động tín dụng mà người cán bộ tín dụng cần phải có những tiêu chuẩn riêng cho phù hợp: được đạo tạo chính quy từ các trường đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, có kiến thức tốt về tài chính doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng, có đủ sức tiếp cận với cơ chế thị trường đa dạng, am hiểu về chính sách pháp luật, có bản lĩnh phẩm chất chính trị tốt, trung thực gắn bó với nghề nghiệp. Đối với những cán bộ quản lý khách hàng được phân công quản lý ngành nghề nào cũng phải hiểu được những vấn đề cơ bản có liên quan đến nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của ngành nghề đó, từ đó mới có thể làm tốt công tác tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn của ngân hàng.

- Có chế độ khuyến khích thưởng phạt vật chất đối với cán bộ làm công tác tín dụng: cần thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau, tránh hiện tượng bình quân chủ nghĩa vì công tác tín dụng thực sự nặng nề, nhiều rủi ro. Một sự đãi ngộ như nhau ở những vị trí khác nhau với năng lực và cường độ làm việc khác nhau sẽ làm triệt tiêu mọi nỗ lực, cố gắng sáng tạo. Do vậy, cần nghiên cứu áp dụng chế độ lương, thưởng ưu đãi đối với những người làm tốt công tác tín dụng. Bên cạnh đó cũng cần phải sử phạt nghiêm minh những hành vi cố tình vi phạm

quy định hay hành vi lừa đảo, cương quyết xử lý thích đáng để làm gương và có tác dụng giáo dục, răn đe những người khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Sau khi đánh giá thực trạng đánh giá mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng trong từng giai đoạn vay vốn ngắn hạn tại Vietinbank – CN1 và nêu ra được các hạn chế và nguyên nhân khi đánh giá không chính xác về tài chính doanh nghiệp dẫn đến quyết định tín dụng sai lầm. Trong chương 3, Tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng khi nhận định không chính xác về tài chính doanh nghiệp đối với hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank – CN1 nói riêng.

Các giải pháp được đưa ra trong chương 3 bao gồm các giải pháp về chính sách phát triển tín dụng trong mối quan hệ với tài chính doanh nghiệp tại Vietinbank – CN1; các giải pháp xây dựng mô hình tổ chức cho vay chuyên môn hoá, chú trọng khâu thẩm định, đánh giá, quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất trong từng bước của quá trình cho vay để phục vụ hiệu quả cho hoạt động tín dụng ngân hàng và các giải pháp liên quan đến con người

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời gian gần đây nền kinh tế của nước ta có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế thế giới. Hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản dẫn đến rủi ro mất vốn của hệ thống ngân hàng là vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Việc thực hiện tốt công tác thẩm định, đánh giá tài chính doanh nghiệp để ra quyết định tín dụng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp ngân hàng dự đoán rủi ro, đưa ra biện pháp quản lý tàic chính để đảm bảo an toàn vốn vay cho hệ thống.

Hiểu rõ được phần nào tầm quan trọng của nó, và trên cơ sở những điều đã được học và thực tế làm việc tại ngân hàng Vietinbank – CN1, Tác giả đã nghiên cứu về Tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng tại Vietinbank – CN1 và đã đưa ra một số giải pháp. Với những giải pháp mà Tác giả đề xuất trong đề tài có thể ứng dụng vào thực tế góp phần nâng cao mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank nói chung và Vietinbank – CN1 nói riêng nhằm giúp cho Vietinbank phát triển an toàn, bền vững trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Diệu Anh (2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông, TP.

HCM.

2. Bùi Hữu Phước (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Lao Động Xã Hội,

TP.HCM.

3. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, TP.HCM.

4. Ngô Kim Phượng (2007), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học

Ngân hàng TP.HCM, TP.HCM.

5. Công ty CP Dược Phẩm OPC, công ty CP Đường Biên Hoà, Tổng công ty Thép Việt Nam, công ty TNHH Ruby, công ty TNHH một thành viên Hơi Kỹ Nghệ Que Hàn, công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Đông Tây và Tổng Công ty Thép Việt Nam (2013), Báo cáo tài chính năm 2012, TP.HCM.

6. Công ty CP Dược Phẩm OPC, công ty CP Đường Biên Hoà, Tổng công ty Thép Việt Nam, công ty TNHH Ruby, công ty TNHH một thành viên Hơi Kỹ Nghệ Que Hàn và công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Đông Tây (2013), Báo

cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2013, TP.HCM.

7. Công ty CP Dược Phẩm OPC (2013), Kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án vay vốn năm 2013, TP.HCM.

8. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (06/2013),

Báo cáo cho vay 06/2013, TP.HCM.

9. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, TP.HCM.

10.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (2013), Hồ sơ

thẩm định tín dụng của công ty CP Dược Phẩm OPC, TP.HCM.

11.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (2013), Hồ sơ

thẩm định tín dụng của công ty CP Đầu tư Xây Dựng và Thương mại Đông Tây,

12. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (2013), Hồ sơ thẩm định tín dụng của công ty CP Đường Biên Hoà, TP.HCM.

13. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (2013), Hồ sơ thẩm định tín dụng của công ty TNHH một thành viên Hơi Kỹ Nghệ Que Hàn,

TP.HCM.

14.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (2013), Hồ sơ

thẩm định tín dụng của công ty TNHH Ruby, TP.HCM.

15.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM (2013), Hồ sơ

thẩm định tín dụng của Tổng công ty Thép Việt Nam, TP.HCM.

16.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2008), Quy định chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, Hà Nội.

17.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2012), Quyết định 2156/QĐ-HĐQT-

NHCT35 về việc Cấp và quản lý giới hạn tín dụng ngày 29/12/2012, Hà Nội.

18.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2013), Quyết định 2186/QĐ-HĐQT-

NHCT35 ngày 24/06/2013 về việc Ban hành hướng dẫn kiểm tra giám sát tín dụng

đối với khách hàng, Hà Nội.

19.Ngân hàng Nhà Nước (2012), Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 về

phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, Hà Nội.

20.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2011), Tài liệu hướng dẫn phân tích

tài chính doanh nghiệp, Hà Nội

21.Ngân hàng Nhà Nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

22.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội

WEBSITE

23.www.cafef.vn

25.www.taichinh.vnexpress.net 26.www.vietinbank.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)