Chi nhánh cần thu thập đầy đủ hồ sơ tài chính như báo cáo tài chính trong vòng 3 năm gần nhất và thời điểm quý gần nhất với thời điểm thẩm định (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính), các bảng cân đối số phát sinh tài khoản, tiền, các khoản phải thu, phải trả, tồn kho, đầu tư tài chính, báo cáo chi tiết các khoản phải thu khác, phải trả khác. Ngoài ra, đề nghị doanh nghiệp cung cấp biên bản họp hội đồng thành viên / hội đồng quản trị thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm tiếp theo, các giải trình lãi / lỗ, biến động sản xuất kinh doanh gửi Uỷ ban chứng khoán nhà nước đối với các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn, các tài liệu tổng kết hoạt động kinh doanh của các năm trước, tài liệu mô tả quy trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm tra tính trung thực, rõ ràng, khớp đúng số liệu của tài liệu tài chính mà doanh nghiệp cung cấp: như số dư trên báo cáo tài chính với số dư trên bảng kê chi tiết tài khoản phải giống nhau, số liệu trên báo cáo tài chính đầu này và cuối kỳ trước phải khớp nhau,… Đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán lấy thông tin tài chính được công bố đại chúng trên internet để so sánh với tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp.
Quan tâm kiểm tra kết quả kiểm toán, lưu ý các ý kiến loại trừ của kiểm toán. Sàng lọc các nội dung mang tính chất nội bộ trước khi gửi cho doanh nghiệp để tránh trường hợp doanh nghiệp nắm bắt được tiêu chí thẩm định của Chi nhánh cố tình “bóp méo” các chi tiết tài chính theo chiều hướng có lợi cho mình.
3.2.2. Thẩm định thẩm định trực tiếp khách hàng vay vốn trƣớc khi thẩm định trên hồ sơ
Không chỉ đánh giá tài chính doanh nghiệp trên tài liệu tài chính của doanh nghiệp cung cấp, thẩm định trực tiếp doanh nghiệp để khai thác các thông tin về tài chính là cần thiết nhằm hỗ trợ xác thực thông tin cho quá trình thẩm định trên hồ sơ. Đề xuất xây dựng bộ câu hỏi để khai thác thông tin thực tế của khách hàng như sau:
- Thông tin tình hình kinh doanh, tài chính (ước tính):
Các sản phẩm dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang bán trên thị trường? Thị trường đầu ra, khách hàng chính của doanh nghiệp hiện nay? Đối thủ cạnh tranh trực tiếp? Các chính sách để giữ thị trường, khách hàng chính? Thị trường đầu vào, nhà cung cấp chính? Kế hoạch dự phòng khi các nhà cung cấp ngừng cung cấp nguyên liệu? Thông tin sơ bộ về doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó đặt câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm quy mô, hiệu quả kinh doanh, giải pháp về hoạt động kinh doanh và kế hoạch bổ sung vốn trong thời gian tới.
- Nhu cầu tín dụng:
Những thông tin cơ bản về kế hoạch, phương án kinh doanh? Các nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp để thực hiện phương án kinh doanh? Mong muốn của doanh nghiệp về số tiền, hạn mức cấp tín dụng?
Ngoài ra, cần xác định đúng người để đặt câu hỏi cho phù hợp (lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trưởng,…); xác định đối tượng khách hàng để lựa chọn câu hỏi phù hợp; sử dụng các kỹ năng đặt câu hỏi, quan sát và lắng nghe, làm cho người được hỏi dễ chịu nhằm khai thác được nhiều thông tin nhất.
3.2.3. Một số nội dung đánh giá tài chính doanh nghiệp cần đƣợc thẩm định đầy đủ
Trong quá trình thẩm định tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, cần thẩm định thêm một số nội dung như sau:
- Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn đầu tư khá lớn vào lĩnh vực kinh doanh khác có mức độ rủi ro cao hơn như kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính ngắn/ dài hạn (chứng khoán, góp vốn vào đầu tư ngoài ngành, ngoài lĩnh vực), thậm chí mức độ đầu tư còn lớn hơn cả vốn chủ sở hữu. Do đó trong quá trình thẩm định tài chính, cần tập trung phân tích kỹ vấn đề này để đánh giá khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải do các khoản đầu tư này (đánh giá danh mục dự án đầu tư, số tiền đã đầu tư, tiến độ thực hiện, khả năng tiêu thụ, khả năng chuyển nhượng để thu hồi vốn, ….) để cân nhắc quyết định tín dụng.
- Đối với cho vay ngắn hạn mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho, khoản phải thu của doanh nghiệp dựa trên bảng cân đối số phát sinh tài khoản tồn kho, phải thu. Ngoài việc nêu diễn biến về số liệu, cần nhận định thực chất tình hình công nợ của doanh nghiệp.
- Cần chú trọng đánh giá, nêu bật các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp /phương án, tình hình tài chính, khả năng kinh doanh; tính đặc thù của khách hàng, ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh làm cơ sở xem xét mức độ cấp tín dụng.
- Khi phân tích chỉ số tài chính, cán bộ cần xem xét thẩm định một số điểm sau đây:
Phân tích chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp phải được so sánh với số liệu trung bình ngành hay doanh nghiệp tương tự khác trong ngành. Các chỉ tiêu tài chính dựa trên bảng cân đối kế toán mang tính thời điểm hơn là phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cả năm tài chính.
Việc đánh giá một chỉ tiêu là tốt hay xấu cần gắn với môi trường/ngành kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, tính chất mùa vụ kinh doanh...Một số chỉ tiêu mang lại kết quả đánh
giá mâu thuẫn nhau như hệ số tự tài trợ, hệ số đòn bẩy tài chính với chỉ tiêu ROE (Hệ số tự tài trợ cao khá an toàn cho vốn vay nhưng lại dẫn đến ROE thấp do không tận dụng được ưu thế của đòn bẩy tài chính).
- Trong quá trình thẩm định tài chính, cán bộ nên so sánh các số liệu của các khoản mục trong báo cáo tài chính doanh nghiệp:
Tiền vay ngắn hạn nhận được cao hơn nhiều so với tổng chi phí (Tiền vay nhận được: lấy doanh số vay ngắn hạn hoặc doanh số vay tại Vietinbank nếu vay 1 ngân hàng Vietinbank. Tổng chi phí lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Doanh thu nhỏ hơn so với các giá trị bán hàng trong kỳ của các hợp đồng bán hàng xuất trình tại ngân hàng hoặc lưu tại doanh nghiệp.
Tăng hàng tồn kho không phù hợp với tăng trưởng doanh số bán hàng. Điều này có thể do doanh nghiệp trình báo khống hàng tồn kho, làm giảm giá vốn hàng bán (do hàng tồn kho cuối năm = hàng tồn kho đầu năm + Mua ròng – Giá vốn hàng bán) nhằm tăng lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng.
Dòng tiền từ hoạt động sản suất kinh doanh không phù hợp với lợi nhuận báo cáo. Nếu doanh nghiệp thông báo lợi nhuận dương và/hoặc tăng mà dòng tiền hoạt động lại âm và/hoặc giảm, thì có thể cho thấy sự bất bình thường của lợi nhuận kế toán. Cán bộ có thể sử dụng chỉ số dòng tiền hoạt động chia lợi nhuận ròng nhận biết dấu hiệu này. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần cao, nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lại rất thấp, chứng tỏ chất lượng doanh thu của doanh nghiệp không cao (do không tạo tiền cho hoạt động kinh doanh mà chỉ là lợi nhuận trên sổ sách).
Tăng trưởng doanh thu không phù hợp với tình hình kinh tế, của doanh nghiệp cùng nhóm ngành và không phù hợp với tăng trưởng
của khoản phải thu: cần chú ý kỹ hơn tới chất lượng của những khoản doanh thu này. Đặc biệt chú ý khi các khoản phải thu tăng nhanh hơn so với doanh thu, hay số ngày trung bình phải thu khách hàng ngày càng tăng
3.3. CẬP NHẬT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRƢỚC KHI GIẢI NGÂN TRƢỚC KHI GIẢI NGÂN
Khi giải ngân thông thường cán bộ chỉ xem xét hồ sơ giải ngân mà không kiểm tra lại tình hình tài chính doanh nghiệp trước khi giải ngân. Do đó, Chi nhánh cần quy định rõ việc đánh giá sơ bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi giải ngân.
- Mỗi lần giải ngân Chi nhánh xem xét lại khách hàng xem có thuộc ngành khuyến khích tăng trưởng để có ứng xử phù hợp.
- Trước khi giải ngân cần lưu ý đến tính chất “mùa vụ” của mặt hàng giải ngân để giải ngân vốn vay phù hợp với nhu cầu vốn thực tế của doanh nghiệp, không để phát sinh chi phí lưu kho, bảo quản hàng hoá, lãi suất tiền vay,… ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của phương án/ kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Cập nhật báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp, đánh giá lại tình hình tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra lại xem doanh nghiệp có còn đáp ứng đủ điều kiện tài chính để vay vốn theo điều kiện phê duyệt đã được quy định tại hợp đồng tín dụng. Sau khi kiểm tra lại các điều kiện tài chính theo báo cáo tài chính cập nhật gần nhất: Trường hợp doanh nghiệp vẫn đáp ứng được điều kiện tài chính để vay vốn thì tiếp tục xem xét hồ sơ và các vấn đề khác để tiến hành giải ngân. Trường hợp doanh nghiệp không còn đáp ứng được điều kiện tài chính để vay vốn, dừng giải ngân và tiến hành đánh giá lại tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khắc phục giúp đỡ doanh nghiệp nếu tình hình tài chính xấu đi.
- Đặc biệt đối với doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, căn cứ vào kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay và tài chính lần liền kề trước đó, chú trọng tính toán chênh lệch giữa tổng dư nợ vay ngắn hạn ở tất cả các ngân hàng thương mại và phải thu khách hàng, trả trước người bán, hàng tồn kho. Trường hợp phải thu khách hàng + trả trước người bán + hàng tồn kho lớn hơn tổng dư nợ vay ngắn hạn ở tất cả các ngân hàng thương mại tức là tiền vay ngắn hạn của doanh nghiệp được sử dụng để tài trợ sản xuất kinh doanh ngắn hạn; Chi nhánh tiếp tục giải ngân cho khách hàng nếu mục đích sử dụng vốn vay lần liền kế trước đó là đúng. Trường hợp phải thu khách hàng + trả trước người bán + hàng tồn kho nhỏ hơn tổng dư nợ vay ngắn hạn ở tất cả các ngân hàng thương mại tức là tiền vay ngắn hạn của doanh nghiệp có thể được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn; cơ cấu tài chính của doanh nghiệp bị mất cân đối, Chi nhánh ngừng giải ngân và đánh giá lại tổng thể tình hình tài chính doanh nghiệp.
3.4. TĂNG CƢỜNG KIỂM TRA SAU CHO VAY GẮN LIỀN VỚI ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Việc kiểm tra, giám sát sau cho vay phải được thực hiện thường xuyên, liên tục cho đến khi khách hàng hoàn thành hết nghĩa vụ với Chi nhánh nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro.
- Tần suất kiểm tra sau cho vay: Đối với cho vay ngắn hạn, theo phương thức hạn mức, tùy từng khách hàng, từng trường hợp cụ thể, có thể xem xét kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ nhưng tối thiểu 1 tháng/ lần hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Riêng đối với giải ngân tiền mặt, cần kiểm tra sử dụng vốn chậm nhất 7 ngày sau ngày giải ngân. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản.
- Nội dung kiểm tra sử dụng vốn vay: Bao gồm rất nhiều vấn đề, riêng đối với tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của đơn vị cần làm rõ nội dung: doanh thu, lợi nhuận đến thời điểm kiểm tra; tình hình sản xuất kinh doanh thông qua kiểm tra các khoản phải thu, các khoản tồn kho, các
khoản phải trả, nợ vay ngắn hạn ở các tổ chức tín dụng… Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến thời điểm kiểm tra là hoạt động bình thường, có dấu hiệu suy giảm, cầm chừng, có dấu hiệu suy giảm, dừng sản xuất (thông qua công suất giảm, doanh thu giảm, phải thu, hàng tồn kho tăng đột biến,…) hoặc có khả năng tăng trưởng
- Kiểm tra định kỳ tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là việc làm rất cần thiết nhưng ít được quan tâm thực hiện. Chi nhánh cần kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần toàn bộ tình hình doanh nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá tài chính doanh nghiệp. Cảnh báo rủi ro có thể xảy ra giúp ban giám đốc có những chính sách, định hướng hoặc quyết định xử lý trong quan hệ đối với khách hàng nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp diễn biến theo chiều hướng xấu.
- Đặc biệt đối với nhóm khách hàng liên quan (như quan hệ về sở hữu, quan hệ về quản trị điều hành), cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sử dụng vốn vay nghiêm túc, đầy đủ tránh hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích, chuyển tiền vốn lòng vòng giữa các thành viên trong nhóm khi gặp khó khăn về tài chính.
- Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ dòng tiền của doanh nghiệp. Hợp đồng kinh tế ký với đối tác phải có điều khoản chuyển tiền thanh toán về tài khoản của doanh nghiệp tại Chi nhánh. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện Chi nhánh chủ động rút giảm dư nợ xuống tương ứng.
- Cảnh báo cán bộ nghiêm cấm lấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn để trả nợ trước hạn cho khoản vay trung dài hạn làm mất cân đối về tài chính của doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp vừa vay vốn ngắn hạn vừa vay vốn trung dài hạn).
- Các dấu hiệu cảnh báo về tài chính:
Kéo dài thời hạn thanh toán các khoản phải trả, chậm thanh toán các khoản nợ (nợ ngân hàng, nợ bạn hàng, nợ cán bộ công nhân viên, nợ ngân sách nhà nước,…);
Liên tục yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức cho vay, nhu cầu vay vốn gia tăng bất thường cao hơn tốc độ phát triển kinh doanh;
Các ngân hàng có dấu hiệu thu hồi nợ trước hạn; Tiếp tục vay vốn ngắn hạn khi đã hết mùa vụ;
Vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho các chi phí đầu tư dài hạn;
Hệ số thanh toán nhanh rất thấp/ hoặc xấu đi, khan hiếm tiền mặt; Kỳ thu tiền bình quân tăng; tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi/ tổng các khoản phải thu tăng;
Hàng tồn kho lớn, cơ cấu không phù hợp; chu kỳ hàng tồn kho tăng (hoặc vòng quay hàng tồn kho giảm; tỷ lệ các khoản tồn kho, kém chất lượng/ tổng hàng tồn kho tăng;
Nguồn vốn chủ sở hữu giảm; Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng;
Chi phí trả trước (ngắn hạn, dài hạn) tăng đột biến; Chi phí quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí;
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận giảm hoặc biến động bất thường;
Tốc độ tăng chi phí cao hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu. Thua lỗ triền miên kéo dài hơn 2 năm liên tiếp;
Các cổ đông lớn, thành viên công ty rút vốn chủ sở hữu do nhận thấy tình trạng khó khăn của doanh nghiệp;
Các cổ đông lớn, thành viên vay lại tiền của công ty với giá trị lớn; Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc doanh thu thuần thấp hoặc âm ngày càng lớn liên tục trong các năm gần đây mà không được lý giải hợp lý;
Báo cáo tài chính không trung thực, có khuyến cáo của cơ quan kiểm toán nhưng không được thực hiện hoặc không được làm rõ; Xuất hiện các giao dịch chuyển tiền lớn;