Xác định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trên cơ sở xem xét tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 34 - 37)

hình tài chính doanh nghiệp

Đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp, Vietinbank – CN1 rất chú trọng trong việc xác định nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng, hạn chế tối đa trường hợp cho vay cao hơn nhu cầu của doanh nghiệp dẫn đến thừa vốn, doanh nghiệp sử dụng tuỳ tiện gây rủi ro trong việc hoàn trả vốn vay ngân hàng.

Tài chính doanh nghiệp luôn là cơ sở để Chi nhánh xác định nhu cầu vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Một số quy tắc được áp dụng:

- Trường hợp thời điểm cấp tín dụng là 6 tháng đầu năm: căn cứ số liệu, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm trước liền kề, số liệu cập nhật đến thời điểm gần nhất và kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đề nghị cấp tín dụng.

- Trường hợp thời điểm cấp tín dụng là 6 tháng cuối năm: căn cứ số liệu, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm trước liền kề, tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo (có thể là kế hoạch dự kiến).

- Khi xác định nhu cầu vay vốn, Chi nhánh thẩm định tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, nhu cầu vốn vay và tính khả thi của các nguồn vốn, hiệu quả tài chính, nguồn và khả năng trả nợ.

- Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân: Trên cơ sở phương án kinh doanh của khách hàng, xác định các khoản chi bằng tiền bằng cách tập hợp các chi phí (trừ khấu hao). Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân bằng cách lấy các chi phí bằng tiền mặt chia (:) vòng quay vốn lưu động, từ đó xác định nhu cầu hạn mức vay vốn = nhu cầu vốn lưu động - vốn chủ sở hữu tham - vốn huy động khác tham gia vào phương án.

Nghiên cứu trƣờng hợp của OPC: OPC là doanh nghiệp dược phẩm lớn tại Việt Nam. OPC là doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến dược liệu, sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuốc đông dược về hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch, vintamin khoáng chất, thần kinh, kháng sinh, kháng viêm, kháng ký sinh trùng…. Một số sản phẩm truyền thống và chủ lực của OPC là Cao sao vàng, Kim tiền thảo, Cao đại bàng, …. Các sản phẩm của OPC là các sản phẩm mang chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao trong 15 năm liền từ năm 1998 đến năm 2012.

- Cơ sở số liệu: Thời điểm xem xét cấp tín dụng là tháng 09/2013, do đó Chi nhánh sử dụng báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng/ 2013. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2013 để xác định nhu cầu vốn lưu động cho OPC.

Bảng 2.4: Kế hoạch tài chính năm 2013 của OPC Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện năm 2012 Kế hoạch năm 2013 So sánh Kế hoạch năm 2013/ Kết quả thực hiện năm 2012 Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%)

Doanh thu 454.423 481.000 26.577 5.85 Tổng chi phí 384.182 403.100 18.918 4.92 Giá vốn hàng bán 216.295 227.222 10,927 5.05 Chi phí bán hàng 107.174 125.060 17,886 16.69 Chi phí quản lý 44.567 39.605 -4,962 -11.13 Chi phí tài chính 16.029 11.000 -5,029 -31,37 Chi phí khác 117 213 96 82.05 24.769

Lợi nhuận sau thuế 55.381 58.425 3,044 5.50

Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án vay vốn năm 2013 của OPC [7]

- Đánh giá tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013:

ản xuấ được xây dựng tăng

trưởng thận trọng, cao hơn năm 2012 là 5,85. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của OPC bằng 55,9% so với thực hiện năm 2012 và 52,8% kế hoạch đề ra năm 2013, bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế ,58% kế hoạch lợi nhuận năm 2013. Như vậy, kế hoạch sản xuất kinh doanh của OPC là rất khả thi.

- Xác định nhu cầu vốn lưu động của OPC tại Chi nhánh: Tổng nhu cầu vốn lưu động OPC cần năm 2013 là 183.666 triệu đồng, OPC yêu cầu Chi nhánh cấp hạn mức tín dụng là 50 tỷ đồng, phần còn lại 133.666 triệu đồng OPC trang trải bằng một phần vốn tự có và vốn vay khác.

Vốn lưu động ròng năm 2012 là 108.931 triệu đồng, 30/06/2013 là 135.422 triệu đồng. Hiện tại OPC đang được ngân hàng HSBC cho vay 50.000 triệu đồng, ngân hàng China Trust cho vay 30.000 triệu đồng, tổng cộng 80.000 triệu đồng. Như vậy OPC có thể chủ động sắp xếp nguồn vốn để tham gia vào phương án năm 2013 mà không cần vay thêm vốn tại Chi nhánh.

Nếu OPC đáp ứng các điều kiện vay vốn của Vietinbank, Chi nhánh có thể cấp hạn mức tín dụng 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc Chi nhánh cấp thêm tín dụng cho OPC trong khi doanh nghiệp này đã có đủ nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh năm 2013 có thể dẫn đến tình trạng cấp thừa vốn. Do đó, khi được Chi nhánh cấp tín dụng thì OPC lựa chọn và bỏ bớt việc sử dụng vốn tại ngân hàng HSBC và China Chust.

Bảng 2.5: Nhu cầu vốn lƣu động năm 2013 của OPC

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2012 2013

Doanh thu thuần (1) (1) 453.843 481.000

Bình quân tài sản ngắn hạn (2) (2) 233.195 248.598

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh cần

thiết (trừ lãi vay và khấu hao) (3) (3) 349.639 367.331

Vòng quay vốn lưu động dự kiến (4) (1)/(2) # 1,94 # 1,93

Nhu cầu vốn lưu động, trong đó (3)/(4) 179.652 183.666

Vốn vay Chi nhánh 1 50.000

Nguồn: Hồ sơ thẩm định tín dụng OPC năm 2013 của Vietinbank – CN1 [10]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)