Hoạt động ngân hàng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại đang ở mức báo động khi kinh tế khó khăn kéo dài.
Bảng 2.3: Nợ quá hạn tại Vietinbank – CN1 giai đoạn năm 2009 – 06/2013
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 06/2013 Tổng dư nợ 2.199 2.947 4.432 5.307 5.087 Nợ quá hạn (nhóm 2, nợ xấu) 10 6,6 70,9 6.3 45.5 Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 0,45 0,22 1,5 0,12 0,89
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2012 và báo cáo cho vay 30/06/2013 của Vietinbank – CN1 [8,9]
Nhìn chung năm 2009, 2010 tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank – CN1 rất thấp. Tuy nhiên đến năm 2011, thị trường tài chính ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu xấu. Cụ thể là các ngân hàng có các dấu hiệu mất thanh khoản, lãi suất huy động tăng cao, một số ngân hàng nhỏ có mức lãi suất huy động từ 15% - 19%/năm tạo nên một cuộc đua tranh khốc liệt trên thị trường huy động vốn. Điều này làm cho lãi suất cho vay tại các ngân hàng tăng một cách chóng mặt (lãi suất lên đến 21%/năm) dẫn đến kế
hoạch trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tăng nhanh. Chi nhánh cũng không nằm ngoài rủi ro này. Tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2011 tăng đột biến so với 2 năm trước đó, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, sang năm 2013, tình hình tiêu thụ hàng hoá khó khăn, doanh nghiệp không bán được hàng hoặc bán hàng không thu được nợ dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, chiếm 0,89% tổng dư nợ của Chi nhánh.
Trước tình hình nợ quá hạn tăng và dư nợ cho vay đang giảm, Vietinbank – CN1 cần thận trọng hơn trong việc tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt cần chú ý nâng cao việc đánh giá tài chính doanh nghiệp, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phát triển tín dụng hiện nay.