XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 61 - 63)

Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn. Chính phủ và ngân hàng Nhà Nước sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ, tuy nhiên khả năng phục hồi của nền kinh tế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tăng trưởng tín dụng và giải quyết nợ xấu là hai thách thức lớn của ngành ngân hàng hiện nay.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng cần phát triển tín dụng an toàn, hiệu quả. Tập trung phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vay ngắn hạn, có tình hình tài chính tốt. Mục tiêu của Vietinbank – CN1 là tập trung tiếp tục mở rộng thị phần, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vay vốn truyền thống, có uy tín, phát triển khách hàng mới có tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính mạnh. Tuy nhiên, Vietinbank – CN1 cần xây dựng chính sách phát triển tín dụng theo nhóm ngành một cách rõ ràng, cụ thể như sau:

- Nhóm ngành đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng: những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán có thông tin tài chính minh bạch hoặc doanh nghiệp là bạn hàng của các khách hàng đang vay vốn tại Chi nhánh để Chi nhánh thuận lợi trong việc tìm hiểu thông tin về năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cụ thể:

Ngành trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích như điện, than, dầu khí, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu,…, lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh;

- Nhóm ngành ngừng cấp tín dụng: các doanh nghiệp có tình hình tài chính kém và kinh doanh không có hiệu quả:

Nhu cầu: vận tải biển, đóng tàu, cảng biển, kinh doanh bất động sản, bệnh viện, trường học, gỗ, giấy, sắt, thép, xi măng, nhà máy thủy điện nhỏ, siêu nhỏ, vật liệu xây dựng (kính, gạch, bê tôn, đá, ốp lát), điều, cà phê,…

- Nhóm ngành hạn chế/thận trọng tín dụng: các doanh nghiệp có tình hình tài chính bất ổn, có nguy cơ tác động lớn của nền kinh tế dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trong sản xuất kinh doanh:

Lĩnh vực thi công xây dựng, cầu đường, nuôi trồng thủy sản (tôm, cá,…), chăn nuôi;

Nhu cầu tín dụng ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh đã được tài trợ vốn thuộc các ngành, lĩnh vực ngừng cấp tín dụng nêu trên; Vận tải đường bộ, vận tải hàng không, điều, mía đường, xuất khẩu thuỷ sản.

Tổng dư nợ của Vietinbank – CN1 đến thời điểm 30/06/2013 là 5.087 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 3.615 tỷ đồng. Chi nhánh hiện đang có ba khách hàng ngành thép chiếm tỷ trong dư nợ khá lớn khoảng 14% tổng dư nợ của Chi nhánh (trong 3 công ty thì có 1 công ty đang lỗ là Tổng công ty Thép Việt Nam). Định hướng của Chi nhánh là theo dõi sát tình hình tài chính của hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đồng thời có lộ trình rút giảm dư nợ đối với công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Ngoài ra, chi nhánh cũng đang cho vay khá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng dư nợ khá lớn khoảng 13% dư nợ của toàn chi nhánh. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp này có chiều hướng xấu đi so với các năm trước nhưng vẫn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn. Do đó, Chi nhánh cần chú trọng theo sát diễn biến tài chính của các doanh nghiệp này, theo dõi chặt chẽ nguồn tiền để đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Như vậy, nếu xây dựng chính sách phát triển tín dụng như trên thì Vietinbank – CN1 cần tập trung thay đổi chuyển dịch cơ cấu dư nợ sang nhóm ngành được ưu tiên khuyến khích và giảm dư

nợ ở nhóm ngành hạn chế hoặc dừng cấp tín dụng (thép, xây lắp) để chế rủi ro mất vốn trong tương lai.

Bên cạnh xây dựng chính sách phát triển tín dụng cụ thể theo ngành nghề, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính, quản lý tài chính của doanh nghiệp vay vốn, Vietinbank – CN1 cần chú trọng làm tốt các khâu của quy trình tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)