Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.2. Đặc điểm của thể loại truyện ngắn
1.1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Theo cuốn Đại từ điển Việt Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên: “Truyện là
tác phẩm văn học kể chuyện bằng hình tượng, bằng hư cấu nghệ thuật: sáng tác truyện, truyện cổ, truyện kí, truyện ngắn, truyện phim. Truyện thơ, truyện tiếu lâm… Tiểu truyện, tự truyện”. Còn Từ điển thuật ngữ văn học do các tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên thì định nghĩa: “Truyện là phương thức tái hiện đời sống bên cạch hai phương thức khác là trữ tình và
kịch”. Hồng phê thì nêu trong cuốn Từ điển tiếng Việt: “Truyện là tác phẩm
văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn”.
Tác phẩm văn học tự sự nào bao giờ cũng phản ánh hiện thực qua bức tranh đời sống trong không gian và thời gian qua các sự kiện lịch sử, biến cố và các hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống các nhân vật được khắc họa sinh động đầy đủ nhiều mặt.
Như vậy, qua các khái niệm trên về cơ bản ta nắm được khái niệm thể loại truyện - thể loại tự sự. Tuy nhiên nội hàm của khái niệm này rất rộng bởi nó bao gồm nhiều thê loại nhỏ hơn như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện cổ tích, truyện thơ… Nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến và tìm hiểu một thể loại, là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài đó là thể loại truyện ngắn.
Trong lĩnh vực lí luận văn học, hiện đang tồn tại rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về thuật ngữ truyện ngắn và sau đây là một số ý kiến về truyện ngắn.
Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, nội dung phản ánh của truyện ngắn chủ yếu là đời tư, thế sự hay sử thi nhưng nó độc đáo là ngắn. Truyện ngắn có thể kể về một cuộc đời, một đoạn lời, một sự kiện trong một chốc lát trong cuộc đời nhân vật. Nhưng cái chính của nó khơng phải là hệ thống các sự kiện mà là cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Trong truyện ngắn thường ít nhân vật và ít sự kiện phức tạp. Kết cấu thường là tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp truyện ngắn thường là trần thuật chấm phá.
Thứ nhất, theo ông Pauxtoixki (1982- 1968), ông xác định: “Thực chất truyện ngắn là gì? Tơi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết gọn, trong đó, cái khơng bình thường hiện lên như một cái bình thường và cái bình thường hiện lên như một cái gì đó khơng bình thường”.
Thứ hai, tiêu biểu với quan điểm của Nguyễn Kiên cho rằng: “Mỗi truyện ngắn là một trường hợp… Trong quan hệ giữa con người với đời sống có những khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ. Truyện ngắn phải nắm bắt được trường hợp hợp ấy”. Mỗi một quan niệm truyện ngắn được đưa ra là một trường hợp có nghĩa mà các nhà văn đã vận dụng toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm sống tại khoảnh khắc tiêu biểu, lóe sáng, đặc sắc nhất và từ đó vạch ra được bản chất quy luật của các đối tượng được phản ánh trong tác phẩm truyện ngắn.
Thứ ba, tiêu biểu và đặc sắc nhất không thể không nhắc đến Nguyễn Công Hoan, ông quan niệm: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc… Muốn truyện ngắn ấy là truyện ngắn, chỉ nên làm một trong ngần ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện… Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thơi...Vậy thì mỗi truyện chỉ cần một ý - một ý thôi”.
Thứ tư, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Truyện ngắn là một phận của tiểu thuyết nói chung. Vì thế, khơng nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khn khổ gị bó… Truyện ngắn vốn nhiều vẻ. Có truyện viết về cả một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thống qua”.
Đó là bốn quan niệm về truyện ngắn của các nhà văn được rút ra từ chính hoạt động sáng tác truyện ngắn và mang tính chất nghề nghiệp. Những quan niệm đó là nền tảng khoa học để các nhà nghiên cứu tập hợp lại và đưa ra những quan niệm, định nghĩa mang tính hàn lâm về truyện ngắn.
Đặc điểm thể loại truyện ngắn có tính chất bao trùm, riêng biệt, nổi bật nhất của thể loại truyện ngắn đã hàm chứa đầy đủ trong chính tên gọi của thể loại. Theo Nguyễn Khải thì: “Truyện ngắn phải ngắn gọn, cô đúc, kiệm lời, dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn lõi phải dầy, vỏ phải mỏng”. Còn theo Nguyễn Thanh Hùng thì cho rằng: “Đây là thể loại có nội khí một lời mà thiên
cổ, một gợi mà tram suy”. Truyện ngắn mặc dù có số lượng câu chữ ít nhưng xét về chất lượng hiệu quả thì truyện ngắn có quyền bình đẳng với tiểu thuyết, như Lỗ Tấn nói: “Qua một mảng lơng mà biết tồn con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Trong văn học giá trị của một tác phẩm bao giờ cũng là ở chất lượng và có lẽ là chỉ ở đó mà thơi. Đặc điểm này đã bao quát và chi phối của thể loại truyện ngắn: Nhân vật, cốt truyện, tình huống, ngơn ngữ.
Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống, biến cố hay các sự kiện xảy ra ở một giai đoạn lịch sử gắn liền với mốc thời gian nhất định nào đó của đời sống nhân vật, biển hiện mặt nào đó của đời sống xã hội. Ở truyện ngắn, cốt truyện của nó diễn ra ở một không gian, thời gian, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật bó hẹp và thời gian bị hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp. Truyện ngắn được viết liền một mạch, đọc một hơi khơng nghỉ và rất cơ đọng, súc tích nên đặc điểm của truyện ngắn có tính ngắn gọn. Muốn xây dựng được tư tưởng chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật và khắc họa nhân vật thì địi nhà văn phải đạt đến một trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dòn nén, biết tổ chức sắp xếp các sự kiện, các chuỗi sự kiện hợp lí để xây dựng nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển, hồn cảnh điển hình đó quy định tính cách, nội tâm của nhân vật. Do đó, trong khn khổ ngắn gọn bó hẹp, những truyện ngắn thành công thường thể hiện những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.
1.1.2.2. Nhân vật truyện ngắn
Trong văn học nhân học là sự hiểu biết, khám phá, sáng tạo về con người. Nhân vật đóng vai trị hết sức quan trọng, nó là trụ cột của sáng tác, nó là nơi duy nhất tập trung và quyết định sự thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của một sáng tác. Chính vì vậy, văn học khơng thể thiếu nhân vật bởi nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Trong các yếu tố của một chỉnh thể nghệ thuật, nhân vật giữ vai trị là nhân tố
chính, nơi ký thác cách nhìn đối với thế giới, với con người của nhà văn. Truyện ngắn thường ít nhân vật và nhân vật cũng thường ít được khắc họa như trong truyện dài và truyện vừa. Theo nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng: “Tôi cho rằng nhân vật trong truyện ngắn không thể phức tạp theo kiểu truyện dài nhưng có thể vẫn có nhiều khía cạnh khiến cho người đọc cảm thấy cả nhân vật lẫn tác giả của nó khơng giản đơn”. Có thể nói một nhà văn viết tiểu thuyết và một tác giả truyện ngắn có sự khác nhau rất cơ bản, nhà văn viết tiểu thuyết thì phải theo dõi tìm hiểu nhân vật của mình, cịn tác giả truyện ngắn sử dụng nhân vật của mình sao cho đắc địa. Trong truyện ngắn nhân vật không hiện ra đủ mọi vẻ vốn có, tính cách có sự thơ lậu tự nhiên. Đơi lúc nhân vật có những tính cách riêng khơng pha trộn và được nhấn mạnh đúng lúc, tính cách trở thành cá thể hơn mà lại gần gũi với mọi người.
1.1.2.3. Tình huống truyện ngắn
Tình huống trong truyện ngắn là một nghệ thuật từ bấy lâu đã được giới nghiên cứu và sáng tác đặc biệt quan tâm. Không chỉ tác giả mà rất nhiều người muốn tìm hiểu và nghiên cứu tình huống truyện. Theo tác giả Hêghen trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã định nghĩa: Tình huống là một trạng thái có chất riêng biệt. Phát huy sở trường tư duy bằng hình tượng, có người sáng tác đã coi tình huống là cái tình thế nảy sinh ra truyện, là lát cắt của đời sống mà qua đó có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc, là một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại. Cịn người nghiên cứu với sở trường trừu tượng hóa, đã khái qt tình huống truyện như hồn cảnh đặc biệt của cuộc sống.
Trong tác phẩm văn học tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng, tình huống truyện có vai trị hết sức quan trọng, tình huống thể hiện rõ nhất đặc điểm phong cách của thể loại truyện ngắn. Nó là một yếu tố quyết định sự sống còn của truyện ngắn và là hạt nhân cấu trúc của thể loại này. Mất tình huống tác phẩm truyện ngắn có thể trở thành tản văn, thành tùy bút, thành thơ văn xuôi,
thành ký nghĩa là thành gì gì khác chứ khơng cịn là truyện ngắn. Mất tình huống tức là mất tính cách truyện, rất nhiều nhà văn đã xác định vai trị to lớn của tình huống truyện trong tác phẩm. Theo nhà văn Nguyễn Kiên: Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được cái tình thế tự nó bộc lộ ra những nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội. Theo GS.Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó và tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh, nó sẽ làm nổi sắc các nhân vật, bộc lộ các số phận, các tính cách, các tâm trạng đồng thời làm nổi bật các vấn đề nhà văn muốn đặt ra và tư tưởng ông muốn phát biểu. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng phát biểu: Mỗi truyện ngắn cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy. Đồng quan điểm với nhà văn Nguyên Ngọc cũng Là Nguyễn Kiên: mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình huống truyện nảy sinh trong cuộc sống, nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ.
1.1.2.4. Cốt truyện truyện ngắn
Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một vài biến cố, một mặt tích cực hay tiêu cực của đời sống, các sự kiện tập trung vào một không gian, thời gian nhất định, nói như nhà văn Nguyễn Kiên: Truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống. Có rất nhiều nhà văn đã đề cao vai trò của cốt truyện ngắn, đại thi hào Gớt cho rằng: Một truyện ngắn hay phải có cốt truyện thật kỳ lạ, nghệ thuật truyện ngắn đồng nghĩa với nghệ thuật sang tạo cốt truyện. Trong các yếu tố của cốt truyện các nhà văn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của chi tiết, của đoạn mở đầu và của đoạn kết. Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm nghệ thuật văn xuôi tự sự, có khả năng biểu hiện tư tưởng và cảm xúc. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang nhiều ẩn ý. Nhiều khi truyện ngắn sống được là nhờ vào những chi tiết hay, chi tiết phát sáng, chi tiết đắt giá.
Nhiều nhà văn còn rất quan tâm đến phần đầu và phần cuối của truyện ngắn. Trong truyện ngắn hiện đại thì thường có một khoảng trống tự do ở cuối truyện và có kết thúc mở tạo ra làm cho câu truyện hấp dẫn sinh động, gay cấn tò mò, khiến bạn đọc muốn khám phá hơn nữa, giúp tạo ra âm hưởng cho toàn bộ tác phẩm kể cả khi tác phẩm đã lùi xa trong thời gian.
1.1.2.5. Ngôn từ nghệ thuật
Ngôn từ nghệ thuật là ngôn từ của các tác phẩm văn học, là kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngơn từ giàu tính hình tượng và ngơn từ nghệ thuật giàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh hiện thực đời sống, để thể hiện tư tưởng tình cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc. Ngôn ngữ văn học vừa đảm nhận chức năng bản chất nhất là công cụ của tư duy, vừa chuyển tải hình tượng nghệ thuật theo hướng chủ quan của người nghệ sĩ. Trong tác phẩm văn học hay truyện ngắn, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Truyện ngắn là một thể loại yêu cầu rất cao về việc tổ chức ngôn ngữ, trong thể loại này ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng, truyện dài có thể cẩu thả lỏng lẻo về ngôn ngữ nhưng trong truyện ngắn chỉ nửa trang lỏng lẻo là hỏng hết cả truyện. Mỗi tác phẩm truyện ngắn giống như bài thơ tứ tuyệt, mỗi câu, mỗi chữ đều có trọng lượng đáng kể. Bởi vậy khơng thể cẩu thả về ngôn ngữ. Ngơn ngữ trong truyện ngắn thường mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, trong sáng và dễ hiểu, nó luyện cho người viết biết tiết kiệm từ ngữ, biết cách viết cho cơ đọng, có hàm súc. Có một nhà văn người Liên Xô đã Vôrônin đã khái quát rất đúng: ngơn ngữ truyện ngắn, thứ ngơn ngữ cơ đọng, chính xác, trong sáng và vang lên theo cách của mình. Chính thứ ngơn ngữ này đã truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính cách, khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu. Ngôn ngữ truyện ngắn mang đặc điểm ngơn ngữ văn xi vì đặc trưng phản ánh cuộc sống theo phương thức tự sự, vừa gần gũi với ngơn ngữ thơ ca vì địi hỏi ngắn
gọn do yêu cầu của thể loại. Do đó khi viết truyện ngắn chúng ta cần chú ý: hết truyện là hết văn mà hết văn là kết thúc truyện, cái hay của truyện ngắn là phải gạn hết sạn sỏi của sự việc và vắt bớt nước của lời. Sự ngắn gọn, chính xác của lời văn nghệ thuật không phải là vấn đề hàng đầu mà quan trọng hơn là độ kết dính và khả năng liên kết chặt chẽ một cách khoa học giữa chúng. Đây cũng chính là ánh kim sa trong truyện ngắn và mạch cảm xúc thơng suốt tồn bộ tác phẩm truyện ngắn khiến cho bạn đọc chỉ muốn đọc mà không muốn bỏ truyện để đan xen một việc khác vào.
Các thể loại truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu tình huống hành động như: Truyện ngắn chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, truyện ngắn Vợ Nhặt - Kim Lân. Thể loại truyện ngắn tiêu biểu cho tình huống tâm trạng: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, truyện ngắn Làng của Kim Lân. Truyện ngắn tiêu biểu cho tình huống nhận thức: Truyện ngắn Đơi mắt, Chí Phèo - Nam Cao, truyện ngắn Vi hành - Nguyễn Ái Quốc.