Đối với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học sinh lớp 11 trong dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn (Trang 95 - 109)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Kết quả thực nghiệm

3.7.2. Đối với học sinh

Theo chúng tôi nhận thấy khi các em được học các tác phẩm truyện ngắn theo các biện pháp phát triển năng lực các em được học tập, sáng tạo, được tham gia các hoạt động trải nghiệm các em tỏ ra hào hứng vì theo ý kiến của nhiều em, những giờ học như vậy sẽ sinh động hơn “vừa được học, vừa được thể hiện năng khiếu vẽ, đóng kinh, sáng tác kịch bản” không hạn chế sự sáng tạo, cảm xúc của các em. Chính vì điều này khiến giờ học văn của các em không còn là những giờ giảng lý thuyết, những tư tưởng tình cảm trong tác phẩm khơng cịn là những giờ giáo dục lối sống áp đặt nhàm chán. Các em được thể hiện mình, được bộc lộ cảm xúc cá nhân, được hiểu và chia sẻ thật sự với những cảm xúc thật của mình.

Sau giờ thực nghiệm chúng tôi cung cấp cho các em một số tài liệu liên quan đến các tác phẩm truyện ngắn, một số khái niệm về năng lực đọc hiểu trong văn học để tham khảo và nhận thấy các em đã bắt đầu có nhiều hiểu biết, kỹ năng về việc học, tìm hiểu về tác phẩm truyện ngắn khơng chỉ dừng lại ở tá phẩm “Chí Phèo” trong SGK Ngữ văn 11 tập 2. Các em còn chủ động ngỏ ý

mở rộng kiến thức. Các em còn chủ động thành lập câu lạc bộ dành cho HS khối 11 yêu truyện ngắn. Mục đích của câu lạc bộ gồm tập hợp các em có tình u, đam mê về văn học dân tộc thiểu số ở đây các e sinh hoạt một tháng 1 lần với những chủ đề khác nhau nhằm nâng cao việc sưu tầm, phát triển quảng bá các tác phẩm truyện ngắn khác.

- Học sinh rất hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động dạy học và các hoạt động trải nghiệm.

- Trong giờ học các em học sinh được phát huy hết khả năng và những tiềm năng sáng tạo của mình khơng cịn ý thức dựa dẫm vào GV hay lại ỷ lại vào người khác

- Học sinh có thêm cách thức mới để phân tích và phát triển tri thức văn học một cách hiệu quả.

*) Một số nội dung được bổ sung sau khi thực nghiệm:

- Để quá trình thực nghiệm được hoàn tất và thực sự đưa việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu vào dạy học đạt hiệu quả với mức độ khả thi cao, sau khi đã phân tích những ưu điểm, tồn tại của thực tế áp dụng các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu vào đọc hiểu các tác phẩm truyện ngắn, chúng tôi bổ sung nội dung phương thức sau:

Thứ nhất, về việc xây dựng giáo án, giáo viên khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực HS trong dạy đọc hiểu các tác phẩm truyện ngắn cần có yêu cầu và hệ thống câu hỏi định hướng như: trước khi đọc câu hỏi em hãy chia sẻ những điều em biết về thể loại truyện ngắn? Đọc lướt qua tác phẩm và cho biết điều em dự đoán về nội dung của câu chuyện đúng hay sai? Nếu sai, hãy chỉ ra sự khác nhau giữa dự đoán của em và câu chuyện tác giả kể? Trong khi đọc Em có nhận xét như thế nào về giọng điệu của người kể chuyện trong truyện ngắn Chí Phèo? Qua truyện ngắn Chí Phèo em có thêm hiểu biết như thế nào về cuộc sống cũng như tình u và hơn nhân ngày xưa và nay?

Cùng với hệ thống câu hỏi định hướng cho văn bản GV cần xây dựng những định hướng để phát triển năng lực đọc hiểu theo ý hiểu của mình để có thể định hướng cho HS khi cần. Từ đó các em có thể tham khảo nhận biết ra cảm xúc của bản thân vì nhiều khi các em vễn e ngại không dám bày tỏ cảm xúc của mình vì mặc cảm, tự ti… Như vậy GV mới chủ động hơn trong quá trình dạy học của mình.

Thứ hai, Các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu nằm trong định hướng dạy học phát triển năng lực theo quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của BGDĐT vì vậy trong quá trình dạy học GV và HS cần kết hợp tốt nhất với việc phát triển các năng lực khác bên cạnh năng lực đọc hiểu để bài học trở nên phong phú và đạt hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

1. Đề tài đặt vấn đề phát triển năng lực cho học sinh lớp 11 trong dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 11, một mặt vận dụng

những đặc điểm của lí thuyết phương pháp để thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động đọc hiểu, trang bị cho HS kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn; mặt khác chú ý đến vai trò của HS trong q trình tiếp nhận văn học nhằm có biện pháp khơi gợi, gây hứng thú, phát huy năng lực của người học. Học sinh hình thành được những kĩ năng cần thiết, giải mã được văn bản tác phẩm văn chương. Ngoài việc HS phân tích,lí giải được những vấn đề đặt ra trong tác phẩm, HS có cơ hội kết nối kiến thức với thực tiễn đời sống, HS được thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, đưa ra quan điểm cá nhân từ đó khắc sâu kiến thức hơn. Mỗi tác phẩm văn chương trong nhà trường đều là đối tượng thẩm mĩ cho GV và HS khám phá. Mục đích cuối cùng của giờ học văn là GV giúp học HS đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ để từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để hình thành và phát triển hồn thiện nhân cách về tất cả mọi mặt cho bản thân.

Thông qua cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp và phương pháp phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 11 nói riêng và tồn bộ học sinh THPT nói chung nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hình thành nhân cách cho HS khi đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn. Những ý kiến đề xuất ở chương 2, chúng tơi đều căn cứ vào tình hình dạy học của GV và HS cũng như trình độ năng lực truyền thụ của GV và khả năng nhận thức của HS ở địa bàn nghiên cứu. Giáo án thể nghiệm chú trọng vào những biện pháp, các phương pháp dạy học tích cực hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực quan điểm dạy học mới hiện nay.

Dạy học đọc hiểu truyện ngắn trên cơ sở vận dụng lí thuyết phương pháp dạy học đọc hiểu đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết về mảng lí thuyết này để áp dụng hiệu quả trong q trình giảng dạy. Do đó, việc xác định

nội dung trọng tâm, lựa chon PPDH là rất quan trọng và cần thiết. Trong luận văn của mình, chúng tơi đã lựa chọn một số biện pháp, phương pháp theo đặc trưng của thể loại, trong đó có sự phối kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn, đồng thời giúp các em phát triển năng lực đặc biệt là năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn.

2. Hoạt động dạy học đọc hiểu nói chung, đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 11 nói riêng địi hỏi sự kết nối, tương tác giữa thầy và trò, giữa HS và HS, sự phối hợp các hoạt động dạy và hoạt động học cần nhuần nhuyễn, mềm mại, tạo khơng khí học tập thoải mái, sôi động. Để đạt được điều đó, GV cần linh hoạt trong vận dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cụ thể, cách thức định hướng cho HS, truyền tải kiến thức bằng những phương tiện công nghệ thông tin dạy học hiện đại. Muốn vận dụng có hiệu quả những phương pháp trên trong dạy học văn, cần phải có thời gian và tâm huyết. Bên cạnh đó, cũng phải linh hoạt đối với từng giờ học sao cho phù hợp với từng đối tượng HS, vì mỗi tác phẩm có nhiều cách khai thác, tiếp cận cũng như nhiều biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp. Những đề xuất của chúng tôi trong dạy học tác phẩm truyện ngắn theo góc độ mới, với nhũng biện pháp tiếp cận mới nhằm phục vụ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, những biện pháp ấy cũng còn những hạn chế nhất định mà người viết chưa nhận hết được. Song để tìm ra một hướng đi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm truyện ngắn thì đây là một trong những biện pháp dạy học có nhiều triển vọng và được ứng dụng nhiều vào thực tiễn dạy học văn.

GV tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động đọc hiểu truyện ngắn SGK

Ngữ văn 11 trên cơ sở vận dụng lí thuyết phưong pháp dạy học đọc hiểu truyện

ngắn đạt hiệu quả cao là tiền đề chuẩn bị vốn tri thức kĩ năng cho học sinh trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, đảm bảo được những yêu cầu về luận

điểm, luận cứ rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng có sức thuyết phục. Qua đó, HS biết vận dụng linh hoạt những thao tác nghị luận lập luận, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh,… Đáp ứng tất cả các yêu cầu của bài văn nghị luận.

Kết quả dạy thể nghiệm mới chỉ là bước đầu cho quá trình dạy học lâu dài. Để chất lượng giờ học thực sự tốt và có hiệu quả, cần phải có nhiều thời gian, cơng sức, tâm huyết và sự lao động sáng tạo không ngừng cố gắng của tất cả GV và những người nghiên cứu khoa học giáo dục.

Tóm lại, trong hoạt động dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn có rất nhiều phương pháp định hướng khác nhau, mỗi phương pháp, định hướng tồn tại những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề, người viết tin rằng việc vận dụng lí thuyết phương pháp dạy học đọc hiểu các tác phẩm truyện ngắn là một hướng đi đúng đắn, bám sát đặc trưng thể loại, đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền giáo dục theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0 về mọi mặt, căn bản, tồn diện, góp phần xây dựng một nền giáo dục nước nhà vững mạnh, phát triển hiện đại để xây dựng, bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc để quê hương đất nước ngày một giàu đẹp hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ln nêu cao tinh thần u nước,có trách nhiệm với tổ quốc và thể hiện ý chí tự lực, tự cường của của một dân tộc.

Bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học, trình độ năng lực cịn hạn chế, bản thân người viết đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực, để có thể hồn thành luận văn một cách tốt nhất xong vẫn khơng thể tránh được những sai sót. Người viết mong muốn chân thành nhận được sự đóng góp ý kiến của các q thầy cơ, bạn bè để luận văn được hồn thiện góp thêm một phần tiếng nói vào việc tìm ra những hướng đi tích cực cho việc dạy học đọc hiểu ở trường phổ thông hiện nay.

TÀI LỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hồng Hịa Bình - chủ biên (2014), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Thanh Bình (2013), Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại trong nhà trường THPT, NXBGD.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực (tài liệu tập huấn), Hà nội.

4. Lê Bảo, Hà Minh Đức, Đỗ Kim Hồi, Vũ Anh Tuấn, Giảng văn văn học Việt

Nam, NXBGD 1997.

5. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, Lý luận dạy học hiện đại (cơ sở đổi mới

mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học), NXBĐHSP.

6. Bộ GD-ĐT: Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.

7. Bộ GD- ĐT: Tài liệu tập huấn Dạy học và kiể tra, đánh giá kết quả học tập

theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (2014).

8. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXBGD Việt Nam.

9. Bùi Minh Đức, “Đọc diễn cảm trong dạy học tác phẩm văn chương”, tạp chí giáo dục, số 189 (kì 1-5/2008) tr.31- 33

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXBGD.

11. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.

12. Trần Bá Hồnh, “Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 7/1998.

14. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), “Dạy đọc hiểu văn bản ngơn ngữ ở trung học

cơ sở” Tạp chí Giáo dục.

15. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, NXB GD. 16. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên - 2017), Giáo trình Thực hành dạy học

Ngữ văn ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP.

17. Nguyễn Thị Huế (2011), “Câu hỏi SGK và câu hỏi của GV trong dạy học các tác phẩm văn chương”, tạp chí giáo dục, số ra 275 kì I tháng 12/2011. 18. Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXBĐH sư phạm.

19. Nguyễn Thanh Hùng, “Những vấn đề then chốt của vấn đề đọc - hiểu văn chương”, Tạp chí Giáo dục.

20. Bùi Mạnh Hùng, Phác thảo chương trình Ngữ văn theo hướng định hướng

năng lực.

21. Trân Thị Hiền Lương (2015), “Thiết kế chuẩn học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực”, Tạp chí khoa học giáo dục, số 114, tr.6 - 7, 54.

22. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lý luận văn học, NXBGD.

23. Phan Trọng luận (2001), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Bùi Văn Nguyện, Nguyễn Ngọc Cơn, Nguyễn Nghĩa Dân, Hồng Tiến Tự, Đỗ Bình Trị, Giáo trình "Lịch sử văn học Việt Nam " tập I.

25. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Văn học Việt Nam những cơng

trình nghiên cứu, NXBGD tái bản lần thứ 11.

26. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

27. Nguyễn Lan Phương (2017), “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Cơ hội, thách thức và tác động đến giáo dục”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 138. 28. Nguyễn Huy Quát (2011), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp

29. Đỗ Ngọc Thống, Tài liệu chuyên văn tập 2.

30. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp,

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

31. Wilbert J. McKEachie (2003), Những thủ thuật trong dạy học - Sách dự án Việt Bỉ.

32. Nguyễn Thị Thu Thủy (chủ biên), Đào Thị Hồng Hạnh, Trần Thị Ngọc (2017), Lí luận dạy học Ngữ văn, Nxb Đại học Thái Nguyên.

33. Trần Đình Sử, “Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học văn hiện nay”, Báo Văn nghệ.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra, khảo sát Phiếu khảo sát 1:

Họ và tên giáo viên: .............................................................................

Trường: ..................................................................................................

Lớp: ............................... ......................................................................

Huyện (phường): ..................................................................................

Tỉnh: ..................................................................................................... Các thầy (cơ) vui lịng trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn một phương án đúng và khoanh trịn đáp án mà mình chọn:

1. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về việc tiếp nhận tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam hiện đại của học sinh lớp 11 hiện nay?

A .Tốt B . Khá

C . Trung bình D . Yếu

2. Theo thầy (cô) khi dạy tác phẩm truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 11 tập II gặp phải những khó khăn gì ?

A. Thời lượng dạy học cịn ít

B. Nội dung lý thuyết, tài liệu tham khảo còn sơ sài C. Học sinh không hứng thú với các tác phẩm

D. Nội dung bài học, câu hỏi bài tập trong SGK, sách bài tập chưa hướng vào phát triển năng lực cho học sinh

3. Trong quá trình dạy tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam hiện đại thầy (cơ) có vận dụng biện phát phát triển năng đọc hiểu nào không ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học sinh lớp 11 trong dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn (Trang 95 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)