Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Nguyên nhân và giải pháp
Qua khảo sát thực trạng dạy học dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn nhằm phát huy năng lực cho học sinh ta có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản về việc dạy học ở trường THPT từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục
tình trạng đó sớm hơn để hoạt động dạy học của người giáo viên và hoạt động học của học sinh đạt kết quả cao hơn:
- Thứ nhất, việc dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường THPT từ phía người dạy lẫn người học đều có những mặt rất tích cực. Từ phía người dạy, GV của nước ta được đào tạo bài bản, kinh nghiệm giáo dục và kiến thức chun mơn vững vàng. Về phía người học vẫn cịn các em học sinh ham học và u thích văn chương cũng có nhiều học sinh khác tuy có phần kém hơn do ít nhạy cảm với văn chương nhưng cũng tích cực tham gia vào tiến trình dạy học. Đó là những sự thật khơng thể phủ nhận và chối cãi được. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều bất cập. Chẳng hạn về phương pháp dạy học: Giáo án được thiết kế theo phương pháp truyền thống và theo mơ hình khn mẫu, lấy hoạt động của người dạy làm trung tâm. Thầy là chủ thể phát ngơn, là người thuyết trình, diễn giảng chủ yếu, học sinh lắng nghe, ghi chép theo kiểu lò luyện thi “tủ” và suy nghĩ bị động. Phương pháp giảng dạy như vậy mang tính chất hàn lâm chuyên ngành, làm cho học sinh bị thụ động, thiếu sáng tạo vì đã mất hoàn toàn năng lực đọc hiểu văn bản văn học hay các tác phẩm truyện ngắn. Học sinh khơng tự học vì mất kiến thức cơ bản và học tập thiếu sự tương tác giữa trò và thầy khiến học bị hạn chế các kĩ năng đọc hiểu cần thiết. Thực trạng dạy học như trên có rát nhiều nguyên nhân khác quan và chủ quan. Nhưng chủ yếu là hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại một quan niệm lạc hậu về dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng ở cả ngun lí lí luận phương pháp và cơ chế. Trước hết là PPDH cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, phân tích, … Chính PPDH này khiến giáo viên không thể giúp học sinh hình thành năng lực đọc hiểu văn bản và khái niệm đọc chỉ bó hẹp trong phạm vi: đọc thông, đọc lướt, đọc diễn cảm… (hình thức của cách đọc) chưa mở rộng đến bản chất và cấu trúc của phép đọc.
- Giáo viên còn xem nhẹ việc xác định mục tiêu bài học dẫn đến thiết kế kế hoạch khơng trọng tâm, kiến thức bài học khơng có sợi dây kết nối. Trước
sự đổi mới nhanh chóng và liên tục của giáo dục, còn nhiều giáo viên chưa nắm bắt được kịp thời những yêu cầu mang tính cấp thiết của giáo dục. Giáo viên cịn chưa hiểu sâu về những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tổ chức hoạt động còn chưa phong phú từ đó việc vận dụng phương pháp và kĩ thuật chưa đạt hiểu quả như mong muốn.
- Một số giáo viên chưa nắm bắt được tâm lí, nhận thức của học sinh nên khi tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu, Giáo viên chưa linh hoạt trong sử dụng kế hoạch dạy học với từng đối tượng học sinh. Việc khám phá các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại còn chưa đi theo đúng đặc điểm, đặc trưng thể loại, chưa bám sát ngôn ngữ văn bản và chưa gắn liền vận dụng với đời sống thực tiễn. Nhiều giáo viên rơi vào tình trạng thiếu giờ nên nhiều đơn vị kiến thức bị cắt bỏ hoặc tổ chức tìm hiểu chưa sâu. Chưa có sự cảm nhận, đánh giá về hoạt động dạy học của bản thâ để có những điều chỉnh kịp thời.
- Việc đào tạo giáo viên hiện nay chủ yếu là đào tạo giáo viên dạy đơn môn, giáo viên chỉ dạy một mơn học vì vậy nếu dạy học tích hợp thì giáo viên phải có kiến thức nhiều ngành khoa học khác thì mới có thể dạy học tích hợp liên mơn. Đây là một điều rất khó đối với mỗi giáo viên. Việc dạy học tích hợp cịn mang tính chất đơn lẻ chưa có định hướng bài bản cụ thể… Giáo viên trong quá trình giảng dạy tự lắp ghép các mạch kiến thức liên quan để dạy học tích hợp nhưng khơng phải giáo viên nào cũng đủ năng lực làm điều đó. Chính vì thế mà các nội dung dạy học tích hợp nhiều khi cịn mang tính chất rời rạc và có sự liên kết với nhau thấp. Một yếu tố nữa là một số giáo viên có tâm lí e ngại khi phải tự mò mẫm trong việc thay đổi phương pháp dạy học. Còn học sinh vẫn mang nặng tư tưởng nghe và chép, học để đi thi nên việc tiếp thu nội dung và cách thức học còn tồn tại nhiều mặt hạn chế.
- Thứ hai, việc ra đề thi chỉ khoanh vùng ở bộ phận nghị luận văn học với một số lượng tác phẩm nhất định và một số u cầu nhất định (phân tích, bình luận…) khiến học sinh và giáo viên coi trọng tâm lí học thuộc, học tủ, dạy học
theo mơ hình kinh nghiệm. Do một nền giáo dục chú trọng thi cử, kiểm tra với tâm lí coi trọng bằng cấp tạo ra quán tính của tư duy là lựa chọn mơ hình sư phạm lấy giáo viên làm trung tâm chứ chưa xem học sinh là chủ thể của hoạt động học văn, chưa tạo ra tính chủ động trong học tập ở các em. Do cách thức tổ chức thi cử, kiểm tra bài làm văn đa phần chỉ chú trọng đến phần cho điểm, coi nhẹ khâu chữa bài và chưa hướng dẫn học sinh tự sửa bài để năng cao kỹ năng làm văn, kỹ năng viết luận, diễn đạt của các em.
- Thứ ba, các phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học chưa đáp ứng được việc dạy học tích hợp. Các phương tiện dạy học truyền thống khơng cịn phù hợp với xu hướng thời đại cơng nghệ thơng tin 4.0 vì vậy các phương tiện dạy học truyền thống chỉ để phục vụ giảng dạy cho một môn học với những đăc trưng riêng của nó. Nhưng khi dạy học tích hợp sẽ có sự kết hợp của nhiều mơn, nhiều lĩnh vực vì thế các đồ dùng như: giáo cụ trực quan, tranh ảnh, đồ thí nghiệm… Chưa hồn tồn đáp ứng được những u cầu đó.
- Về hệ thống ngữ liệu và bài tập vận dụng: các bài giảng đã sử dụng toàn bộ ngữ liệu SGK cung cấp, các bài tập để củng cố, rèn luyện kĩ năng cho học sinh khơng có sự điều chỉnh, bổ sung bài tập phát triển năng lực.
- Thứ tư, học sinh và nhiều học sinh chưa thực sự đam mê, u thích mơn Ngữ văn, hoạt động đọc hiểu của các em khiên cưỡng, chưa xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của bản thân. Học sinh chưa có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm, khả năng tiếp nhận tác phẩm còn hạn chế, chưa hiểu rõ đặc trưng thể loại, chưa khám phá ra được và lí giải được vấn đề đặt ra trong tác phẩm, chưa thấy được sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, khơng biết xác định kiến thức trọng tâm để học, chưa biết suy luận từ cái đã biết để khám phá cái chưa biết. Còn hạn chế về các kỹ năng thiết yếu: nghe, nói, đọc, viết. Học sinh học thụ động, máy móc khơng thể đọc hiểu những tác phẩm tương tự. Chưa biết vận dụng những kiến thức đã học vào để ứng dụng trong thực tế thực tiễn cuộc sống và chưa biết cách tự học.
- Cũng do bối cảnh của thời đại, của đất nước thực hiện cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên xu hướng chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các mơn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các em học sinh và các bậc phụ huynh chưa mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi và các môn học phụ. Đây là một vấn đề nan giải, một bài tốn khó đang được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng.
Từ những thực trạng về dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại nêu trên, việc nghiên cứu để đưa ra biện pháp khắc phục, xây dựng một kế hoạch dạy học để bám sát đặc trưng thể loại, lí thuyết tự sự cần thiết thiết… Góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn 11 trong chương trình THPT nói riêng và năng cao chất lượng giáo dục nói chung.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Để dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn, giáo viên cần tổ chức cho HS khai thác tác phẩm đó trên những phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số vấn đề lí thuyết phát triển năng lực đọc hiểu, thể hoại truyện ngắn, những đặc điểm nhận thức và tâm lí của HS THPT. Đồng thời chúng tôi đã tiến hành khảo sát hệ thống tác phẩm truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 11, phân tích, đánh giá thực trạng dạy học đọc hiểu
truyện ngắn ở trường THPT để tìm ra mặt tích cực và hạn chế giúp người viết xác định được hướng tiếp cận mới để bài học đạt hiệu quả cao và tối ưu trong quá trình giảng dạy của giáo viên và lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và đầy đủ tích cực nhất của học sinh.
Như vậy, qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, ta nhận thấy việc nghiên cứu các biện phát phát huy năng lực cho HS lớp 11 trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại là vơ cùng quan trọng, cần thiết, rất có cơ sở khoa học và thực tiễn. Giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực của mình và từ đó tự hồn thiện nhân cách của chính bản thân mình.
Chương 2
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 11 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN
2.1 Yêu cầu đối với việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực HS