Khơi gợi kiến thức nền của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học sinh lớp 11 trong dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn (Trang 59 - 62)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Các biện pháp phát huy năng lực học sinh lớp 11 trong dạy học đọc

2.2.4. Khơi gợi kiến thức nền của HS

Người đọc luôn luôn đem những kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết trước đó của họ vào văn bản để hiểu văn bản và có thể sử dụng chúng để liên hệ. Có ba loại liên hệ mà người đọc có thể thực hiện trong q trình đọc: liên hệ với bản thân, liên hệ với cuộc sống, liên hệ với các văn bản khác.

Giáo viên nêu các vấn đề liên quan như tác giả, bối cảnh xã hội, thể loại để HS tìm hiểu làm tri thức nền cho hoạt động đọc hiểu.

Ví dụ:

Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam và sơ lược về truyện ngắn

Hai đứa trẻ

1. Em biết gì về tác giả Thạch Lam?

Trước khi đọc Trong khi đọc Dự kiến của GV

2. Cảm nhận của em sau khi đọc truyện Hai đứa trẻ

Cảm nhận của em Trao đổi với bạn Dự kiến của GV

3. Truyện Hai đứa trẻ viết về đề tài gì?

Suy nghĩ của em Trao đổi với bạn Dự kiến của GV

4. Truyện ngắn Thạch Lam có đặc điểm gì đặc biệt?

Suy nghĩ của em Trao đổi với bạn Dự kiến của GV

5. Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được sáng tác trong bối cảnh xã hội như thế nào? Bối cảnh ấy được tái hiện trong tác phẩm như thế nào?

Suy nghĩ của em Trao đổi với bạn Dự kiến của GV

Giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi sau để hướng dẫn HS thực hiện ba loại liên hệ trên:

- Liên hệ với bản thân:

+ Văn bản/sự kiện/chi tiết này gợi nhớ điều gì về cuộc sống của tơi? + Tính cách/suy nghĩ/cuộc sống của tơi có nét gì tương đồng với nhân vật?

+ Có gì khác biệt giữa văn bản/nhân vật … với cuộc sống của tôi?

+ Điều này có liên quan đến cuộc sống của tôi hay không? Liên quan như thế nào?

+ Tôi cảm thấy thế nào khi đọc văn bản này?

Một biện pháp khác có thể giúp HS liên hệ những gì đã đọc với văn bản, đó là Sách và tơi. Theo đó, HS chia trang vở ghi thành 2 cột như Phiếu học tập dưới đây:

Phiếu học tập 3.2 Sách và tôi

Trong trang sách Trong đầu tôi

Trong cột 1, HS ghi những chi tiết, sự kiện gợi cho các em suy nghĩ, liên hệ đến những văn bản khác, đến cuộc sống của bản thân và của những người xung quanh. Trong văn bản, cột 2, ghi những suy nghĩ, cảm xúc, kỷ niệm… liên quan đến những chi tiết đó.

Trước và trong khi đọc HS sẽ điền các chi tiết về những mối liên hệ giữa văn bản và cuộc sống của các em.

- Liên hệ với văn bản:

+ Văn bản gợi cho tôi liên tưởng với văn bản nào khác mà tôi đã đọc? + Văn bản này có gì giống với những văn bản nào khác?

+ Những chi tiết/nhân vật/sự kiên/hình ảnh trong văn bản này khiến tôi liên tưởng tới văn bản nào khác?

+ Điểm khác biệt giữa văn bản này và văn bản … là gì? + Tơi đã từng đọc cái gì đó tương tự như vậy hay chưa? - Liên hệ với thế giới”

+ Văn bản này gợi tơi nhớ điều gì về thế giới xung quanh?

+ Tôi đã từng gặp câu chuyện/nhân vật/chi tiết… tương tự trong cuộc sống hay chưa? Điều đó gợi cho tơi suy nghĩ gi?

+ Điều này có gì khác với thực tế mà tơi biết?

+ Văn bản/sự kiện/chi tiết này gợi cho em/bạn suy nghĩ về cuộc đời/con người?

Phiếu học tập số 5 Mở rộng, liên hệ

1. Thuyết minh về Thạch Lam

2. Viết đoạn nghị luận khoảng 150-200 chữ về vấn đề đặt ra trong đoạn trích: Tình thương đối với những mảnh đời nghèo khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực học sinh lớp 11 trong dạy học đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)