Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.7. Kết quả thực nghiệm
3.7.1. Đối với giáo viên
Các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu là các biện pháp dạy học tích cực theo dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên việc dạy học theo phát triển năng lực đặc biệt là năng lực đọc hiểu mới được xây dựng cơ bản trên lý thuyết, phần áp dụng đã được triển khai nhưng chưa thực sự sâu rộng, chưa phổ biến, đặc biệt trong dạy học các tác phẩm truyện ngắn. Vì thế khi áp dụng các biện pháp vào thiết kế hoạt động dạy học đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian công sức. GV không những phải nắm chắc nội dụng bài học như thường lệ mà cũng cần phải dành tâm huyết để tìm hiểu thêm về lý thuyết phát triển năng lực, lý thuyết về các biện pháp để áp dụng nó một cách phù hợp nhất vào từng hoạt động dạy học.
Sau khi đã được chúng tôi giới thiệu về đề tài nghiên cứu này GV từ chỗ ngại áp dụng sau khi thực nghiệm đều hứng thú, tỏ ý muốn tự nghiên cứu thêm các tài liệu hỗ trợ khác, kết quả thu được đáng ghi nhận đầu tiên là GV bắt đầu nắm chắc các biện phát phát triển năng lực và áp dụng nó phù hợp, hợp lý trong dạy đọc hiểu các tác phẩm truyện ngắn. Mặc dù áp dụng các biện pháp nhưng GV do lần đầu áp dụng nên dẫn tới việc chưa phân bố hợp lý về mặt thời gian. Các GV cũng chia sẻ thiết kế giáo án có nhiều hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề thời gian sẽ không đảm bảo, song qua trao đổi hai bên về cách xây dựng kế hoạt sao cho phù hợp thì cũng đã giúp GV phân chia hợp lý các hoạt động phù hợp để có thể đảm bảo về mặt nội dung cũng như thời gian. Như vậy các GV cũng đã nhất trí và mong muốn sẽ cố gắng tìm tịi trau dồi đề ngày càng hoàn thiện hơn trong việc áp dụng các biện pháp vào việc phát triển năng lực đọc hiểu.
Qua quan sát và lấy ý kiến đánh giá của GV sau tiết dạy thực nghiệm có thể thấy việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn, sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực sau đây:
- Phát huy được vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động của HS trong việc đưa ra suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, bên cạnh đó phát huy tính sáng tạo, xây dựng ý tưởng của các em.
- Giảng dạy theo các biện pháp phát triển năng lực này mang tính chủ quan khơng áp đặt cảm xúc, tư tưởng của HS.
- GV có thể dễ dàng hiểu được cảm xúc, tư tưởng tình cảm của các em và cũng có thể kiểm tra được mức độ sáng tạo của các em.
- Dạy học áp dụng các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu giúp GV lấy lại được sự chú ý, hứng thú của HS trong giờ học, giúp cho giờ học sinh động hơn đi vào lịng người hơn. Đây cũng chính là động lực để các GV có thể cố gắng hồn thiện bản thân, cũng như kĩ năng để có những giờ lên lớp tốt hơn.