Các biến số đo lường thanh khoản thị trường cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 70)

Thanh khoản của thị trường cổ phiếu Việt Nam được xem xét dựa trên bốn đặc tính, đó là: tính tức thời, độ rộng, độ sâu và độ đàn hồi của thị trường dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2.

Tính tức thời của thị trường được đo lường bằng tỷ số Zeros được tính toán theo công thức (2.1). Đây là chỉ tiêu được nhiều nghiên cứu sử dụng để đo lường thanh khoản cho thị trường cổ phiếu như Lee (2011) đo lường thanh khoản cho nhiều thị trường, Marshall và cộng sự (2013) cũng dùng Zeros để đo lường thanh khoản cho 19 thị trường chứng khoán cận biên. Đây là chỉ tiêu đo lường tính thiếu thanh khoản của thị trường, khi Zeros cao cho thấy thanh khoản của thị trường càng giảm.

Độ rộng của thị trường được đo lường theo hai chỉ tiêu là tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch theo tháng (TV) được tính theo công thức (2.2) và tỷ lệ thanh khoản (LR) được tính toán dựa trên công thức (2.3) cho toàn thị trường như sau:

LR ∑

∑ |VNI VNI | 3.9

Trong đó:

PitVit: tổng giá trị giao dịch trên thị trường ngày t

VNIt và VNIt-1 là giá đóng cửa của VNI ngày t và ngày t-1 T: số ngày giao dịch trong tháng

TV và LR là hai chỉ tiêu biểu hiện tính thanh khoản của thị trường. Các chỉ tiêu này càng cao thì tính thanh khoản của TTCK càng tốt.

Độ sâu của thị trường được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu (Turnover) và chỉ số thanh khoản của Martin (MLI). Trong đó, tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu được tính bằng cách lấy tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch trong tháng chia cho giá trị vốn hóa toàn thị trường (công thức 2.5). Đây là chỉ tiêu biểu hiện tính thanh khoản của TTCK, Turnover càng lớn, thanh khoản của thị trường càng được cải thiện. MLI được tính theo công thức (2.6) dựa trên dữ liệu của VNI và khối lượng cổ phiếu được giao dịch hàng ngày trên HOSE. MLI là chỉ tiêu biểu hiện tính thiếu thanh khoản của TTCK. MLI càng cao thể hiện TTCK càng kém thanh khoản.

Độđàn hồi của thị trường được đo lường bằng chỉ số thiếu thanh khoản (Ailliq) của Amihud (2002). Đây là thước đo được nhiều nghiên cứu sử dụng cho thị trường phát triển, thị trường mới nổi và thị trường cận biên. Chẳng hạn như nghiên cứu của Lu và Glascock (2010) trên TTCK Mỹ, nghiên cứu của Fernández-Amador và cộng sự (2013) trên TTCK châu Âu và nghiên cứu của Marshall và cộng sự (2013) trên 19 TTCK cận biên.

Chỉ số Ailliq được xác định như sau:

| |

3.10

Trong đó:

Rt: mức thay đổi giá chứng khoán ngày t so với ngày t-1 Vt: tổng giá trị giao dịch chứng khoán ngày t

Ailliq theo tháng được tính bằng bình quân Ailliq các ngày trong tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)