8. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC
3.2.3 Một số kiến nghị
Đối với Nhà nước
Nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình thương mại điện tử, là căn cứ để giải quyết khi có tranh chấp. Xây
dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống bằng cách xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.
Đối với Chính phủ
Để dịch vụ ngân hàng điện tử có thể đem đến cho khách hàng một sự hài lòng cao nhất, bên cạnh sự nỗ lực của ngân hàng thì Chính Phủ cũng cần tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển dịch vụ này. Cụ thể, đó là:
Chính phủ nên khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất công nghệ thông tin, tạo điều kiện ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính Phủ nên khuyến khích hay đưa ra quy định về việc hạn chế lưu thông tiền mặt, đẩy mạnh công tác thanh toán tiền hàng và thanh toán lương qua ngân hàng để giảm thiểu chi phí và phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Thực hiện nâng cấp đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí, thậm chí ở một số tỉnh thành phố lớn nên thiết lập hệ thống wifi miễn phí nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận với sự hiện đại hóa trên thế giới.
Hiện nay vấn đề rò rỉ thông tin xảy ra rất nhiều tại Việt Nam, vì thế, Chính Phủ cần đưa ra những cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình đưa thông tin và rao bán ngoài thị trường.
Ngoài ra, Chính Phủ cũng cần phải xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng.
Đối với ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử.
Đặc thù hoạt động dịch vụ NHĐT trên môi trường ảo, có sự tham gia của nhiều chủ thể và khó xác định biên giới lãnh thổ, Việt Nam cần tích cực xây dựng và phát triển khung pháp lý về TMĐT nói chung và NHĐT nói riêng trên cơ sở tham khảo các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề tương tự trên thế giới, các quốc gia phát triển nhằm thống
nhất với các quy định tương xứng trong khu vực và thế giới. Điều này sẽ giúp hạn chế xung đột pháp luật trong các giao dịch NHĐT mang tính quốc tế, hạn chế tranh chấp, tạo nhiềm tin cho đối tác khi sử dụng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam.
Tội phạm máy tính có xu hướng gia tăng, có trình độ cao và chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, việc xây dựng một đạo luật riêng về tội phạm máy tính trong đó đưa ra định nghĩa đầy đủ về tội phạm máy tính, các trường hợp cụ thể được xem là tội phạm máy tính cũng như những quy định đầy đủ về cơ quan chuyên trách, tiền phạt, mức phạt tối đa…là rất cần thiết. Để hạn chế và kiểm soát tội phạm, các hình phạt hành chính và hình sự của Việt Nam cần phải mang tính răn đe hơn.
Liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, điều 46 Luật giao dịch điện tử năm 2005 cũng đã khẳng định nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử. Tuy nhiên, NHNN cần bổ sung vấn đề bảo mật thông tin cá nhân vào các văn bản quy định và hướng dẫn về bảo đảm an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng nhằm tạo dựng lòng tin của khách hàng về tính an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Liên quan tới các tranh chấp, khiếu nại giữa các ngân hàng, khách hàng và bên thứ ba trong giao dịch NHĐT. Để hạn chế các NHTM đưa ra những điều khoản nhằm hạn chế đến mức tối thiểu nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng như không đảm bảo tính bảo mật của bất kỳ thông tin hoặc tin nhắn của NHĐT, thông tin không đầy đủ do lỗi của nhà cung cấp mạng…Để gia tăng niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ mang tính công nghệ như dịch vụ NHĐT, NHNN cần đưa ra hợp đồng mẫu về cung cấp dịch vụ NHĐT, quy định đầy đủ, rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm ngân hàng, khách hàng và bên thứ ba trong giao dịch NHĐT cũng như quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ NHĐT.
Liên quan tới hệ thống thanh toán điện tử, thay vì việc ban hành các quy định riêng lẻ liên quan tới hệ thống thanh toán điện tử, Việt Nam nên xây dựng và ban hành một đạo luật thống nhất về hệ thống thanh toán.
Thứ hai, cải thiện chính sách điều tiết hoạt động ngân hàng điện tử
Với đặc thù của kênh phân phối điện tử, các ngân hàng có khả năng thoát khỏi sự điều tiết và giám sát của chính phủ. Bởi vây, việc xác định ranh giới và phạm vi điều chỉnh của
các giao dịch NHĐT không phải là vấn đề đơn giản. Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải xây dựng được chính sách vừa kiểm soát được các đối tượng điều chỉnh, vừa không cản trở tiến trình phát triển dịch vụ NHĐT.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sẽ dẫn đến sự lạc hậu nhanh chóng của các chính sách, bởi vậy việc điều chỉnh một cách thường xuyên các chính sách, cân bằng giữa các quy tắc điều chỉnh và việc cho phép các tổ chức tài chính phát triển các phương pháp quản lý rủi ro phi quy tắc là điều mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần lưu tâm. Ðến nay, NHNN Việt Nam đã ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong nghành ngân hàng cũng như quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT năm 2006. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng công nghệ thông tin- truyền thông, việc áp dụng một cách cứng nhắc các quy tắc sẽ kìm chế khả năng quản lý rủi ro của các ngân hàng trong hoạt động NHĐT.
Liên quan đến vấn đề tương thích của hệ thống, NHNN cần đưa ra bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng nhằm định hướng đầu tư cho công nghệ rõ ràng cho NHTM, tránh tình trạng công nghệ hiện đại nhưng không tương thích với hệ thống thanh toán điện tử, hạn chế sự phát triển dịch vụ NHĐT.
Thứ ba, tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật về NHĐT
Bên cạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp và người dân ứng dụng TMĐT nói chung và sử dụng dịch vụ NHĐT nói riêng, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa tới giáo dục pháp luật, đưa những nội dung về pháp luật giao dịch điện tử vào các chương trình đạo tạo, coi giao dịch điện tử là phần không thể thiếu trong nội dung đào tạo về giao dịch thương mại.
Cùng với xây dựng chế tài nghiêm khắc, Việt Nam cần tăng cường cơ chế giám sát thực thi pháp luật về NHĐT. Cụ thể cần tăng cường nguồn lực giám sát, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như xây dựng cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trường điện tử, buộc các nhà cung cấp cũng như người sử dụng dịch vụ NHĐT phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về giao dịch NHĐT.
Thứ tư tăng cường hiệu quả khai thác và nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử
thanh toán cụ thể nhằm tăng cường tính hiệu quả của hệ thống thanh toán.
NHNN cần phải chuẩn bị các phương án duy trì và nâng cấp hệ thống trong đó bao gồm các nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ và nguồn lực con người.
NHNN cần tiếp tục mở rộng triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt sang khu vực doanh nghiệp và dân cư; đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn doanh nghiệp đều phải có thiết bị chấp nhận thẻ nhằm mở rộng khả năng sử dụng thẻ trong hoạt động thanh toán.
Tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại trên thế giới theo cách thức “đi tắt, đón đầu”. Quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại cần gắn với công nghệ, chuẩn mực và các quy định có tính nguyên tắc phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. NHNN phối hợp các NHTM tiếp cận trực tiếp với các cơ quan chủ quản nghành dịch vụ công như điện, nước, bảo hiểm…để phát triển thanh toán điện tử.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 1 kết hợp với thực tiễn ở chương 2, chương 3 đã đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ NHĐT nói riêng của BIDV cũng như là toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ở chương 3 tác giả đã hệ thống hóa được các giải pháp về mặt quy mô cũng như về mặt chất lượng, giải pháp đối với BIDV cũng như các kiến nghị đề xuất đối với Chính phủ và NHNN để có thể giảm thiểu chi phí, cải thiện chất lượng và thời gian cung cấp dịch vụ của BIDV, đồng thời mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội.
KẾT LUẬN
Lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, trong đó yếu tố công nghệ là tâm điểm. Một mặt, là một loại hình dịch vụ về cơ bản có thể được “số hoá”, thông qua việc áp dụng công nghệ một cách sáng tạo, ngân hàng có thể giảm thiểu chi phí, cải thiện chất lượng và thời gian cung cấp dịch vụ, đồng thời mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội.
Mặt khác, khách hàng luôn mong muốn nhận được các dịch vụ ngân hàng thật an toàn và thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi. Những yếu tố này đang đặt các ngân hàng vào một cuộc chạy đua công nghệ và điều đó mang đến lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và rộng hơn là sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng nói chung. Khách hàng mong muốn có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. Các NH TMCP đã nhận biết được xu hướng này và có sự đầu tư nhất định vào nền tảng ngân hàng trực tuyến. Với dân số trẻ và ưa chuộng công nghệ, Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngân hàng điện tử. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động và Internet tại Việt Nam ở mức rất cao (khoảng 50% dân số) và đang tăng trưởng mạnh mẽ. Mỗi ngân hàng cần có chiến lược riêng để thu hút khách hàng đến với dịch vụ này cũng như thỏa mãn được nhu cầu của họ một cách cao nhất luôn là vấn đề được quan tâm đối với các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng. Do đó, tác giả đã quyết định tìm hiểu về dịch vụ NHĐT để đưa ra các giải pháp nhằm nâng giúp BIDV ngày càng phát triển và giữ vững vị thế là ngân hàng điện tử tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm công tác của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy/Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Huỳnh Thị Lệ Hoa (2004), “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.
2. Trần Thị Thu Hiền (2012), “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế trường đại học Ngân hàng TP.HCM
3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà
Nội.
4. Dương Thị Hồng Lợi (2015), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam”
5. Trần Hoàng Ngân và Ngô Minh Hải, Sự phát triển Ngân hàng điện tử
(ebanking) tại Việt nam, Hà Nội.
6. Lưu Thanh Thảo (2008), “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Á Châu“, luận văn thạc sỹ kinh tế.
7. Nguyễn Thị Quy (chủ biên, 2008), Dịch vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh:
1. Thomas P.Fitch (1997), Dictionary of banking terms, Barron's Educational
Series, Inc.
2. Hennie Van Greuning -Sonja Brajovic Bratanovic (2004)Analyzing banking risk, The World Bank.
Website:
- BIDV (2013), “ Giới thiệu về BIDV và sản phẩm dịch vụ NHĐT của BIDV” http://www.bidv.com.vn/Sanphamdichvu/khachhangcanhan/Ngan-hang-dien-
tu.aspx
- http://www.bidv.com.vn/Nha-dau-tu/Bao-cao-tai-chinh/Bao-cao-thuong-nien.aspx
- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ công thương (2013), Báo cáo thương mại điện tử,
- http://www.vecita.gov.vn/default.aspx?page=document&do=detail&field=14 &id=205 - http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2017-05-29/bidv-giam- nhieu-loai-phi-thanh-toan-qua-ngan-hang-dien-tu-43810.aspx - http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/vang-tien-te/trien-vong-thuc-day-dich- vu-ngan-hang-dien-tu-tai-viet-nam-52060.html - http://cafef.vn/bao-bao-mat-dich-vu-ngan-hang-tren-internet- 20170112154155757.chn - http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/vang-tien-te/trien-vong-thuc-day-dich- vu-ngan-hang-dien-tu-tai-viet-nam-52060.html. - http://cafef.vn/moi-ngan-hang-viet-dang-phai-dung-ca-nghin-nguoi-de-dem-tien-mat- 20180607071701159.chn - http://cafef.vn/nguoi-dung-dich-vu-ngan-hang-dien-tu-dang-thieu-cong-cu-bao-ve- 20180527102108956.chn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:PHIẾU TÌM HIỂU THÔNG TIN
Xin chào quý KH, tôi là sinh viên cao học trường Đại Học Ngân hàng TP.HCM. Tôi đang thực hiện đề tài luận văn “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phá Triển Việt Nam ”. Để có đánh giá một cách khách quan về dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng nhằm đưa ra các giải pháp cho ngân hàng hoàn thiện tốt hơn dịch vụ này, tôi rất mong có sự đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng. Xin quý Anh/Chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh/chị.
Phần thông tin người trả lời:
Họ và tên: ... Giới tính: ... Tuổi: ... Nghề nghiệp: ...
Phần câu hỏi chính: STT Tiêu chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 BIDV là ngân hàng lớn, uy tín và an toàn? 1 2 3 4 5
2 BIDV bảo mật tốt thông tin KH? 1 2 3 4 5
3
Thông tin về SP, DV NHĐT được ngân hàng cập nhật đầy đủ, kịp thời?
1 2 3 4 5
4
Dịch vụ NHĐT của BIDV đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của
KH? 1 2 3 4 5
5
Quy trình giao dịch NHĐT của
BIDV rõ ràng, dễ hiểu? 1 2 3 4 5
6
Nhân viên nhiệt tình, chủ động tư
vấn? 1 2 3 4 5
7
Vị trí và số lượng đặt máy ATM
của BIDV thuận tiện cho KH? 1 2 3 4 5
8
BIDV có hệ thống ATM luôn
hoạt động tốt? 1 2 3 4 5
9
BIDV có nhiều chính sách ưu đãi, chương trình quà tặng cho giao dịch NHĐT
1 2 3 4 5
10
Mức độ hài lòng về chất lượng
11
Anh (Chị) sẽ giới thiệu dịch vụ NHĐT của BIDV cho người thân và bạn bè?
1 2 3 4 5
PHỤ LỤC 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Các ngân hàng như Vietinbank, VCB, Eximbank thông qua việc lựa chọn giải pháp