Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 35 - 39)

8. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.4Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghệ

công nghệ 4.0

Ngoài các nhân tố ảnh hưởng truyền thống, hiện nay đã xuất hiện thêm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, BIDV cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này khi mà bất cứ công nghệ tiên tiến đạt được cũng đều mang đến cho BIDV một lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn. Vậy cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là gì? Nó có những lợi ích nào cho BIDV cũng như làm sao BIDV có thể tận dụng được xu hướng CMCN 4.0 để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của mình?

Theo đó, khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao đến năm 2020” được chính phủ Đức thông qua vào tháng 3/2012. CMCN 4.0 có đặc điểm là thông minh hóa sản xuất, mang tính tích hợp cao, linh hoạt và thân thiện với môi trường; cuộc cách mạng này không chỉ giới hạn ở tự động hóa, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn bao trùm phạm vi rộng lớn bao gồm các làn sóng phát triển của những đột phá trong các lĩnh vực khác nhau.

Về tài chính số tại Việt Nam, qua khảo sát kết quả cho thấy, từ 2014 - 2017, có khoảng 15 - 20 ngân hàng đã triển khai ngân hàng số (Bảng 1). Từ năm 2008, ngân hàng Nhà nước cho thí điểm ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính FINTECH (Financial Technology), cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, đến nay, đã có khoảng 40 công ty fintech hoạt động, chủ yếu cung cấp dịch vụ thanh toán. Việc thanh toán qua mã QR gia tăng nhanh chóng, từ đầu năm 2017 đến hết tháng 9/2017, thanh toán qua mã QR đã tăng 120%. Dự báo đến hết năm 2018, sẽ có 50.000 điểm thanh toán qua mã QR, so với 5.000 vào tháng 9/2017.

Trước những thách thức trong CMCN 4.0, hệ thống các ngân hàng Việt Nam cần có một thế hệ nhân viên mới am hiểu công nghệ, có khả năng đa nhiệm, tự tin, độc lập và học hỏi cầu tiến.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực của ngân hàng BIDV cho rằng BIDV cũng như các ngân hàng khác cần tập trung thực hiện các giải pháp để tận dụng ưu thế và hạn chế những tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng Việt Nam thời gian tới, bao gồm:

Một là, đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng và hoạch định chiến lược về phát triển CNTT của khu vực tài chính, ngân hàng. Trong đó, nhiệm vụ xuyên suốt là nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại của CMCN 4.0.

Hai là, các tổ chức tài chính nói riêng và các định chế tài chính nói chung cần tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, hỗ trợ cho sự phát triển của toàn hệ thống.

Ba là, tăng cường ứng dụng chuỗi cung ứng thông minh. CMCN 4.0 sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Do đó, chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh, minh bạch và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi bàn giao dịch vụ, sản phẩm. Như vậy, đứng trước kỷ nguyên CMCN 4.0, các ngân hàng trong nước cần tìm kiếm những giải pháp toàn diện cho dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua sử dụng các dữ liệu thông minh và hợp tác với nhiều ngành kinh doanh.

Bốn là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện chiến lược tài chính toàn diện, trong đó nhấn mạnh vai trò ứng dụng CNTT, khuyến khích sự phát triển hợp tác giữa ngân hàng và các công ty tài chính công nghệ fintech; Thúc đẩy hệ sinh thái fintech phát triển, trở thành một phần của hệ sinh thái trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại.

Năm là, chú trọng quản lý an ninh mạng. CMCN 4.0 đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin, từ đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về bảo mật và an toàn thông tin. Theo đó, các ngân hàng và các định chế tài chính cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng trung tâm Dự

phòng dữ liệu (khôi phục dữ liệu sau thảm họa); Nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao; Đảm bảo việc mở rộng phạm vi hoạt động (nếu có) được ổn định, an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài.

Sáu là, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính, ngân hàng. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, tăng khả năng ứng dụng CNTT. Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao được thực hiện trên toàn hệ thống tài chính.

Bảy là, cần tham gia xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho việc triển khai và phát triển ngân hàng số.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu những khái niệm cơ bản nhất về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong chương này, người viết cũng đưa ra cái nhìn tổng quan sự phát triển của dịch vụ NHĐT trên thế giới và tại Việt Nam. Tất cả những điều này đã giúp chúng ta có được một cái nhìn khái quát nhất về dịch vụ ngân hàng điện tử, để từ đó cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Ngân hàng điện tử được coi là sản phẩm ngân hàng gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ và là xu hướng tất yếu của nền tài chính ngân hàng thế giới. Tất cả những lý luận đủ nội hàm khoa học để hình thành nên khung lý thuyết cho quá trình nghiên cứu của tác giả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 35 - 39)