Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 39)

8. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1.Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu chung về BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Trải qua hơn năm mươi bảy năm hoạt động và phát triển, BIDV đã có những biến đổi sâu sắc với một số sự kiện quan trọng như sau:

Từ 1957 đến 1980: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập như một cơ quan của Bộ Tài chính. Quy mô của Ngân hàng lúc bấy giờ chỉ 8 chi nhánh và 200 nhân viên. Nhiệm vụ chính là phân bổ và quản lý kinh phí xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Từ 1981 đến 1989: Ngày 26/04/1981 được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, một cơ quan của NHNN Việt Nam. Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi.

Từ 1990 đến 2000: được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vào ngày 14/11/1990. Giai đoạn này được gọi là mười năm thực hiện đường lối đổi mới và Ngân hàng đã đạt được những kết quả rất khả quan trong việc tự huy động vốn để phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa, hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt.

Từ năm 2000 đến nay: là giai đoạn hội nhập với nền kinh tế. Ngày 27/04/2012 đánh dấu một bước quan trọng đối với BIDV, Ngân hàng được chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong giai đoạn này, ngân hàng đã cơ cấu hoạt động theo hướng hợp lý hơn, đầu tư phát triển công nghệ thông tin, hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại.

Đến nay BIDV đã có 126 chi nhánh, hơn 503 phòng giao dịch, 95 quỹ tiết kiệm trên 63 tỉnh thành với hơn 18.000 cán bộ nhân viên, BIDV luôn phấn đấu trở thành Ngân hàng mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất.

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV

Hoạt động huy động vốn

Tính đến cuối năm 2016, vốn huy động của BIDV đạt mức hơn 726 ngàn tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng gần 28.6% so với năm 2015. Đây là mức tăng trưởng rất cao so với thị trường. Hiện tại BIDV đang dẫn đầu thị trường ngân hàng về hoạt động huy động vốn, xếp tiếp theo là Vietcombank và Vietinbank.

Hoạt động tín dụng

Tính đến cuối năm 2016, tổng dư nợ cho vay của BIDV đạt mức gần 724 ngàn tỷ đồng, tăng gần 21% so với năm 2015. So sánh với các NHTM khác, BIDV hiện cũng đang dẫn đầu thị phần dư nợ tín dụng trên thị trường, tiếp theo lần lượt là Vietinbank và Vietcombank.

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Có thể thấy giai đoạn 2012-2016, BIDV đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản, hoạt động chung đảm bảo ổn định, an toàn và hiệu quả. Các chỉ tiêu tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, tổng vốn huy động, tổng dư nợ, lợi nhuận trước thuế đều tăng trưởng đột phá trong năm 2016 trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm. Các chỉ tiêu ROE, ROA cũng tương đối ổn định và liên tục nằm trong top các NHTM có các chỉ tiêu ROA, ROE đạt hiệu quả nhất trên thị trường Việt Nam.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV theo báo cáo tài chính hợp nhất

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chỉ tiêu quy mô

Tổng tài sản 650,340 850,561 1,006,404

Vốn chủ sở hữu 33,606 42,355 44,144

Tổng dư nợ cho vay khách hàng trước Dự

phòng rủi ro 445,693 598,434 723,697

Tiền gửi của khách hàng 440,472 564,692 726,022

Chỉ tiêu chất lượng

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.03 1.68 1.99

Tỷ lệ nợ nhóm 2 (%) 4.43 2.93 3.75

Chỉ tiêu hiệu quả

Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự 43,984 49,005 62,600 Chi phí lãi và các khoản tương tự (27,140) (29,690) (39,166)

Chi dự phòng rủi ro 6,959 (5,676) (9,199)

Lợi nhuận trước thuế 6,297 7,948 7,709 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 4,948 5,822 6,138

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2014 – 2016)

Kết thúc năm tài chính 2016, BIDV là ngân hàng TMCP đầu tiên cán mức tổng tài sản triệu tỷ đồng (khoảng 1.006.404 tỷ), đạt mức tăng trưởng cao 18.32% so với năm trước, tăng mạnh 54.75% so với năm 2014. Sau khi sát nhập MHB vào năm 2015 BIDV giữ vững vị trí thứ 2 về quy mô tổng tài sản trên thị trường xếp sau Agribank.

Hình 2.1: Chỉ tiêu tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV)

Tổng dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro tại thời điểm cuối năm 2016 đạt 723.697 tỷ, tăng mạnh 125.263 tỷ đồng so với thời điểm 2015 mức tăng trưởng 20.93% và tăng mạnh 62.38% so với năm 2014. Thị phần cho vay tăng mạnh là do chính sách của BIDV trong thời kỳ này hướng tới ưu tiên mở rộng quy mô, quảng bá thị phần BIDV, tuy nhiên với chính sách quản lý tốt nên thị phần vay tăng mạnh nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2.03 năm 2014 xuống 1.99 năm 2016, tính tới thời điểm quý 2 năm 2017 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1.92 nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo đúng mục tiêu nợ xấu dưới 3%.

Tổng thu từ lãi và các khoản tương tự tăng mạnh qua từng năm: Năm 2016, tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 62.600 tỷ, tăng 27.74% ~ 13.595 tỷ so với năm 2015 và tăng mạnh 43.32% so với năm 2014. Tính tới thời điểm quý 2/2017 thu nhập từ lãi và các khoản tương tự 36.662 tỷ đồng tương đương với 58.57% năm 2016. Trong đó một số hoạt động có tốc độ tăng trưởng tốt là: thu từ lãi vay ngân hàng (tăng từ 39.135 tỷ trong năm 2015 lên 51.120 tỷ năm 2016 mức tăng 30.62%); kinh doanh, đầu tư chứng khoán (tăng 1.471 tỷ từ 7.022 tỷ năm 2015 lên 8.493 tỷ năm 2016)... Thu dịch vụ đạt 4.490 tỷ, vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong ngành ngân hàng về thu dịch vụ ròng. Chi phí lãi và các khoản

tương tự tăng theo do tiền gửi của khách hàng tăng cùng với sự cạnh tra của nhiều Ngân hàng kèm theo chính sách lãi suất phụ trội tăng thêm dẫn tới chi phí lãi và các khoản tương tự tăng mạnh hơn so với tỷ lệ tăng của tổng thu từ lãi và các khoản tương tự. Lý do được giải thích là do ngày càng có nhiều chi nhánh Ngân hàng được thành lập, cạnh tranh cao vậy nên để thực hiện chính sách mở rộng quy mô thì BIDV buộc phải tăng chi phí lãi và các khoản tương tự để nâng cao sự cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng. Chi phí lãi và các khoản tương tự trong năm 2016 là 39.166 tỷ tăng 9.476 tỷ so với năm 2015 và 12.026 tỷ so với năm 2014 mức tăng qua hàng năm là 31.92% năm 2015 và 44.31% năm 2014, Chi phí lãi và các khoản tương tự tính hết quý 2/2017 đã đạt 22.669 tỷ tương đương với 57.88% tỷ lệ này đang tăng tuy nhiên nếu so sánh với sự gia tăng của khoản Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự là 58.57% thì thấy BIDV vẫn kiểm soát tốt và tăng trưởng cao trong tình trạng thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại. Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính, tầm ảnh hưởng của BIDV được nâng cao khi mà ngày càng nhiều Ngân hàng TMCP hoạt động không hiệu quả. BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn 2011-2016, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 20%/năm, huy động vốn tăng bình quân 28%/năm, dư nợ tín dụng tăng từ 20-34%/năm. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế trong năm 2016 lại giảm nhẹ so với năm 2015 (giảm 239 tỷ tương đương 3.01%) trong khi năm 2015 lợi nhuận trước thuế đạt 7.948 tỷ (tăng mạnh 1.651 tỷ đồng tương ứng 26.22%) Lợi nhuận giảm trong khi thu nhập từ lãi và các khoản tương đương và tổng tài sản tăng là do trong giai đoạn năm 2015 – 2016 BIDV thực hiện theo chủ trương của Ngân hàng nhà nước tiếp nhận sát nhập Ngân hàng MHB làm gia tăng tỷ lệ trích nợ dự phòng giảm lợi nhuận của BIDV cùng với đó là sự cạnh tranh từ các Ngân hàng khác  thị phần tăng mạnh nhưng hiệu quả thì không cao, nhưng đây là tiền đề cho những năm tiếp theo vì khó khăn nhất trong lĩnh vực Ngân hàng vẫn là thị phần và sự uy tín, những yếu tố này đã được BIDV khẳng định qua việc Tổng tài sản của BIDV hiện là lớn nhất trong toàn bộ hệ thống NHTMCP tại Việt Nam.

+ Cơ cấu khách hàng: BIDV chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ

cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.

+ Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM, BIDV tiếp tục ưu tiên, tập trung hoàn thành việc triển khai dự án hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 với các kết quả chính: Trang bị cho BIDV kênh phân phối mới, hiện đại Internet Banking, Mobile banking; tăng cường tiện ích, chất lượng dịch vụ cho khách hàng thông qua hệ thống in ấn đóng gói tự động; Củng cố an ninh bảo mật cho hệ thống ngân cốt lõi; Đảm bảo khả năng kinh doanh liên tục nhờ hệ thống dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế; Nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ, kỹ thuật thông qua các khóa đào tạo NHĐT và Công nghệ thông tin (CNTT).

+ Nguồn nhân lực: Tính đến 31/12/2016, tổng số lao động của toàn hệ thống là 24.304 người tăng nhẹ 450 người so với năm 2015 đạt 23.854 người, trong đó cán bộ nữ chiếm 58% và cán bộ có trình độ Đại học chiếm 90,25%. Các cán bộ BIDV đều được hưởng những ưu đãi và đạo tào theo đúng hợp đồng ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.

+ Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại: Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống BIDV trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.

+ Kênh phân phối: Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các

sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 190 chi nhánh và hơn 815 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, 1811 máy ATM và hàng nghìn máy POS tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc.

+ Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên.

+ Phát triển mạng lưới: Thực hiện đề án phát triển mạng lưới hoạt động , BIDV đã phát triển và củng cố mạng lưới hoạt động thực sự hiệu quả với 190 chi nhánh (bao gồm cả Sở giao dịch III), 815 phòng Giao dịch, 133 quỹ tiết kiệm (mạng lưới BIDV hiện không còn điểm giao dịch).

Điểm nổi bật trong công tác phát triển mạng lưới đó là BIDV đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, chủ yếu tập trung tại 02 khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm trên 50% tỷ trọng mạng lưới toàn hệ thống); Tạo được hệ thống mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh/ thành phố, phủ kín các khu dân cư tập trung, các đô thị lớn và trung tâm thương mại, tài chính trên toàn quốc; Hình thành mạng lưới Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm hỗ trợ bán sản phẩm bán lẻ, làm tiền đề cho việc phát triển ngân hàng bán lẻ của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020.

Bên cạnh chức năng ngân hàng thương mại, BIDV bằng kinh nghiệm, bản lĩnh và năng lực của một định chế tài chính hàng đầu, đã chủ động, tiên phong thực hiện tái cơ cấu hoạt động ngân hàng và tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Bám sát định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu, hoạt động bán lẻ năm 2016 và quý 2/2017 được hệ thống BIDV triển khai toàn diện trên cơ sở quản trị điều

hành bán lẻ có cải tiến tích cực, hoàn thiện mô hình bán lẻ tại các đơn vị với thông điệp “Hướng tới khách hàng”; không ngừng mở rộng gắn với nâng cao chất lượng mạng lưới truyền thống và mạng lưới ngân hàng hiện đại và đồng bộ hóa hạ tầng, nền tảng công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh.

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy mô

2.2.1.1 Sự đa dạng của sản phẩm ngân hàng điện tử

Thẻ

+ Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ nội địa BIDV là thẻ kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ do BIDV phát hành. Thẻ được sử dụng để giao dịch tại các máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ POS trên toàn quốc. Hiện tại, BIDV có 4 dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa chính: Thẻ BIDV Harmony, Thẻ BIDV eTrans, Thẻ BIDV Moving, Thẻ liên kết. Năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam001 (Trang 39)