Khái niệm thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Khái niệm thời gian nghệ thuật

Thời gian là một phạm trù cơ bản của cuộc sống, là một khái niệm diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian còn là một thuộc tính của sự vận động, thế giới tự nhiên và con người đều tồn tại trong quá trình vận động của thời gian, như trong cuốn Từ điển tiếng Việt có định nghĩa về thời gian: “Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật

chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động, phát triển liên tục không ngừng” [34, tr.1186]. Sự vận động của các sự vật hiện tượng góp phần quan trọng để ta có thể nhận biết được thời gian, tuy nhiên thời gian vốn là cái trừu tượng mà ta chỉ có thể cảm nhận được chứ không thể nhìn thấy được. Nhưng ở trong văn chương nghệ thuật thì tất cả cần phải được thể hiện, hiện hữu, do đó xuất hiện một loại thời gian gọi là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù của hình thức nghệ thuật thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm không giống với thời gian khách quan, ngay cả khi tác phẩm được kể với thời gian một chiều, vì quy trình vận hành của nó không trùng với thời gian tự nhiên.

Trong Thi pháp học ở Việt Nam, thời gian nghệ thuật được định nghĩa:

“Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [8, tr.219]. Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng được thể hiện trong tính chỉnh thể. Khi ta miêu tả, trần thuật diễn biến nội dung tác phẩm, việc trần thuật đó cũng được đặt trong thời gian trần thuật giúp độc giả có thể hình dung cụ thể nội dung đó diễn ra như thế nào. Việc trần thuật trong thời gian trần thuật đem lại hiệu quả cao khi thể hiện được ý đồ mà tác giả muốn truyền tải.

Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật không đồng nhất với thời gian vật chất. Trong tác phẩm có thể nói đến cuộc đời của một con người, có thể là cuộc đời của nhiều con người, thậm chí còn có thể nói đến cuộc đời của nhiều thế hệ, bên cạnh đó không thể thiếu những đoạn hồi tưởng trong tác phẩm. Vì vậy, sự dịch chuyển thời gian từ hiện tại về quá khứ hay tương lai cũng được sử dụng trong quá trình trần thuật, các sự kiện diễn biến như sống động linh hoạt trong các khung thời gian mà tác giả đề cập tới đó là điều khác

biệt so với thế giới vật chất. Bởi vậy “thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại quá khứ và tương lai” [41, tr.61]. Thời gian nghệ thuật có thể là thời gian được diễn ra theo trình tự nhưng cũng có thể thời gian được thể hiện có sự đảo ngược, hoặc trộn lẫm đan xen chứ không nhất nhất phải theo một khuôn mẫu hay phải đúng với thời gian vật chất diễn ra. Trong Vài nét về thi pháp học hiện đại, Đào Thái Sơn nhận định: “Thời gian nghệ thuật chính là một hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật. Nó chính là một phương tiện để phản ánh đời sống và nó được rong ruổi ngược xuôi, đảo chiều một cách tự do, không hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian vật lý. Nó luôn đóng vai trò là hình thức tồn tại, hình thức triển khai hành động, cảm thụ trong tác phẩm nghệ thuật.” [38]. Tất cả thời gian nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm đều được lựa chọn theo ý đồ nghệ thuật của tác giả để đem lại giá trị nghệ thuật cao cho tác phẩm, khẳng định năng lực sáng tạo của tác giả.

Thời gian nghệ thuật - một phạm trù quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đều đi đến quan niệm“thời gian nghệ thuật là những mã khóa vô cùng quan trọng. Đây là nơi cất chứa những ẩn ý nghệ thuật mà soi rọi được nó, ta có thể làm sáng rõ những khúc mắc, giải mã được những vẻ đẹp sâu xa của tác phẩm” [32, tr.8]. Thông qua thời gian nghệ thuật, người đọc có thể khám phá được nhiều yếu tố nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, góp phần cho cách hiểu đa chiều về những sự việc được đề cập tới, giúp cho tác phẩm được tiếp cận với cái nhìn khái quát hơn, khách quan hơn.

Đặc điểm của thời gian nghệ thuật, luôn mang tính cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh, quan niệm nhân văn, do đó nó mang tính chủ quan. Tính chất chủ quan giúp ta phát hiện được thực tại đối với con người. Thời gian nghệ thuật phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm, kể cả tư tưởng của con người trong tác

phẩm nhằm làm cho người đọc cảm nhận được các sắc thái mà thời gian đem lại như: nhanh, chậm, sốt ruột, thư thái, hồi hộp,… Thời gian nghệ thuật còn sáng tạo trên từng yếu tố, người đọc không thể tự cảm nhận nhanh, chậm theo tùy ý mà được dẫn dắt theo từng chi tiết thời gian trong tác phẩm đem lại. Thời gian trong văn học cũng được thể hiện theo cảm nhận của từng nhân vật khác nhau tùy theo hoàn cảnh mà họ sống và thông qua đó cũng thể hiện được quan niệm nghệ thuật của tác giả từ chính nhân vật mà họ sáng tạo.

Trong nghệ thuật, cách thức sử dụng thời gian nghệ thuật cũng được thể hiện rất đa dạng độc đáo và các nhà nghiên cứu đã đưa ra sự phân loại về thời gian nghệ thuật được sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật:

Nhà nghiên cứu văn học Nga M.Bakhtin trong bài viết Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực đã phân loại thời gian nghệ thuật có: Thời gian phiêu lưu, thời gian cổ tích, thời gian tiểu sử và thời gian lịch sử.

Trần Đình Sử quan niệm trong tác phẩm văn học có: Thời gian trần thuật - là thời gian theo dòng vận động tuyến tính một chiều của văn bản ngôn từ, là thời gian của người kể, có mở đầu và kết thúc, có tốc độ và nhịp kể, luôn mang thời hiện tại (thời hiện tại của người nói); Thời gian được trần thuật - là thời gian của sự kiện được nói tới gồm thời gian sự kiện, thời gian nhân vật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian sinh hoạt lịch sử.

Như vậy thời gian nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp học, là một thuộc tính cần thiết của thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan, thời gian có thể xuôi chiều hay đảo ngược hoàn toàn không phụ thuộc vào thời gian vật lý. Thông qua thời gian nghệ thuật, tác giả thể hiện được diễn biến trần thuật của nội dung tác phẩm, làm nổi bật tâm lý nhân vật và qua đó thể hiện được sự cảm thụ về thời gian của người nghệ sĩ một cách tinh

tế, thể hiện được quan điểm nghệ thuật và tạo dấu ấn phong cách riêng trong sáng tạo nghệ thuật.

Tiểu kết chương 1

Võ Quảng sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đấu tranh giữ nước và dựng nước. Ông luôn sống và làm việc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Với lòng say mê văn chương, ông đã chuyển từ sự nghiệp chính trị đến với sự nghiệp văn chương và giành phần lớn sự nghiệp để viết cho thiếu nhi là lứa tuổi luôn được mọi người quan tâm yêu mến và cũng là vùng trời kỉ niệm của mỗi con người khi lớn lên. Ông đã giành tâm huyết và tình yêu thương đối với tuổi thơ để gửi gắm cho thiếu nhi những giá trị đạo đức, những vẻ đẹp gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em, mong muốn nuôi dưỡng tâm hồn non nớt trong sáng luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Cùng với phương châm đó, nhà văn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động văn học trên con đường hình thành và phát triển văn học thiếu nhi, cũng như truyền tải những câu chuyện thiếu nhi một cách sinh động qua kênh hình trong sản xuất phim hoạt hình cho các em nhỏ và để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Các vấn đề lý luận đã nêu ở trên để mở ra hướng nghiên cứu về tác giả tác phẩm một cách khoa học, giúp người nghiên cứu xem xét tìm hiểu đúng đắn, đưa ra được những vấn đề nổi bật và trọng tâm nhất góp phần phát hiện về những thành công mà nhà văn đã đạt được để tạo nên phong cách riêng của tác giả và tạo được dấu ấn của tác phẩm trong lòng bạn đọc. Chúng tôi nhận thấy các yếu tố: thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật trong sáng tác Võ Quảng có những đặc sắc riêng, tạo nên con đường tìm hiểu thế giới nghệ thuật cho phong cách viết của ông.

Chương 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI VÕ QUẢNG 2.1. Đặc điểm thế giới nhân vật

2.1.1. Nhân vật hồn nhiên, giàu nghĩa tình, nhân hậu

Như ta đã biết, con người và cuộc đời của nhà văn cũng có sự tác động rất mạnh mẽ đến những sáng tác mà nhà văn sáng tạo nên. Nhà văn Võ Quảng là một con người lớn lên trong tình yêu của làng xóm, bè bạn, được nuôi dưỡng niềm say mê văn chương từ người cha. Những điều đó đã kết tinh nên một tâm hồn trong sáng giàu nghĩa tình nhân hậu với con người, với cuộc sống xung quanh ông. Nhà văn Đoàn Giỏi trong “Tác phẩm và con người Võ Quảng” nói rằng: “Điều anh Võ Quảng luôn luôn nói yêu thương trong tác phẩm là xuất phát từ tấm lòng nhân ái của anh.” [33, tr.112]. Đó cũng là nền tảng tạo nên nguồn cảm hứng trong ông khi xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình, vậy không quá khó để ta nhận ra nhân vật trong tác phẩm của ông là những con người giàu nghĩa tình nhân hậu.

Nhắc đến nhà văn Võ Quảng với tác phẩm dành cho thiếu nhi, ta không thể không nhắc tới tác phẩm Quê nội của ông. Các nhân vật được ông đề cập tới trong tác phẩm là những người nông dân bình thường, những con người từ già tới trẻ sống trong các gia đình nhỏ như: bà Kiến, ông Hai Dĩ, ông Hoạt, thầy Lê Tảo, chú Năm Mùi, chú Hai Quân, anh Bốn Linh, chị Ba, Cục, Cù Lao,… Đó là hình ảnh của những con người bình dị, thân quen. Hình ảnh của con người lao động ấy rất mộc mạc mang đậm chất con người của xứ Quảng. Với góc nhìn riêng của mình, nhà văn Võ Quảng đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của mỗi con người. Mỗi nhân vật trong tác phẩm có một hoàn cảnh sống riêng, có những vất vả, nhọc nhằn, lo toan riêng, có câu chuyện riêng về cuộc đời mình: chú Hai Quân vì bị áp bức bởi bọn quan lại mà phải bỏ làng ra đi lang bạt nơi xứ người; có người lại bị lưu manh hóa đào tường khoét vách như

ông Nguyên; có người dùng sự mê tín dị đoan dùng thần thánh mê hoặc người khác để kiếm tiền như ông Bảy Hóa, hay ông Hai Dĩ bán thịt chó vì thành kiến của dân làng về việc không nên ăn thịt chó vì họ cho rằng ăn thịt chó là bị ô uế không thể đầu thai, không nên giết thịt chó nên ông bị dân làng cô lập hắt hủi xa lánh; có một bà Kiến suốt đời đói khổ nghèo xơ xác cô đơn …. Họ là những người lao động bình thường, bị áp bức, bóc lột,bị lừa bịp bởi bọn bán nước và lũ thực dân nhưng bên trong họ vẫn là bản chất lương thiện. Khi được giác ngộ cách mạng, họ sống và làm việc hết mình, cống hiến từ tinh thần đến của cải vật chất, tất cả đều một lòng vì sự nghiệp chung của đất nước dân tộc. Hoàn cảnh cuộc sống tạo nên tính cách và số phận mỗi con người, tuy nhiên họ vẫn mang tâm hồn trong trắng, mộc mạc, giản dị và giàu tình nghĩa với những người thân, người làng xóm sống xung quanh mình, thậm chí cả những người từ xa đến cần sự giúp đỡ. Nhà văn đã phát hiện và chỉ ra được những đức tính tốt của người nông dân, họ có sự thay đổi lớn về nhận thức nhất là khi được cách mạng soi đường. Đoàn Giỏi trong Bàn về văn học thiếu nhi có nói về nhân vật trong tác phẩm của Võ Quảng rằng: “Một số nhân vật cùng khổ bị đọa đày đã được sống lại và vươn lên, nảy nở làm được nhiều việc to lớn cho xã hội. Trong hoạn họa khốn cùng họ vẫn biết thương lo cho nhau, vẫn nhớ nghĩ đến nhau… nhân vật phấn đấu vươn lên, trong tác phẩm anh là một bài ca, ngợi hát về con người” [33, tr.113].

Bằng tấm lòng nhân hậu của mình, nhà văn xây dựng những nhân vật mang những hoàn cảnh khác nhau và nêu lên những nét đẹp đáng quý của họ bằng cái nhìn chân thực và cảm động về tâm lí, tính cách của người nông dân ở các lứa tuổi và đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi.

Nói đến nhân vật hồn nhiên giàu nghĩa tình nhân hậu không thể không nói đến hai nhân vật thiếu nhi tiêu biểu của truyện đó là Cục và Cù Lao. Cục và Cù Lao là hai cậu bé còn nhỏ tuổi vẫn mải mê với những trò chơi đánh trận, bơi

lội trên sông, vẫn giận dỗi khi người khác không hiểu mình, hay tò mò những công việc của người lớn,…nhưng đó đều là những chú bé có tấm lòng nhân hậu, chúng yêu những con người bình dị sống xung quanh mình, yêu cuộc sống và cảnh sắc quê hương Hòa Phước. Chúng yêu quý anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, thầy Lê Hảo,… Bên cạnh đó, tuy còn nhỏ tuổi nhưng Cục và Cù Lao cũng đã biết thương cảm xót xa sâu sắc cho số phận của những người nghèo khổ, chúng thương bà Hiến sống cô đơn nghèo khổ và đã tự suy ghĩ được rằng “Tôi và thằng Cù Lao thấy rõ bà Hiến vần chúng tôi đến chơi để bà kể chuyện Phấn Điệp. Vì vậy chúng tôi thường đến chơi nhà bà.” [44, tr.108-109]. Ông Hai Dĩ thịt chó bị mọi người xa lánh vì thành kiến mê tín nhưng Cù Lao và Cục đã “chạy lại bên ông Hai Dĩ” giải thoát khỏi sự “giam hãm trong cô độc” của ông… Cục và Cù Lao là những đứa trẻ nhân hậu, biết yêu thương quý trọng những người xung quanh, là một đức tính tốt được hình thành từ tuổi thơ và đó chính là đức tính điển hình cho nhiều thế hệ thiếu nhi học tập.

Lòng yêu thương, giàu nghĩa tình nhân hậu của nhân vật trong truyện còn có thể bắt gặp ở nhiều chi tiết trải dài xuyên suốt tác phẩm. Trong những trang đầu của tác phẩm, khi giới thiệu về chú Hai Quân lúc chú bị thằng xã Cống bắt trói đánh đập bà con chòm xóm không vì thế mà tránh xa cho khỏi liên lụy đến bản thân mình mà “Bà con cõng chú Hai về nhà, tìm ngải cứu dầm với rượu đắp vào những chỗ toạc máu” [44, tr.66]. Đó là hành động rất thân tình mà người trong làng xóm dành cho nhau, được tác giả miêu tả rất tự nhiên và sống động, mộc mạc mà gần gũi thân thương. Chú Hai do bị áp bức bởi lũ quan lại nên đã bỏ làng ra đi, sau nhiều năm trở về thì họ hàng thân thích cùng bà con chòm xóm đều vui mừng chào đón chú và con trai trở về. Cậu bé Cù Lao lần đầu tiên được trở về quê hương của cha nhưng những người thân hay khách khứa đến chúc mừng cũng không xem cậu là người xa lạ mà ngược lại họ đối với cậu rất thân tình: “Ông Bảy Hóa thò đũa gắp một cục chả giò to

tướng... Chợt ông thả gọn cục chả vào bát thằng Cù Lao. Ông Tư Trai Càng tỏ ra cương quyết, ông bưng cả bát chân giò lấy đũa bới tìm miếng to nhất, chấm nước mắm cần thận, bỏ vào bát của thằng Cù Lao. Đến lượt thầy Lê Hảo cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)