Không gian xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 78 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Không gian xã hội

Bên cạnh không gian thiên nhiên được sử dụng rất nhiều trong tác phẩm, nhà văn cũng đã xây dựng không gian xã hội rất đặc sắc trong những sáng tác văn chương của mình.

Không gian xã hội là không gian của những tầng lớp người, từng cá nhân, từng thế hệ… tạo nên một xã hội phức tạp. Từ không gian xã hội phức tạp đó có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống được các nhà văn khai thác, sáng tạo trong tác phẩm của mình.

Trong sáng tác của Võ Quảng, không gian được xây dựng nhiều nhất là khung cảnh làng quê gắn bó với các em nhỏ. Cái thế giới nhỏ xinh chỉ quanh nhà, mảnh sân, hồ ao, dãy núi. Điều này phù hợp với tâm lí trẻ thơ, bởi các em còn nhỏ tuổi, vốn sống chưa có nhiều, nên viết ở không gian mà các em dễ quan sát gần gũi xung quanh mình.

Trong Quê nộiTảng sáng nhà văn Võ Quảng đã lấy bối cảnh của làng quê Hòa Phước sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945. Tác giả đã lấy cảm hứng từ chính quê hương của mình và chính câu chuyện của mình. Không gian làng quê Hòa Phước được mở ra với sự đổi mới của những buổi đầu của ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Ở làng quê ấy, nhà văn khắc họa một không gian xã hội sôi nổi với nhiều tầng lớp con người, với một niềm tin tưởng vào cách mạng một cách sâu sắc. Trên nền không gian xã hội đó, số phận của từng con người rất đa dạng, dần dần được hiện ra với biết bao nhiêu sự kiện gắn với làng

quê Hòa Phước. Trong làng, mỗi người mang một số phận khác nhau, có những con người luôn hăng hái theo cách mạng như anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành,…có những số phận phải sống trong cảnh nghèo đói, có những số phận phải tha hương cầu thực, có những số phận phải đi lừa lọc để dành lấy miếng ăn, có người thì bị xa lánh bởi thói mê tín dị đoan,… Có nhiều số phận khác nhau như vậy nhưng sau khi cách mạng bước đầu thành công, những con người nơi đây đã một lòng tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng của đất nước: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ trở về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân...” [44, tr.127]; “Ngày mai chúng ta sẽ ấm no hạnh phúc, ta sẽ xây dựng những ngôi nhà đồ sộ, những vườn tược thênh thang, những bể bơi, những bãi tập, sẽ đóng những tàu thủy đi khắp địa cầu…” [44, tr.132]. Với niềm tin mãnh liệt, họ đã đoàn kết, cùng nhau trải qua nhiều khó khăn gian khổ trong sự nghiệp hoạt động cách mạng. Trong xã hội ấy, từng lớp người, từ trẻ đến già một lòng hướng đến cách mạng theo cách riêng của mình: Trẻ con bên cạnh việc chăn trâu còn phải tích cực đến trường, thanh niên tăng gia sản xuất và tham gia đội tự vệ, người già cũng học chữ và tham gia cách mạng khi được kêu gọi. Trong xã hội ấy không khí cách mạng đang sôi sục ngày một dâng cao, theo tinh thần cách mạng của mỗi con người. Họ hòa mình vào nỗi lo chung của đất nước, ai ai cũng muốn góp sức mình vào công việc của quê hương, họ nghĩ ít hơn cho bản thân mình, muốn giúp đỡ người khác với lòng nhiệt thành không màng tư lợi. Những con người ấy luôn sát cánh bên nhau không chỉ trong công cuộc chuẩn bị cho cách mạng, kể cả khi giặc đến nhà họ cũng một lòng hoạt động cách mạng, giúp đỡ che chở cho những chiến sĩ cách mạng. Khi quê hương có những người anh dũng hi sinh, họ không hề run sợ vẫn một lòng nung nấu ý chí trả thù lũ giặc cướp nước, cùng chung sức, chung lòng đánh đuổi được kẻ thù ra khỏi quê hương.

Nhà văn đã đưa bạn đọc vào một không gian xã hội thật sôi nổi nhộn nhịp của những con người yêu quê hương, yêu độc lập tự do. Những nhân vật được tác giả nói tới, phần lớn là những con người tốt bụng với những hành động tốt, luôn yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Tác giả đặt họ ở rất nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều có lòng yêu thương con người, yêu thương quê hương đất nước. Nhà văn xây dựng không gian xã hội với những con người đáng quý như vậy là tác giả đã đem đến cho bạn đọc thêm niềm tin yêu vào cuộc sống cho dù cuộc sống có bao nhiêu đổi thay. Đối với các em nhỏ có thể lấy đó là những tấm gương để noi theo học tập, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên trong sáng có thể được phát triển một cách tốt đẹp và toàn vẹn nhất.

Bên cạnh không gian xã hội sôi nổi, với nhiều lớp người của những buổi đầu sau Cách mạng tháng Tám, Võ Quảng miêu tả rất đặc sắc không gian làng quê Việt Nam nói chung và làng quê Hòa Phước nói riêng. Không gian đó là hình ảnh của núi Thạch Bích; con sông Thu Bồn nơi bọn trẻ con chơi trò giật lá, bơi lội, là bến thuyền nhộn nhịp giao lưu với những vùng miền khác và là con đường hoạt động cách mạng của những chiến sĩ cách mạng yêu nước; đó là những bãi dâu bãi mía xanh mướt; đó là cái miếu bà Tằm được dựng lên từ thuở nào không biết; đó là con đường làng thênh thang “Bên trái là bãi dâu trải ra lớp lớp. Dọc đường chốc chốc một hồ nước hiện ra như một tấm gương sáng quắc. Quanh hồ, những bụi tre xanh nghiêng nghiêng trên nước. Đường vào chợ càng rộn rịp.” [44, tr.85]; Chợ quê Hòa Phước đã được tác giả miêu tả thật sống động, người đọc khi tiếp cận tác phẩm cũng có thể cảm nhận rõ nét sự sôi nổi đó: “Chị Bốn lo bán vải sợi trước. Người nào cũng có một cái cân trên khuy áo trước ngực, trên vai vắt một khăn vuông to. Cuộn sợi nào cũng được người mua sờ bóp,… Bán vải xong, chị Bốn rẽ sang hàng hoa quả. Mít chất thành đống, có trái to bằng cái lu…Bà bán hoa quả thấy thằng Cù Lao đội cái

mũ nồi lạ lạ, liền nhặt đưa cho nó hai quả ổi nếp, hỏi thăm có phải nó ở lục tỉnh về không? Ai cũng tốt bụng, cũng muốn cho người khác một vật gì. Mọi người trong chợ đều vui vẻ…Chợ có chỗ bán thanh tre, than củi. Các bà bán than mặt mày đen thui…Dây dừa khoanh thành khoanh. Dầu rái đựng thành gàu. Chè tươi bó thành bó. Ngô khoai vừng đỗ phơi đủ màu sắc. Thằng Cù Lao đứng trước hàng cá biển, nó nhìn chằm chằm miệng há hốc. Không ngờ những loài vật nó thường vọc, thường bị kẹp, ở đây đều có đủ…Dù ai đã đi khắp thiên hạ, đọc hết sách vở, nhưng nếu chưa thăm chợ Quảng Huế thì trình độ vốn hiểu biết còn thấp…” [44, tr.86-87]. Tác giả đã miêu tả rất dài, rất kĩ cảnh chợ Quảng Huế như để gợi nhớ cho những người con của quê hương và cũng như để giới thiệu với con người ở khắp mọi miền Tổ Quốc, những sản vật đặc sắc mang đặc trưng của quê hương mình. Không gian làng quê Hòa Phước dần hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp và sống động, một khung cảnh rộng lớn và trù phú được tác giả mỗi lần nhắc đến đều miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết xen lẫn cảm giác tự hào. Bức tranh ấy có núi sông, có bến đò, có đồng bãi, có đường làng thênh thang, có phố chợ nhộn nhịp,…Từ những sản vật của quê hương, hay lợi thế từ địa hình, con người, tác giả đã đưa bạn đọc đến với những nghề nghiệp mang tính chất đặc trưng của người dân nơi đây như: nghề làm kẹo, nghề làm mắm, nghề bịt bát, nghề bán dầu rái, nghề làm tằm, nghề làm mía đường, có những con người thì sống bằng nghề săn bắn, lái đò hay buôn bán,… Đó đều là những nghề nghiệp vất vả nhưng lương thiện của những con người cần cù chăm chỉ, hiền hòa như chính dòng sông Thu Bồn ở quê hương của họ.

Đến với con người, với khung cảnh làng quê Hòa Phước, tác giả đã đem đến cho bạn đọc một không gian xã hội rất đẹp, rất yên bình, rất trù phú. Dù họ có phải vật lộn với cuộc sống thường nhật hay vật lộn với cuộc chiến giữ nước, trong họ vẫn luôn giữ một tình yêu đất nước, quê hương, con người. Chúng ta thấy cuộc sống của họ chưa bao giờ chững lại, họ luôn hăng say lao động, hăng say cống hiến sức người, sức của cho cách mạng. Những con người bình dị ấy

đã làm nên một sức mạnh đoàn kết lớn lao, góp phần giành lại và gìn giữ độc lập cho đất nước, quê hương.

Nhà văn chỉ nhắc cụ thể đến vùng quê Hòa Phước, nhưng qua những hình ảnh được đề cập tới có thể thấy đó là hình ảnh của cả một vùng miền trung có núi rừng, có hải đảo, có những người nông dân cần cù chăm chỉ yêu nước, mở rộng hơn nữa là hình ảnh của những làng quê trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Không gian xã hội mà nhà văn đem đến là một bức tranh thật đáng quý, bức tranh đó đã lưu giữ một vẻ đẹp đơn sơ, gần gũi, thân quen của dân tộc trong tâm hồn mỗi con người. Đó còn là những tình cảm được gợi lên một cách tinh tế, giàu hình ảnh trong lòng các em nhỏ về cuộc sống xã hội, về cộng đồng, về những cuộc đấu tranh gian khổ trong công cuộc dành độc lập cho nước nhà.

Nhà văn Võ Quảng đã xây dựng một không gian xã hội thật đặc sắc bởi sự miêu tả tự nhiên, gần gũi thân quen. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi của ông hiện ra với cảnh làng quê thật đẹp, thật sôi động, thật trù phú, bên cạnh đó là những lớp người trong xã hội ấy được xây dựng với những phẩm chất rất riêng nhưng mang cái chung của con người làng quê Việt Nam nhân hậu, cần cù, dũng cảm.

Trong những sáng tác văn xuôi của Võ Quảng, bên cạnh đề tài viết về quê hương, đất nước, con người còn có mảng đề tài rất đặc sắc nữa đó là những câu chuyện đồng thoại rất ngộ nghĩnh, gần gũi và được các bạn nhỏ yêu thích.

Trong những câu chuyện đồng thoại của Võ Quảng, ta có thể gặp nhân vật là các con vật trong truyện, một mảng đề tài giàu có về các loài chim và thú. Từ những con vật quen thuộc gần gũi với con người như: trâu, bò, gà, vịt, mèo, lợn…Những con chim trời: chào mào, chim khuyên, cò vạc, quạ, vàng anh, bói cá, vẹt... Những con vật ở rừng như: thỏ, cáo, voi, khỉ, hổ,… hay những con vật khác như cóc, ếch nhái, cá,… Ở đó ta có thể gặp một xã hội chim, thú đông vui

nhộn nhịp luôn luôn náo động, gắn liền với những bài học giáo dục trẻ em nhẹ nhàng đáng yêu.

Những truyện đồng thoại tiêu biểu của Võ Quảng có thể kể đến các truyện như: Những chiếc áo ấm, Bài học tốt, Ngày Tết của Trâu Xe, Anh Cút Lủi, Sáo Sậu và đàn trâu, Sự tích những cái vằn, Mắt Giếc đỏ hoe, Con đường hẹp, Chuyến đi thứ hai,… Với những câu chuyện thật nhẹ nhàng giản dị, dễ hiểu, đã đưa nhà văn Võ Quảng đến gần hơn với thế giới của thiếu nhi với nhiều mảng màu khác nhau. Điều đó cho ta thấy một phong cách sáng tác rất sáng tạo, đa dạng mang đậm bản chất riêng của nhà văn chứa đựng một trái tim giàu tình yêu thương với con người, với cuộc đời.

Trong những câu chuyện đồng thoại, nhân vật là các con vật bé đến các con vật lớn, từ các con vật gần gũi với con người cho đến các con vật sống trong rừng sâu. Tác giả đã khắc họa độc đáo không gian xã hội của thế giới loài vật một cách sinh động, đầy màu sắc, đầy sức sống, đem đến cho bạn đọc sự hình dung và cảm nhận rõ nhất, đặc biệt là đối với các em thiếu nhi.

Không gian xã hội ta thường thấy trong truyện đồng thoại của nhà văn Võ Quảng là không gian ở trong rừng, trên trời, dưới nước và những không gian quanh nhà cửa của con người. Từ những không gian đó, tác giả đã tạo nên một không gian xã hội rất sinh động, nhộn nhịp và có nhiều vấn đề được đề cập tới. Thế giới loài vật được xây dựng với nhiều con vật thuộc nhiều giống loài khác nhau với những tính cách, khả năng riêng biệt và tất cả sống trong một xã hội với chức năng riêng của mình. Tuy nhà văn xây dựng nhân vật là các con vật nhưng trong cuộc sống giữa chúng cũng có mối quan hệ phân biệt theo tuổi tác, giới tính, làng xóm, ta có thể biết được điều đó qua cách xưng hô giữa các con vật với nhau có thể kể đến như: chị Tằm, bác Nhím, anh Bọ Ngựa, anh Gà Lôi, chị gà mái, anh Trống Tía,….

Cụ thể hơn ta có thể đề cập tới không gian xã hội trong truyện Những chiếc áo ấm. Ở trong truyện này ta có thể gặp các nhân vật như Nhím, Thỏ, Tằm, Bọ Ngựa, Ốc Sên, Ổ Dộc. Câu chuyện xoay quanh việc đi tìm người để làm một chiếc áo ấm cho Thỏ, mỗi nhân vật chỉ có một khả năng riêng nên phải có sự kết hợp của nhiều khả năng của mỗi loài vật thì mới làm được chiếc áo hoàn chỉnh. Sau đó, các con vật đều thấy khả năng của mình có thể làm được việc rất có ích là làm áo ấm cho mọi người nên đã lập ra xưởng may áo ấm và nhiều khách hàng tấp nập đến xưởng may. Qua câu chuyện này, độc giả có thể thấy được cuộc sống của những nhân vật trong truyện đồng thoại cũng mang tính chất cộng đồng rất cao. Mỗi con vật được nói tới như một cá thể riêng biệt của thế giới loài người, chúng cũng không thể sống một mình và làm những công việc một mình. Bên cạnh đó, chúng cũng có những nhu cầu cá nhân và có tình yêu thương giúp đỡ từ cộng đồng, đó là một bài học tốt đẹp thể hiện tình đoàn kết của những con vật cùng chung sống trong cộng đồng loài vật. Chúng cũng có nghề nghiệp riêng, có xưởng may, cùng những khách hàng tấp nập. Ta thấy một cuộc sống nhộn nhịp với nhiều hoạt động của xã hội, rất rõ nét, tuy nhiên vẫn mang đậm những đặc điểm riêng của từng loài vật.

Truyện Đêm biểu diễn cũng đem đến một không gian sôi động không kém. Truyện kể một con cáo đi vào làng để bắt gà về ăn, đã bắt gặp một sân khấu của những con gà đang tuyên dương một chị Mái Nâu có thành tích mỗi ngày có thể sản xuất ra một trứng, có anh phóng viên Trống Tía đến để lấy tin viết báo tuyên dương cho mọi người cùng học tập, rồi là chị Mái Nâu có thành tích thì sẽ nhận được nhiều thóc và còn cần được sự bảo vệ, có cả những màn múa hát để “Ca ngợi sản xuất”, còn chụp ảnh để in lên trang báo, rồi là màn chia sẻ kinh nghiệm của cô giáo Mái Nâu,… Tuy đây là câu chuyện một chú cáo gặp một đám gà rối (dùng để biểu diễn), nhưng tác giả đã đem đến cho bạn

đọc một không gian sôi động của “cộng đồng” gà, trên một sân khấu tuyên dương tinh thần sản xuất giỏi. Không gian xã hội đó không chỉ sôi động mà còn rất quy củ, mỗi chú gà ở đó đều có một chức năng riêng của mình. Tác giả đã đem đến những câu chuyện của hiện thực đời sống con người, xây dựng nên một không gian xã hội trong thế giới loài vật và truyền tải những thông điệp, những hoạt động của cuộc sống, dễ đi vào trong tâm trí các em thiếu nhi hơn. Với trẻ em, chuyện sản xuất, hay những công tác xã hội có thể không được các em nhỏ quan tâm bằng những trò chơi giải trí. Vậy để các em thiếu nhi dễ tiếp cận với những vấn đề xã hội, Võ Quảng đặt không gian xã hội trong thế giới loài vật để các em nhỏ tiếp cận với xã hội và môi trường một cách dễ dàng hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)