Nhân vật gắn bó thiết tha với quê hương đất nước, với cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 44 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Nhân vật gắn bó thiết tha với quê hương đất nước, với cách mạng

Trong mỗi chúng ta ai cũng có Quê hương trong trái tim mình. Hai tiếng Quê hương như ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người. Dù đang sống ở quê hương hay đi xa quê hương thì tiếng gọi trong trái tim, nỗi nhớ trong tiềm thức vẫn luôn nhắc nhở một tình yêu quê hương vô bờ. Nhà văn Võ Quảng có tuổi thơ gắn bó với làng quê, sống hết mình với làng quê Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nơi đây là miền quê có thiên nhiên trù phú, con người bình dị chân chất, gần gũi thân thương. Nhà văn Võ Quảng sinh ra và lớn lên ở đây. Quê hương đã nuôi dưỡng cho nhà văn có một tâm hồn giầu lòng nhân ái trước cuộc sống và tình người, tình đời. Lòng nhân ái ấy được lan tỏa tới những con người sống xung quanh. Làng quê ấy cũng chính là mảnh đất đã đem đến cho Võ Quảng cái nhìn nghệ thuật độc đáo hấp dẫn về cuộc sống, phong tục tập quán và những nét độc đáo ở quê hương Quảng Nam.

Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm, cảm xúc. Nó mang lại cho con người những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước trước cuộc sống phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ và nhất là trước chiều sâu của thế giới tâm hồn. Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng lớn, dồi dào của văn học mọi thời đại và được các nhà văn khai thác với nhiều khía cạnh khác nhau.

Như ta đã biết, nhà văn Võ Quảng dành một tình yêu sâu nặng với con người và làng quê Việt Nam. Từ tình yêu đó, khi viết về đề tài thiếu nhi, ông như huy động cả tuổi thơ đầy sôi nổi của mình để thấu hiểu từng thế hệ thiếu nhi qua mỗi trang viết. Nhà văn đã viết lên những kí ức đẹp của mình về thời thơ ấu, về quê hương, về cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử dân tộc qua tác phẩm Quê nộiTảng sáng rất thú vị, hấp dẫn và đã thu hút được sự chú ý của

nhiều em nhỏ Việt Nam và thế giới. Nhà văn Võ Quảng đặt câu chuyện diễn ra ngay tại quê hương của mình, trong bối cảnh đất nước sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày tuyên ngôn độc lập của đất nước năm 1945, một mốc lịch sử quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Tại thời điểm đó, người dân ở làng Hòa Phước cũng có cuộc sống và tinh thần hòa chung với không khí của đất nước. Các nhân vật hiện lên trong tác phẩm là những người nông dân bình thường, từ những đứa trẻ hiếu động đến những người trưởng thành đều có một tình yêu quê hương rất sâu sắc. Tình yêu đó được thể hiện rất rõ nét, cụ thể khi họ cùng nhau xây dựng chính quyền cách mạng ở địa phương dưới sự chỉ đạo của cán bộ cách mạng và công cuộc chuẩn bị chống giặc giữ gìn quê hương làng xóm. Đây là sự thay đổi của xã hội mới, sự chuyển mình của dân tộc khi đất nước dành được chính quyền. Sự thay đổi đó đến với từng lớp người, từng gia đình đã làm thay đổi nhiều cách suy nghĩ và nếp sống của họ: “Họ thường làm việc quá sức mình một chút. Suốt ngày họ lo đến công việc xã hội hơn là công việc nhà mình. Nông thôn sôi động như một gia đình vừa thức giấc.” [44, tr.489]. Từ sáng sớm thanh niên đã rủ nhau tập tự vệ, trẻ em đi học ở lớp của thầy Lê Hảo thì được học những bài thơ yêu nước, những bài hát cách mạng. Bên cạnh đó có anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành, một vai việc nhà, một vai việc nước vậy mà trong lòng vui phơi phới. Ông Bảy Hóa từng sống tha phương mà không kiếm nổi miếng ăn, khi đất nước theo cách mạng cướp chính quyền ông trở về quê tham gia vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Cục và Cù Lao tuy còn nhỏ tuổi nhưng cũng đã góp công sức mình vào công cuộc kháng chiến: chúng cùng dượng Hương Thư và chú Hai Quân đi lấy gỗ làm trường học, cũng đi gác, đi nghe ngóng tình hình chính trị, giúp đỡ những người trong làng và đặc biệt còn tham gia vào chiến dịch diệt giặc dốt, giặc mù chữ… Tất cả họ đều tham gia vào cách mạng rất nhiệt tình, với một niềm tin vào thắng lợi của cách mạng một cách mạnh mẽ, họ tin

vào một tương lai rất rộng mở: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ trở về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi phải ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được. Ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy xứ. Làm việc vài giờ một ngày cũng đủ sướng lắm” [44, tr.127]. Niềm tin đó đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người hăng hái tham gia cách mạng bằng sức người, sức của, bằng những gì mà họ có thể. Làng Hòa Phước sau khi dành được chính quyền thật khác với làng Hòa Phước bị dày xéo, đè nén trước đây, khác cái ngày mà chú Hai Quân phải bỏ làng ra đi vì sự bức hiếp của bọn xã cống. Giờ đây khắp xóm làng như được vỡ òa khi được có cuộc sống của sự tự do, tự chủ. Nhà văn đã dựng lại rất thành công một khoảng thời gian quan trọng của lịch sử, đó là cuộc sống sau cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, là sự chuyển mình rất tích cực hướng đến một xã hội tự do dân chủ mà mọi người đã đặt niềm tin rất mạnh mẽ. Hòa chung không khí của cả nước, những người dân ở làng Hòa Phước tham gia vào chuyện nhà, chuyện làng xóm, chuyện đất nước, ai cũng muốn tham gia chung sức để làm việc, để xây dựng, không ai muốn đứng ngoài cuộc cả. Họ tất bật việc nhà, trồng dâu nuôi tằm, tăng gia sản xuất, bên cạnh đó họ cũng hăng say tham gia luyện tập tự vệ, xây trường học, dạy bình dân học vụ, dự tập huấn cán bộ… Nhà văn Võ Quảng thể hiện sự quan sát, suy ngẫm và tình yêu quê hương rất sâu sắc tinh tế giúp cho độc giả được tiếp cận với những con người có tình yêu quê hương rất giản dị, mộc mạc. Tình yêu đó được thể hiện bẳng cả tấm lòng và hành động. Họ yêu quê hương của mình nên họ muốn tham gia vào tất cả những việc của xóm làng, đất nước với niềm tin tưởng rất lớn lao vào một ngày mai tươi sáng của đất nước, góp sức mình từ những điều nhỏ nhất. Và đặc biệt hơn là tình yêu quê hương đó không phải chỉ xuất hiện ở một số ít nhân vật mà có ở khắp các xóm làng, thể hiện tình yêu quê hương bằng việc tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương mình.

Nói đến làng quê Việt Nam thì hẳn ai cũng nhớ ngay đến cảm giác thanh bình với những cánh đồng, dòng sông, cây đa làng, những đứa trẻ và những người nông dân mộc mạc, chất phác. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một cuộc sống làng quê Việt Nam bình dị. Cũng với những hình ảnh làng quê ấy, nhà văn Võ Quảng đã tái hiện lại cuộc sống làng quê muôn màu muôn vẻ qua từng trang viết trong sáng tác của ông. Những trang viết đó khiến cho bao bạn đọc đều có thể như nhìn lại, như chìm đắm vào kí ức quê hương của mình, như Đoàn Giỏi đã từng nói: “Tôi như gặp lại - nói theo kiểu người xưa - một quê hương tiền kiếp, như thể kiếp trước tôi đã từng sống, lớn lên và chết ở đó một lần rồi”[44, tr.452].

Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương. Nhân vật của Võ Quảng họ sống và hòa quyện với phong tục tập quán mang đặc trưng riêng của quê hương Hòa Phước. Phong tục, sinh hoạt ở làng quê Việt Nam đều có tính cộng đồng làng xóm, tuy nhiên, mỗi vùng làng quê có những nét đặc trưng riêng nổi bật nào đó. Trong sáng tác, Võ Quảng đặt tên cho nhân vật của mình bằng những cái tên rất gần gũi thân quen đối với người miền trung như: chú Năm Mùi, chú Hai Quân, anh Bốn Linh, chị Bốn, dượng Hương Thư, Cục,…Những cái tên đó tạo một cảm giác gần gũi của những người trong làng như những người thân trong gia đình. Họ yêu những câu hát gắn bó với quê hương mình như hát tuồng, hát bài chòi,… Nhân vật chú Hai Quân rất thích nghe hát, cũng vì đang làm việc mà đi nghe hát nên bị bọn quan lại lấy cớ mà đánh đập: “Chú cũng háo hức như mọi người…Chú Hai trèo lên một cành cây thả người xuống mái rạp, vạch tranh dòm xuống…Chú Hai Quân bị hút theo Đổng Kim Lân đang gập ghềnh bước theo bóng ma của Khương Linh Tá…” [44, tr.63-64-65]. Chú Năm Mùi

được nhắc đến với khả năng hát bài chòi rất hay khi đánh bài chòi: “Thường ngày tết, chú Năm Mùi hô đánh bài chòi hay lắm…Chú Năm lắc cái ống bài, rút một con hô to:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngõ ý còn vương tơ lòng. Duyên em dù nổi chỉ hồng,

May ra khi đã tay bồng tay mang.

Là con…bát bồng.

Chú Năm hoặc lấy từ trong Kiều, trong Lục Vân Tiên, trong Thạch Sanh và trong các loài vè trên đời, hoặc tự ứng khẩu sáng tác ngay tại chỗ, phục vụ kịp thời… Giọng của chú trầm bổng, ngân nga reo vui, thanh thoát là tùy theo nội dung câu thơ chú hô. Không chỉ chúng tôi quên mệt, quên ăn quên ngủ, mà cả Hòa Phước đều mê cái giọng chú. Chú Năm phục vụ suốt mấy ngày tết mà không lấy một đồng xu nào cả.

Đó là những hình thức nghệ thuật dân gian rất được người miền Trung ưa chuộng. Họ say mê và bị thu hút khi những câu hát được cất lên, tạm quên những bộn bề của cuộc sống mà say đắm lòng mình nghe hát. Bên cạnh đó, những nhân vật trong truyện cũng là những con người gìn giữ và làm sống lại nét văn hóa ẩm thực của con người Hòa Phước: chị Ba làm xôi ngọt “Chị Ba vuốt nếp, hông xôi, nấu đỗ, trộn vào nhau, xéo với đường làm món xôi ngọt. Chị Ba bới tất cả vào một cái khay, ép xôi lại, rắc vừng. Mùi thơm của xôi bay ra, tưởng không có mùi thơm nào thơm hơn được.”[44, tr.85], còn giúp bác Úc làm món bánh giò “Chị vuốt nếp, hông đỗ, lấy lá dong gói thành những miếng bánh vuông vức to bằng đầu gối.”[44, tr.85]; hay cơ man nào là những món bánh được bày bán ở chợ như: bánh nậm bột mịn nhân tôm, bánh ú, bánh gio

gói lá dong buộc thành chùm, bánh bèo đổ trên bát, bát nào cũng nhẫy mỡ rắc đầy nhân thịt với tôm, bánh xèo, bánh đa thơm phức. Bên cạnh đó còn có những món ăn mà trẻ con Hòa Phước đãi tiệc nhau như món dái mít ép gừng, còn người lớn lại thích món thịt chó mà dân Hòa Phước ăn lần đầu và chén vào là bén mùi,… Những món ăn bình dị quen thuộc đó của người dân Hòa Phước đã được tác giả miêu tả một cách sống động với những cách thức chế biến đặc trưng nhất của vùng miền Nam Trung Bộ, góp phần giới thiệu nét văn hóa ẩm thực quê hương gợi niềm yêu thích, hứng thú tìm hiểu đối với bạn đọc mọi miền của Tổ quốc. Từ kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm, kéo mía làm đường, từ sản vật phong phú đưa về chợ Quảng Huế, từ cái áo của người tản cư, cái tóc của cô gái, hay những điệu hát bài chòi; phong cảnh làng quê là những điều mà con người nơi đây rất tự hào về làng quê của mình; trong đó, không thể không kể đến con sông Thu Bồn, là nơi giao lưu buôn bán đón thuyền từ các nơi đến, là nơi ngụp lặn chơi đùa của trẻ con trong làng cũng là nơi mà Cục và Cù Lao tập bơi với ý nghĩ tham gia chống giặc,.. Tất cả đều được hiện lên giàu hình ảnh, chi tiết, cụ thể, sinh động, thể hiện sự gắn bó và tình yêu vô bờ của người dân Hòa Phước đối với làng quê của mình từ những điều bình dị nhất.

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng vô tận khơi gợi những sáng tạo nghệ thuật của những người nghệ sĩ, nhiều nhà văn đã thể hiện rất thành công tác phẩm của mình khi xây dựng nhân vật gắn với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nhắc tới truyện Đất rừng phương Nam là một tác phẩm dành cho thiếu nhi rất đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi. Quyển sách đưa ta đến với cảnh sông nước nơi miền Tây của Tổ quốc, theo dấu chân nhân vật An, không gian văn hoá và cảnh sắc phương Nam mở ra rộn ràng đầy sức sống. Nơi có những cánh rừng mộc mạc, nguyên sơ “Những đêm giật mình thức giấc nằm nghe tiếng gió rít thê lương từ các cánh đồng xa mông quạnh và lắng nghe tiếng nước chảy ào ào dưới chân cầu nước (Bậc thang bắc ra sông để giặt giũ

hay lấy nước) bắc ra con kênh thẳng tắp chạy dài vô tận trước ngôi chợ này”

[11, tr.1]. Những con sông chằng chịt khắc sâu một nỗi sợ, rồi nỗi tò mò và khát khao khám khá, những con kênh mang đủ dáng hình, những khu chợ nổi tấp nập trù phú trên sông “Tôi ngồi đong đưa hai chân trên mui chiếc thuyền chở gạo ngóng lên chợ. Đèn măng-sông trong các hiệu buôn, các tiệm ăn của người Hoa kiều thắp lên sáng rực. Chỗ khoảng sân rộng, những người đàn bà nông dân mặc quần áo bà ba đen, khăn rằn đen vắt chéo qua vai ngồi xếp từng dãy dài sau những chiếc cần xé to tướng, những chiếc thúng đựng đầy ắp không trông rõ và không biết đó là thứ gì mà họ mang ra chợ bán. Mỗi người bán hàng đều thắp một ngọn đèn con ở chỗ mình ngồi. Và những người đi chợ, cũng có nhiều người cầm theo trên tay một ngọn đèn. Đèn người mua, đèn người bán cứ như sao sa.” [11, tr.2]. Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước cùng những cánh rừng xanh tốt: “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối - thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.” [11, tr.257], ta như được trực tiếp ngắm nhìn những cảnh vật ấy qua lời ông kể, vô cùng sống động, có hồn. Bên cạnh đó còn là những làng quê hoang vắng và những con người chịu thương chịu khó, chân chất thật thà. Họ lam lũ ngày cày cuốc để đem lại bát gạo hạt cơm trắng ngần. Tất cả hoà quyện, làm nên phương Nam chân chất, mộc mạc. Truyện đặt trong bối cảnh chiến tranh, nhưng không khô cứng tuyên truyền, mà tác giả viết nên những yêu thương có thật, lúc bồng bột, lúc thành sức mạnh kiên cường. Nhà văn như đưa bạn đọc hòa vào chuyến phiêu lưu cùng bé An trong rất nhiều nỗi

niềm: yêu thiết tha quê hương Việt Nam, căm thù sâu sắc bọn Pháp xâm lược tàn độc, cảm thương cho cuộc đời bé An và những người dân nghèo bị đàn áp đến tột cùng… Đọc Đất rừng phương Nam ta còn được chìm đắm trong cái cảnh quan kì vĩ của xứ sông nước với những sân chim bạt ngàn, những con sông hùng vĩ, những nhành cây, ngọn cỏ, buổi họp chợ,... Tất cả đều được tái hiện rõ rệt trong từng câu văn. Đó chính là những hình ảnh của nhân vật gắn bó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 44 - 52)