Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 95 - 109)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Thời gian tâm lý

Thời gian mà chúng ta cảm nhận từ trong tâm thức là thời gian chủ quan, thời gian tâm lý, nó diễn ra nhanh hay chậm tùy theo tâm trạng của mỗi người. Những ngày giờ buồn chán hay sợ hãi hình như kéo dài hàng thế kỷ, còn những năm tháng hạnh phúc hình như trôi qua trong khoảnh khắc. Đối với người già, thời gian càng trôi qua nhanh chóng. Tuổi càng lớn, thời gian tâm lý càng rút ngắn. Các triết gia ở các thời đại khác nhau đều cảm nhận rõ sự khác biệt đó giữa cái gọi là thời gian khách quan, thời gian của đồng hồ với thời gian tâm lý thời gian mà tâm con người cảm nhận tùy theo trạng thái tâm lý của con người. Thời gian tâm lý được sử dụng rất hiệu quả trong sáng tác văn học qua hành động của dòng hồi ức, hay dòng ý thức, cùng những biến động tâm lý của nhân vật. Dòng hồi ức đó có thể đưa ta về quá khứ, hay cảnh vật cũng có thể tác động tâm lý của nhân vật.

Tác phẩm Quê nộiTảng sáng của nhà văn Võ Quảng sử dụng thời gian tâm lý không nhiều, nhưng có thể nhắc tới tâm lý của Cục và chú Hai Quân. Xuyên suốt tác phẩm đã có sự trưởng thành rõ rệt trong suy nghĩ và hành

động. Mở đầu truyện nhà văn đưa bạn đọc đến với buổi bình minh của Cục:

“Sau ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, tôi thường thức dậy sớm. Khi thức giấc, tôi cứ tưởng mình như vừa chợp mắt, tai tôi còn nghe tiếng hô tập tự vệ của chú Năm Mùi:…” [44, tr.39]. Thời gian buổi bình minh đó đưa người đọc theo dòng suy nghĩ của Cục, gợi ra hình ảnh của làng quê thanh bình

“Sau ngày Tổng khởi nghĩa”. Những hình ảnh đó chỉ là những hình ảnh giản dị của cuộc sống, nhưng cuộc sống đó được diễn ra khi quê hương đất nước mới giành được quyền tự chủ, thể hiện được niềm hân hoan vui sướng xen lẫn tự hào của nhân vật rất rõ nét. Cục tuy còn nhỏ tuổi nhưng luôn thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc, đã ý thức được tầm quan trọng của cách mạng và có một niềm tin tưởng vào cách mạng rất lớn lao: “Tôi nhớ lại rất rõ buổi nói chuyện của anh cán bộ với ban chỉ huy tự vệ. Anh nói đi nói lại mấy lần: Ngày mai ta sẽ kiến thiết như thế này. Ngày mai ta sẽ xây dựng thế kia. Thế mà chị Ba giám bảo tôi đã học sách nói láo của ông Tư Đàm. Cái oan của tôi còn nặng hơn cái oan của thị Kính. Mẹ thường bênh tôi, nhưng nay cũng về một phe với chị Ba, cho tôi nói láo. Con trâu Bĩnh vừa đến bờ sông, tôi vụt cho nó một roi. Con Bĩnh bị vố bất ngờ nhảy chồm ra sông, nằm mẹp xuống nước. Tôi thẫn thờ nhìn quanh.” [44, tr.131]. Cục có một lòng tin tưởng lớn lao vào sự nghiệp cách mạng. Cục cảm thấy hậm hực, dù có bị chị và mẹ cho rằng nói láo thì Cục vẫn cứ tin vào những thành quả đạt được mà thành công của cách mạng sẽ đem tới. Sự hậm hực của Cục cũng rất đáng yêu, bởi lòng tin của đứa trẻ cảm thấy bị tổn thương khi bị người khác phủ nhận. Sự hậm hực chẳng biết tỏ cùng ai, chỉ biết trút vào con trâu Bĩnh, nhưng dù có đánh roi con trâu Bĩnh thì Cục vẫn buồn. Điều này cũng cho thấy được sức mạnh của cách mạng chính là lòng tin yêu của nhân dân từ mọi lứa tuổi. Dần dần nỗi ấm ức trong lòng Cục cũng được nguôi ngoai, Cục không chỉ đặt niềm tin vào cách mạng mà Cục còn bắt tay vào hành động. Cục đã được nhận trọng trách rất lớn lao là dạy học cho bà

Kiến: “Chiều bắt đầu xuống. Ráng chiều làm đỏ ối cả lòng sông Thu Bồn. Về phía tây, cây sung đầu làng như ngập trong lửa. Bãi dâu đã sẫm lại, nhòa dần trong bóng tối. Tôi đánh trâu Bĩnh về chuồng. Tôi cần đến sớm nhà bà Kiến để… giải thích và khai giảng…

Tôi khệ nệ bước vào. Tôi nhớ chị Ba đã dặn đi đứng phải nghiêm trang, trước tiên phải tuyên truyền giải thích. Tôi định lặp lại lời chị Ba:…Nhưng chợt tôi thấy cách nói như vậy nghe đột ngột và thấy nó lôi thôi thế nào. Tôi nghĩ cần phải tìm một câu nói hay hơn. Tôi nhớ đến câu của thầy Lê Tảo:… Nhưng câu đó chợt thấy khó hiểu.Tôi lại cố tìm một câu khác, nhưng loay hoay không tìm ra. Năm phút rồi mười phút trôi qua. Tôi nhìn bà Kiến…Tôi hơi ngượng…”[44, tr.240]. Cục không còn là đứa trẻ mải chơi vật lộn ngày nào, giờ đây Cục đã trở thành một người dạy học. Nhiệm vụ quan trọng mà Cục được giao, đã khiến Cục tự ý thức được bản thân mình phải đi đứng, nói năng ra làm sao cho ra dáng một người thầy. Đó dường như cũng là một trọng trách rất nặng nề đối với Cục, khi Cục phải mất rất nhiều thời gian cho việc suy nghĩ phải nói gì cho đúng, cho phù hợp, dù lựa chọn đi lựa chọn lại Cục vẫn thấy không có câu nào phù hợp. Sự phân vân lựa chọn, sự đấu tranh tâm lý của một đứa trẻ với tâm lý của một người làm nhiệm vụ của cách mạng, khiến người đọc thấy được một hình ảnh rất đáng yêu của một cậu bé ý thức trách nhiệm được tầm quan trọng của công việc. Đây là một bước trưởng thành rất lớn cho những hoạt động cách mạng của Cục sau này.

Trong Quê nội, nhân vật chú Hai Quân được thả sau khi chịu đòn roi bắt trói của nhà xã Cống, trở về nhà, tâm lý của chú đã có những thay đổi: “Chiều tối, vẫn tiếng trống thu không khắc khoải. Mọi vật đâu đó vẫn y nguyên. Nhưng trong lòng chú Hai đã có cái gì rạn vỡ. Chú không có cái vui làm lụng để nuôi vợ con. Chú dửng dưng với nụ cười của bé gái. Thím Hai nói động gì là chú nổi lên quát mắng. Cuộc sống chung quanh trở nên bức bối. Những cảnh áp

bức bị xóa mờ nay lại hiện lên…” [44, tr.67-68]. Thời gian chiều tối êm ả nhưng lại dễ đem đến cho người ta một cảm giác buồn, mệt mỏi, đơn chiếc, thời gian đó cũng tác động không nhỏ đến tâm lý của nhân vật chú Hai. Sau khi vừa chịu những cú đòn roi thừa sống thiếu chết, khiến những kí ức của cảnh áp bức trước đó cứ dần hiện ra trong tâm trí: “Chú nhớ lại có lần chú đi khiêng đám ma, chú khiêng chổng đòn vì người chú cao. Người chú cao hay thấp, cái đó do bà mụ nặn ra, nhưng chú bị bọn lí hương quát mắng. Chú nhớ lại, tháng nào trong làng cũng có tiếng trống mõ báo động, việc đốt nhà trộm trâu xảy ra liên tiếp. Người bị cùm kẹp ở điếm canh gào khóc trong mùa sưu thuế… Chú Hai không hiểu vì sao một con người khi sinh ra phải chịu bao tai họa… Khi nhớ lại mình bị cột ở sân đình dưới cặp mắt chê cười của thiên hạ, chú nghe hoảng hốt. Một tiếng gà gáy. Chú Hai giật mình biết suốt đêm chưa ngủ.”[44, tr.68]. Quãng thời gian từ chiều tối cho đến khi tiếng gà gáy báo trời sáng là quãng thời gian tâm lý của nhân vật, cứ thế trôi theo dòng kí ức bị áp bức. Thời gian chiều tối cho đến đêm khuya cũng chính là kí ức áp bức tối tăm hiện lên theo dòng tâm trạng của nhân vật, dường như không có lối thoát. Cho đến khi tiếng gà gáy báo hiệu trời sắp sáng, báo hiệu một ngày mới bắt đầu cũng là lúc dòng suy nghĩ ấy như chợt bừng tỉnh, được đánh thức khỏi đêm đen bằng một suy nghĩ “bật sáng”: - “Phải bỏ làng ra đi!” [44, tr.68]. Chú bỏ làng ra đi nhưng không khi nào là chú quên gia đình, quê hương: “Suốt đêm vượn hú. Chú Hai trằn trọc nhớ nhà. Một tiếng động rất khẽ. Chú Hai nhìn ra ngoài thấy một vành trăng như gần lắm. Chợt chú thấy thím Hai bước vào. Thím mặc chiếc áo mới. Chú Hai ngờ ngợ hỏi thím đi đường nào. Thím Hai bảo thím đi đường thẳng, đi theo đường chim bay thì gần…

Chú Hai bừng mắt. Thì ra chú vừa nằm mơ. Bên ngoài gió bẻ một cành cây kêu răng rắc. Chú Hai nghe bàng hoàng, biết là thím đã về báo

mộng…Mưa đổ ào ào. Mùa mưa đã đến. Nhớ đến thím Hai, nhớ đến con dại, chú Hai nghe đau như cắt.” [44, tr.75]. Chú Hai bỏ làng ra đi với quyết tâm phải chạy trốn khỏi nơi chú bị áp bức, nhưng thời gian khi đêm kéo đến cũng là lúc chú nhớ nhung gia đình, làng quê. Thời gian ấy như dày xéo tâm can chú Hai, nhắc chú nhớ đến nơi chú đã bỏ lại và ra đi, nhắc chú đã bỏ lại vợ dại, con thơ. Khi biết vợ không còn, lòng chú “đau như cắt”. Chú Hai bỏ trốn khỏi quê hương, những mong thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp và có một cuộc sống khác tốt đẹp hơn, nhưng thời gian của buổi chiều hay của đêm tối lại kéo chú Hai về với quá khứ đau thương, kéo chú về với thực tại chú đã xa gia đình làng xóm, khiến nỗi đau và nỗi nhớ day dứt không nguôi.

Trong sáng tác văn học, thời gian tâm lý cũng được nhiều nhà văn sử dụng. Thạch Lam với truyện ngắn Hai đứa trẻ, thời gian tâm lý được nhà văn khai thác là thời gian lúc chiều xuống cho đến khi đêm bao trùm: “Chiều, chiều rồi… Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” [27, tr.77]. Trước hết là tâm trạng buồn man mác của Liên, khi chiều về, phố huyện hiện lên trong sự nghèo khổ, xơ xác. Liên càng buồn thấm thía hơn khi đêm về, phố huyện chìm trong bóng tối và cuộc sống cứ lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc. Những điều đó đã khiến chị em Liên khắc khoải chờ đợi một cái gì đó dù mơ hồ, nỗi buồn dường như thấm thía hơn. Và chuyến tàu đêm đã thắp lên niềm hy vọng đó. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Thạch Lam thật tinh tế. Ông đã đem đến một kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn, truyện ngắn tâm tình. Truyện dường như không có cốt truyện, nhẹ nhàng mà thấm thía, giàu cảm xúc mà cũng giàu chất triết lí. Thời gian tâm lý trong sáng tác của Thạch Lam thường diễn ra vào thời điểm chiều tà hoặc tối, thời gian có nhịp điệu diễn ra khá chậm, như lời thủ thỉ nhẹ nhàng, thời gian như trở đi trở lại, dằn vặt, chất vấn xuyên suốt tác phẩm. Trong sáng tác của Võ Quảng,

thời gian tâm lý không được sử dụng nhiều, nhịp điệu của thời gian tâm lý ngắn gọn, không luẩn ở một thời gian nào đó. Võ Quảng cũng sử dụng thời gian tâm lý ở thời điểm chiều tà, hoặc đêm tối nhưng ông sử dụng thời gian tâm lý linh hoạt với nhiều trạng thái tạo sự phong phú, linh hoạt trong tác phẩm.

Nhà văn Võ Quảng không tập trung miêu tả tâm lý nhân vật, ông tập trung miêu tả sự việc hành động của nhân vật, vậy nên thời gian tâm lý không được sử dụng nhiều trong sáng tác của ông. Thời gian tâm lý trong văn xuôi Võ Quảng không chỉ có tâm trạng buồn, bế tắc, mà cũng có những tâm trạng vui, tâm trạng của tinh thần trách nhiệm, của lòng tự hào, của sự đấu tranh hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn.

Tiểu kết chương 3

Không gian nghệ thuật gắn với những cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan của tác giả, không gian nghệ thuật có tác dụng liên kết các bức tranh của cuộc sống. Không gian nghệ thuật thông qua các ngôn ngữ tượng trưng và là cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo của những loại hình nghệ thuật.

Vận dụng phương thức nghệ thuật đặc sắc đó, nhà văn Võ Quảng đã dùng những chất liệu của thiên nhiên vận hành theo quy luật của tự nhiên. Thông qua sự sáng tạo của mình, Võ Quảng tạo nên những không gian thiên nhiên đặc sắc, chứa đựng nhiều dụng ý nghệ thuật của mình.

Không gian ở đây không chỉ làm yếu tố phông nền cho tác phẩm, còn đảm bảo vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính nội dung, biểu đạt được chủ đề của tác phẩm, là cơ sở để khám phá tính độc đáo phong cách của tác giả.

Nhà văn đã đưa không gian nghệ thuật trong sáng tác của mình lại gần với cuộc sống của con người hơn, đi sâu vào cuộc sống cá nhân của mỗi con người, phản ánh được cuộc sống một cách khách quan nhất. Không gian nghệ thuật mang tính khái quát cao, phạm vi phản ánh rộng lớn, đó là toàn bộ đời sống xã hội - không gian của con người, phải vật lộn với cuộc sống đầy sóng

gió với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra. Không gian nghệ thuật mà tác giả sử dụng đã thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm và góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình.

Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Đặc điểm của thời gian nghệ thuật là nó luôn mang tính cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh, quan niệm nhân văn, do đó nó mang tính chủ quan.

Nhà văn Võ Quảng đã sử dụng thành công thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt và thời gian tâm lý. Mặc dù thời gian tâm lý không phải là mặt mạnh của Võ Quảng nhưng ba loại thời gian này đã góp phần tạo ra những đặc sắc trong văn xuôi của tác giả. Việc sáng tạo không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật đã giúp những trang văn Võ Quảng in đậm dấu ấn riêng không thể trộn lẫn.

KẾT LUẬN

Với bối cảnh hội nhập của xã hội như hiện nay, nhiều tác phẩm thiếu nhi từ nước ngoài được du nhập vào nước ta, đó cũng là một nguồn tư liệu phong phú để chúng ta có thể tìm hiểu về nhiều phương diện cuộc sống của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những sách truyện dành cho thiếu nhi chưa mang tính giáo dục cao và chưa phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy việc gìn giữ và phát huy những sáng tác chân chính viết cho thiếu nhi là rất cần thiết, góp phần tiếp cận giáo dục một thế hệ tương lai làm chủ đất nước.

Với gần 50 năm hoạt động trong sự nghiệp văn học, Võ Quảng đã để lại nhiều sáng tác có giá trị với đề tài viết cho thiếu nhi. Ông luôn quan niệm thơ văn viết cho thiếu nhi không nhằm mục đích nào khác là giáo dục các em. Thơ, văn của ông gần gũi, bình dị, nhẹ nhàng; là thế giới tuổi thơ phong phú, sinh động cho các em thỏa sức tìm hiểu khám phá; hướng các em đến lòng tin yêu cuộc sống, hướng đến cuộc sống thiện, tránh xa cái xấu, cái ác. Bên cạnh đó, các sáng tác của Võ Quảng cũng là cả một vùng trời kỉ niệm đối với những bạn đọc đã trưởng thành, họ như một lần nữa được sống lại với tuổi thơ đã qua của mình. Nhà văn đã có nhiều sáng tác văn xuôi đáng chú ý tiêu biểu nhất là hai tập truyện Quê nội

Tảng sáng. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác văn xuôi của Võ Quảng, chúng tôi càng thêm yêu quý và trân trọng những giá trị văn học mà nhà văn đem lại. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Miền quê Hòa Phước trù phú, cùng những người dân hiền lành chân chất, đã nuôi dưỡng tình yêu quê hương, yêu con người vô bờ trong lòng nhà văn Võ Quảng. Với tiếng gọi của quê hương cùng lòng say mê và khả năng nghệ thuật, nhà văn Võ Quảng đã xây dựng một thế giới nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của mình. Thế giới nghệ thuật ấy góp phần giúp người đọc thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng (Trang 95 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)