8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo... Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm của nhân vật. Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật.
Để xây dựng nhân vật văn học, nhà văn phải giới thiệu nhân vật một cách chính xác, cụ thể, làm cho người đọc hiểu được rõ nét nhất hình tượng nhân vật mà nhà văn sáng tạo nên. Bên cạnh đó, nhà văn phải có sự đồng cảm, phát hiện được những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật. Để làm được điều đó nhà văn cần hiểu đời hiểu người để có thể đem đến cho bạn đọc sự hình dung rõ nét nhất. Đây là những vấn đề liên quan đến biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.
Nhà văn đã giới thiệu nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, để người đọc có thể tiếp cận nhân vật. Nhân vật được nhận biết qua diện mạo, cử chỉ, trang phục, cách đi đứng. Qua cái nhìn về diện mạo bên ngoài phần nào giúp người đọc dễ dàng nhận biết được về tính cách, xuất thân và số phận của nhân vật sẽ
được nói tới trong tác phẩm. Chỉ cần vài ba nét tinh tế, sinh động được chọn lọc các tác giả đã có thể phác họa nên một chân dung thích hợp cho mỗi vai, đem đến cho người tiếp nhận một sự hình dung rõ nét nhất.
Chỉ bằng vài nét khái quát, mang tính ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều:
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở mang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh "
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Qua bút pháp ẩn dụ ước lệ của văn chương cổ, hai chị em Thúy Kiều như hai vầng trăng sáng dịu mát, hình hài thanh tú như cành mai, tâm hồn tỏa rạng sáng trong như tuyết. Nguyễn Du đã tả khá tỉ mỉ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, nước da của chị em Thúy Kiều, cho người đọc cảm nhận một vẻ đẹp tổng thể, từ dung nhan đến tâm hồn. Qua hình dáng bên ngoài của Kiều, Nguyễn Du cũng ngầm gửi trong đó lời dự báo cuộc đời sóng gió, bởi ai cũng biết rằng hồng nhan đa truân. Chỉ với một số lượng từ ngữ ít ỏi, tác giả đã khiến người đọc hình dung trọn vẹn được nhân vật của mình.
Văn học trung đại miêu tả nhân vật với bút pháp ước lệ tượng trưng, còn văn học hiện đại lại hướng đến bút pháp hiện thực, miêu tả nhân vật một cách gần gũi với cuộc sống, dường như bóng dáng nhân vật đó người đọc có thể nhận diện được ở bất cứ đâu trong xã hội. Nhà văn Võ Quảng cũng đã đem đến
cho độc giả hình ảnh của những nhân vật hiện thực, qua việc miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật.
Đến với Quê nội nhà văn miêu tả hình ảnh của nhân vật Cù Lao mới từ nơi khác trở về quê hương cùng cha mình: “… Có tiếng kêu to:
- Chúng bay ơi! Có thằng mọi biển! Ra mau coi!
…Tất cả chạy đến vây quanh một thằng mặt mày nom kì dị. Nó có cặp mắt xếch, nước da nó đen thui. Chừng bao nhiêu tuổi tôi không đoán được. Có thể mười tuổi. Có thể mười hai, mười ba tuổi gì đó. Nó gầy đét. Đầu nó đội cái mũ giống chiếc mũ nồi, đủ màu xanh đỏ từng khoanh ghép lại. Ở làng tôi cũng có những người ở Sài Gòn, Lục Tỉnh về. Họ đội nhiều cái mũ nom rất lạ. Nhưng tôi chưa hề thấy một chiếc mũ nào có nhiều màu sắc sặc sỡ như vậy.” [44, tr.47]. Với từ ngữ miêu tả ngoại hình, nhân vật Cù Lao đã dần dần được hiện lên, đem lại một sự hình dung khái quát về nhân vật. Cách miêu tả chỉ đề cập đến vài nét nhận dạng tiêu biểu, lúc rõ nét, lúc phán đoán, khiến cho người đọc thấy ấn tượng và khơi gợi sự tò mò, muốn theo dõi thêm để biết rõ hơn về ngoại hình, tính cách nhân vật. Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Cù Lao cũng được đề cập tới qua lời của ông Bảy Hóa: “- Ái chà! Trán cao, mắt xếch, tai xừng, đường đường như Lục Vân Tiên. Lại đen thui đen thủi! Uý, có cái mũ khéo đã hung” [44, tr.54]. Qua bút pháp miêu tả, tác giả đã vẽ lên ngoại hình của nhân vật giúp ta có thể hình dung được đây là một cậu bé khoảng tầm 10 - 13 tuổi nhỏ nhắn, với nước da đen, cặp mắt thì xếch lên, đội một chiếc mũ rất lạ. Từ ngoại hình đó, những đứa trẻ trong truyện phán đoán nhân vật Cù Lao là “thằng mọi biển”. Đây là hình ảnh một người đàn ông đã nhiều tuổi: “Ông Bảy Hóa cười như người ta ho khẹc, khẹc! Ông vừa cười vừa vuốt râu ra bộ khoan khoái lắm. Bộ râu của ông Bảy vừa rậm vừa dài tỏa xuống đến rốn. Xem điệu bộ ông vuốt râu, người ta con tưởng ông muốn kéo râu dài xuống đến đất.” [44, tr.52]. Nhà văn không nêu chính xác tuổi nhân vật, nhưng qua miêu tả
hành động, cử chỉ: “cười như ho khẹc, khẹc”; vuốt bộ râu “dài tỏa xuống đến rốn” người đọc có thể hình dung được độ tuổi và ngoại hình nhân vật mà nhà văn khắc họa . Đó là hình ảnh của ông Bảy Hóa khi chưa cạo râu, sau khi cạo râu ông trở nên trẻ hơn rất nhiều: “Ông Bảy cười, để lộ một hàm răng đều và nhỏ như hạt bắp. Cằm của ông Bảy nhọn chứ không phải vuông. Không ngờ ông Bảy có một cái miệng rộng như vậy!” [44, tr.158]. Trước đó, ta chỉ có thể hình dung ông Bảy qua bộ râu dài, che mất đi những đường nét trên khuôn mặt ông. Sau khi bộ râu được cạo khuôn mặt ông được miêu tả cụ thể hơn, đem cho bạn đọc sự hình dung rõ nét về nhân vật ông Bảy Hóa. Bên cạnh đó, nhà văn miêu tả những nhân vật khác cũng rất tinh tế. Nhân vật Cục và Cù Lao hình dung người có thể bắt hùm là người có ngoại hình rất khác biệt người bình thường: “Họ đều có lông chân mọc ngược, có cặp mắt nảy lửa, làm hùm beo nhìn phải cúp đuôi bỏ chạy”, nhưng sự thực khi gặp ông Hội Hiệt họ lại gặp: “Một ông già vóc nhỏ, gầy nhom từ trong ngôi nhà gạch bước ra. Dượng Hương cho biết đó là ông Hội. Tôi sững sờ. Không lẽ một người bắt hổ hình vóc lại nhỏ bé khẳng khiu như vậy? Hổ khịt mạnh ông có thể bay mất. Tiếng nói của ông dịu dàng chứ không như tiếng sấm. Cặp mắt cũng không nảy lửa.” [44, tr.195-196]. Hình dung về người bắt hổ của Cục và Cù Lao hoàn toàn khác với hình ảnh của ông Hội sau khi gặp. Chúng cứ nghĩ rằng người bắt hổ phải có một vóc dáng phi thường, khiến hổ cũng phải khiếp sợ, nhưng ông Hội lại có một voc dáng nhỏ bé, tiếng nói cũng dịu dàng. Qua miêu tả, có thể thấy ông Hội có ngoại hình cũng bình thường như bao người khác, còn bắt được hổ là do biệt tài của họ. Được diện kiến tận mắt người bắt hổ, Cục và Cù Lao mới xóa tan phỏng đoán về ngoại hình của người bắt hổ. Khi miêu tả một người phụ nữ ở những độ tuổi khác nhau, tác giả không miêu tả chi tiết cụ thể toàn bộ hình dáng mà chỉ phác họa những nét tiêu biểu nhất như: “Trước mắt tôi là một người học trò già, da bà đã bắt đầu nhăn nheo” [44, tr.240]. Đây là những từ
ngữ miêu tả ít ỏi về nhân vật bà Kiến nghèo sống cô đơn. Nhà văn chỉ khắc họa làn da nhăn nheo của bà Kiến nhưng đã lột tả được hình ảnh của nhân vật một cách rõ nét. “Một người là một bà đứng tuổi, có cặp mắt thâm quầng. Cô gái vào khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, gầy nhom xanh xao như người bị đói” [44, tr.240], đó là những từ ngữ miêu tả về bà đốc Thụ và cô Tuyết Hạnh, họ từ thành phố về quê nhưng họ không mang vẻ đài các sang trọng quyền quý, mà mang một dáng vẻ rất mệt mỏi vì đang trong hoàn cảnh éo le phải bỏ nhà bỏ cửa đi sơ tán. Nhà văn không miêu tả cụ thể về hình dáng của hai mẹ con bà đốc Thụ, nhưng ta có thể tiếp tục hình dung về họ khi nhà văn miêu tả về ông đốc Thụ: “Khác hẳn với bà đốc, ông đốc ngắn và tròn như một hạt mít, đỏ như quả bồ quân. Mặt mày ông đốc đang bốc lửa. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ông dựng chiếc xe đạp cất đầy bao bị, rút chiếc khăn lau phất lia lịa.” [44, tr.313].
Cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả loại hình của nhân vật được sử dụng rất phổ biến trong tiểu thuyết, được thể hiện nhiều trong văn học trung đại. Các nhà văn khi sử dụng thủ pháp này đã có nhiều cách tân đáng kể. Nếu trong văn học cổ việc miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình với những chi tiết có tính ước lệ, thể hiện những tính cách phi phàm của nhân vật thì trong tiểu thuyết văn học hiện đại đã có sự khác biệt. Các chi tiết bình thường nhỏ nhặt làm nên hình hài và tính cách nhân vật được nhà văn chú trọng. Nhân vật được miêu tả từ nhiều yếu tố như: mái tóc, hàm răng, điệu cười, ánh mắt, tướng đi, quần áo, trang sức,…cùng những cử chỉ nhỏ nhặt của một con người bình thường. Do vậy, nhân vật trong tiểu thuyết đã thoát khỏi tính ước lệ để trở về với hình ảnh của cuộc đời thực. Các nhân vật đã được nhà văn Võ Quảng tả thực, gần gũi như những con người mà ta dễ bắt gặp ở đâu đó trong cuộc sống.
Nhà văn Võ Quảng không miêu tả nhiều về ngoại hình của nhân vật, nếu có miêu tả thì ông cũng chỉ miêu tả rất chọn lọc những nét tiêu biểu làm nổi bật được tính cách và hoàn cảnh của nhân vật. Nhân vật trong truyện được miêu tả
qua sự quan sát, nhận xét và đánh giá của một nhân vật khác, cụ thể hơn là qua cái nhìn của nhân vật Cục và Cù Lao, thậm chí nhân vật còn hiện lên cả trong suy nghĩ phán đoán của bọn trẻ khi chưa được gặp mặt. Việc miêu tả qua sự quan sát, nhận xét như vậy khiến cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc có vẻ khách quan hơn, thật hơn.
Trong tác phẩm của mình, nhà văn Võ Quảng phần lớn tập trung miêu tả những hành động của nhân vật. Nhân vật của ông không thiên về nội tâm mà luôn hoạt động, từ hành động làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất nhân vật. Tiêu biểu có thể nhắc đến hai nhân vật chính ở trong tác phẩm là Cục và Cù Lao. Cục và Cù Lao là những đứa trẻ ở vùng quê Hòa Phước, nhà văn đã đem đến một sự sống rất tươi mới, rất ngộ nghĩnh của lứa tuổi thiếu niên, sự sống ấy như có sự hiện diện của bao thế hệ tuổi thơ. Chúng có sự tinh nghịch, có sự ham thích chơi đùa, có sự tò mò, hay sự khôn ranh, vụng dại,… chúng vẫn thích chơi trò giật lá khi đi chăn trâu, cùng nhau tập bơi trên sông, cùng nhau dạo chơi quanh chợ để khám phá những cái hay cái lạ, tranh luận với nhau về ước mơ nghề nghiệp tương lai, cùng nhau đi học chữ,… Cục và Cù Lao không chỉ là những đứa trẻ ham thích nghịch ngợm mà còn rất lễ phép, biết kính trên nhường dưới và muốn làm những việc tốt: chúng đun nước hộ ông Bảy Hóa khi đến nhà ông chơi; đến nhà bà Hiến nghèo cô đơn để trò chuyện cùng bà, nghe bà kể chuyện Phấn Điệp,… Bên cạnh đó, hai đứa trẻ còn muốn khẳng định bản thân mình bằng những việc làm quan trọng và thích tham gia vào những công việc của người lớn. Chúng có một niềm tin lớn lao vào cách mạng, vào sự thành công của cách mạng, muốn tham gia cùng người lớn xây dựng cách mạng bằng những hành động cụ thể: chúng đã tập bơi lặn để đánh giặc; cùng chú Hai Quân và dượng Hương Thư đi lấy gỗ về làm trường học; tham gia vào chiến dịch diệt giặc dốt, rất tích cực trong việc dạy chữ cho bà Kiến và ông Hai Dĩ; tham gia vào việc nghe ngóng thông tin, hay canh gác xóm làng; chúng
cũng rất nhiệt tình giúp đỡ những người từ xa đến để sơ tán;… Có thể thấy rằng Cục và Cù Lao là những đứa trẻ tốt bụng, thông minh, lanh lợi, chúng muốn tham gia vào nhiều việc để giúp làng, giúp nước và chúng muốn nhanh chóng thành người lớn để có thể làm được nhiều việc hơn nữa. Hình ảnh đó đã gợi đến nét điển hình của trẻ thơ là luôn muốn mình lớn thật nhanh để có thể làm được nhiều việc mình mong muốn, không muốn bị coi thường là trẻ con không làm được gì cả. Chúng càng muốn hành động để chứng tỏ bản thân thật nhiều cho người lớn thấy được điều đó. Qua đó tác giả đã làm nổi bật được những nét chung của nhiều thế hệ trẻ thơ, luôn muốn chứng tỏ mình trong cái dáng vẻ riêng đầy ngộ nghĩnh, trong sáng.
Bên cạnh việc miêu tả hành động của hai nhân vật chính, Võ Quảng cũng rất chú trọng đến việc miêu tả hành động của những nhân vật khác, tạo nên sự phong phú đa sắc màu của thế giới nhân vật mà nhà văn xây dựng nên. Nhà văn đã xây dựng nhân vật dượng Hương Thư, là nhân vật không được nhà văn chú trọng miêu tả về ngoại hình, nhưng bạn đọc có thể hình dung về con người của nhân vật qua những hành động được miêu tả rất chi tiết và rõ nét: “Đến phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước.” [44, tr. 194]; “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
Thư khi vượt thác, miêu tả chi tiết tỉ mỉ như vậy khiến người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến kết quả của cuộc vượt thác khó khăn, nguy hiểm ra sao. Quan sát những hành động của dượng Hương Thư ta thấy đây là nhân vật có sức khỏe, gan dạ, hiểu biết về dòng thác và hơn nữa là sự khéo léo, tài tình, được lột tả qua từng hành động của nhân vật khi kéo sào, thả sào, ghì sào,.... Qua nhận định mà tác giả đưa ra: “Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” [44, tr.195], có thể thấy hành động vượt thác đã lột tả được hết những khả năng tiềm ẩn của dượng Hương Thư mà mọi ngày không thấy được. Nếu không được chứng kiến khả năng vượt thác của dượng Hương Thư ắt hẳn mọi người không nghĩ được dượng Hương Thư gan dạ, dũng mãnh như thế nào khi chống