9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.3.1.2 Quá trình phát triển dịch vụ thẻ trên thế giới và Việt Nam
Thẻ ra đời và đã không ngừng được phát triển theo thời gian. Năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ đã lần đầu phát hành ra tấm thẻ kim loại có chứa thông tin in nổi để nhận diện, phân biệt, cập nhật thông tin tài khoản và giao dịch thực hiện của khách hàng. Mãi đến những năm cuối 1946, thẻ ngân hàng đầu tiên mới chính thức ra đời với tên gọi "Charg it". Đến năm 1958, ngân hàng Bank of America đã thành lập công ty dịch vụ BankAmericard để phát hành thẻ trên thế giới. Năm 1966, tiền thân của MasterCard ra đời. Sau đó, thẻ ngân hàng và dịch vụ đi kèm được phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới với các thương hiệu phát hành thẻ lớn như VISA, MasterCard, Amex, JCB...
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cần phải phát triển các sản phẩm thanh toán qua ngân hàng đa dạng và phong phú. Việc phát hành thẻ vào nền kinh tế đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để phát triển và đa dạng hóa hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, năm 1993, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã phát hành chiếc thẻ nội địa đầu tiên nhưng chưa được triển khai rộng rãi, Đến năm 2002, chiếc thẻ ghi nợ nội địa mới được VCB chính thức ra mắt. Thẻ tín dụng quốc tế chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam vào năm 1996 do VCB và Ngân hàng TMCP Á Châu phát hành. Năm 2009, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín lần đầu triển khai thẻ trả trước quốc tế. Đây cũng là năm mà VCB phát hành thẻ quốc tế chuẩn EMV ra thị trường. EMV là tên kết hợp của 3 chữ cái đầu tiên của 3 tổ chức thẻ hàng đầu thế giới là Europay, MasterCard, Visa.
Năm 2002, khi thẻ ATM do VCB phát hành ra đời, dịch vụ thẻ mới chỉ dừng lại ở việc rút tiền mặt, kiểm tra số dư tài khoản và vấn tin tài khoản nên lúc này thẻ còn có tên gọi khác là thẻ rút tiền mặt. Cùng với sự phát triển công nghệ, các ngân hàng ngày càng đa dạng dịch vụ thẻ đưa thẻ trở thành một công cụ thanh toán phổ biến trong nền kinh tế ở Việt Nam. Thẻ giờ đây không chỉ là phương tiện rút tiền mặt mà thực sự đã trở thành phương tiện thanh toán đa mục đích, giúp chủ thẻ tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thị trường cạnh tranh trong mảng thẻ ở thị
trường Việt Nam hết sức gay gắt khi các ngân hàng đều nhìn thấy tiềm năng từ thị trường thẻ. Do đó, các ngân hàng đều phải chú trọng đến việc phát triển dịch vụ thẻ nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng thu hút khách hàng, từ đó, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.