Then bắc cầu xin hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 31 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Then bắc cầu xin hoa

Người Tày quan niệm vợ chồng sống với nhau lâu ngày mà không có con, hoặc hữu sinh vô dưỡng là do mẹ Hoa trên trời cho nên người ta phải đến nhà thầy Tào, Then, Pụt để xem số. Khi đi người ta đem theo một bơ gạo và mấy đồng bạc để gặp thầy (Slây) xem số mệnh. Nếu số rơi vào một trong ba mươi sáu cung hạn thì phải làm lễ giải hạn hoặc phải làm lễ cầu hoa. Sau khi biết về số mệnh và đường con cái của mình, người ta nhờ Slây xem ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ tại gia đình.

2.1.1.1. Thời gian và không gian diễn xướng.

Khái niệm diễn xướng: “Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì đó là các hoạt động sân khấu ,nhảy múa ,âm nhạc .Còn hiểu theo nghĩa rộng thì đó là các hoạt động văn hoá

của con người ,là những hoạt động hết sức sống động” [65, tr. 98].

*Thời gian diễn xướng

Lễ bắc cầu xin hoa được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân và mùa thu (người ta quan niệm muốn xin hoa phải tổ chức vào mùa hoa nở thì mới linh thiêng). Một buổi lễ bắc cầu xin hoa diễn ra trong 10 - 12 tiếng (trong khi lễ cấp sắc, lễ Then lớn diễn ra trong ba ngày ba đêm). Nếu lễ được tổ chức vào ban ngày thì thường bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng và kết thúc vào lúc 9 – 10 giờ đêm. Còn nếu tổ chức vào ban đêm thì thường bắt đầu từ lúc 16 giờ và kết thúc vào lúc 5 – 6 giờ sáng.

Ở Định Hóa, Thái Nguyên loại Then được làm phổ biến nhất vẫn là Then giải hạn, cầu an và đại lễ Then. Riêng Then bắc cầu xin hoa mặc dù ngay nay y học hiện đại có thể chữa được bệnh vô sinh, giúp con người sinh con theo ý muốn nhưng họ vẫn tìm đến những bà Then làm lễ cầu hoa cho nên lễ cầu hoa của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên mới được gọi là lễ “Cái cầu cầu bjooc” tức lễ “Bắc cầu xin hoa” bởi trong tâm linh họ vẫn tin rằng, mẹ Hoa là người ban phát giống nòi cho con người nên cần phải cầu đến sự giúp đỡ của mẹ, cũng giống như người Kinh các cặp vợ

chồng hiếm muộn thường đi đến các chùa để cầu tự mà nhiều nhất vẫn là lễ ở chùa Hương. Ở người Kinh, đi cầu con ở chùa Hương thường phải đi ba năm liền, thì ở người Tày cũng vậy, họ thường phải tổ chức lễ trong ba năm liên tiếp.

*Không gian diễn xướng

Tổ chức tại gia đình chỉ có một bà Then và một vài người giúp việc cho bà Then, gia chủ, anh em thân thiết được gia chủ mời. Tất cả mọi người quây quần ở giữa gian nhà, xung quanh bà Then. Ngoài ra lễ bắc cầu xin hoa còn được tổ chức tại những không gian rộng lớn hơn.

Đầu tiên lễ được tiến hành ở ngoài đồng ruộng – nơi ngã ba đường. Trong lễ này, gia chủ chọc tiết lợn, cắt tiết gà, vịt tại đây, một mặt để ngênh đón vía đứa trẻ về trần gian, mặt khác họ lấy tiết lợn, hoặc tiết gà trộn với muối, gạo đem rắc khắp xung quanh nhà để trừ tà ma, cho vía đứa trẻ về trần gian được bình yên.

Phần lễ thứ hai sau khi đón được hoa, thầy Then làm lễ rước hoa về nhà, lúc này nghi lễ mới được tổ chức trong nhà. Nếu gia đình không tiện đường, không có đồng ruộng thì nghi lễ sẽ được tổ chức cả ở ngoài sân và trong nhà. Ngoài ra, gia đình còn bày một mâm cúng ngoài sân và đốt hương liên tục trong suốt thời gian hành lễ. Kết thúc lễ, gia chủ mang lễ đến miếu thổ công đầu làng tạ lễ. Thầy Then hát liên tục trong bốn giờ đồng hồ. Nghi lễ này tổ chức trong nhà, trước bàn thờ tổ tiên.

2.2.1.2. Các yếu tổ bổ trợ trong diễn xướng Then

Lễ bắc cầu xin hoa là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính nghi lễ - một loại hình tổng hợp có sự kết hợp nhiều hình thức diễn xướng, văn học, âm nhạc, múa, trang trí mỹ thuật.

*Văn học

Then bắc cầu xin hoa là một bản trường ca bằng thơ miêu tả cuộc hành trình của quân binh nhà Then mang lễ vật từ hạ giới lên Thiên đình gặp Hoa vương Thánh mẫu xin ban hoa ban nụ (ban con) cho những cặp vợ chồng dưới trần gian. Lời Then tả cảnh quân binh trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, trèo đèo, vượt suối, qua biển để lên Thiên đình cầu hoa. Cuộc hành trình rầm rập, hùng hậu như thực như ảo, qua bao miền đất từ miền khó khăn đến miền phú quý. Trong lời Then có sử dụng nhiều hình

ảnh mang tính biểu tượng như hoa vàng hoa bạc, chim én. Cách kể chuyện thơ của người Tày tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với người nghe.

Văn bản trong Then bắc cầu xin hoa chủ yếu thể loại văn vần, sử dụng thể thơ năm chữ, bảy chữ của người Tày. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Tày, thỉnh thoảng có xen kẽ những câu tiếng Kinh hoặc tiếng Hán.

Trong Then bắc cầu xin hoa có sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, phóng đại, trừu tượng nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống lao động người miền núi.

*Âm nhạc

Các thầy Then đều khẳng định họ chỉ có thể đàn, hát, xóc nhạc khi đã xin được phép của thần linh (tức là được thầy dẫn đường đi). Khi mặc áo, đội mũ trước khói hương nghi hút họ có thể đàn hát thành thạo khúc hát Then rất dài, nhưng nếu rã khỏi cuộc Then ấy họ không thể nào nhớ được lời Then. Tức là khi làm Then họ đã tách mình ra khỏi thế giới đời thường nhập vào thế giới huyền bí. Then đã tạo nên một tính chất đặc biệt, làm tăng không khí thiêng liêng thần bí hấp dẫn người xem. Khi diễn xướng, thầy Then hóa thân như một vị thần có sức mạnh thiêng liêng, đại diện cho người trần giao tiếp với thần linh.

Lễ bắc cầu xin hoa được tổ chức trong nhà, thường là vào đêm khuya thanh vắng trong gian nhỏ hẹp, cho nên âm nhạc trong Then cầu hoa êm dịu nhẹ nhàng, ấm cúng tâm tình, tiếng đàn và nhạc xóc vừa phải, không lẫn lời ca.

Âm nhạc trong lễ cầu hoa khá phong phú, tùy nội dung từng đoạn mà Then gảy đàn theo liệng hương tàng năm (lưu thủy) pây tàng (đường) pây mạ (đi ngựa) hoặc điệu pây ẻn (đi én) đều đặc biệt xen vào đó giữa lời ca là tiếng đánh lưỡi rất điệu nghệ của thầy Then, miêu tả bước chân ngựa phi nước đại, nước hậu…

* Múa

Múa là một yếu tố khá quan trọng trong lễ then bắc cầu xin hoa. Trong Then bắc cầu xin hoa đạo cụ chính là chiếc quạt nhưng động tác đơn giản, không mang nội dung của một tác phẩm múa hoàn chỉnh. Tay phải thầy Then cầm quạt, tay trái là chùm nhạc xóc. Khi hành lễ, quạt được coi là đạo cụ múa với tính ước lệ cao. Quạt được xòe ra cụp vào rất linh hoạt như một thứ kí hiệu để chuyển làn

điệu, một công cụ quyền uy của Then. Khi thầy Then thoát xác và nhập hồn, Then rung và xóc nhạc thật nhanh, lắc người rất mạnh theo tiếng nhạc rồi lấy quạt che mặt . Tùy từng nội dung của đoạn Then mà động tác gấp quạt, xòe quạt uyển chuyển nhịp nhàng khác nhau.

* Trang trí mĩ thuật

Trang trí mĩ thuật: phần trang trí mĩ thuật trong Then cầu hoa được thể hiện khá đặc sắc ở trang phục của thầy Then và nghệ thuật thủ công. Trang phục của thầy Then là áo và mũ hoặc khăn đội khi hành lễ. Áo của thầy Then Tày chỉ có một kiểu duy nhất dành cho cả Then nam và Then nữ. Áo lễ của thầy Then có màu sắc sặc sỡ, thường được may bằng vải hoa những màu nổi : vàng, đỏ, hồng…Áo có pha màu ở cổ tay, ở đường xẻ, ở mép cài khuy,thắt lưng làm bằng thổ cẩm với màu sắc hài hòa nền nã, thêu hoa văn nhẹ nhàng tinh tế.

Khăn đội đầu góp phần làm cho trang phục Then thêm đặc sắc, khăn cũng được làm bằng vải nhung hoa hoặc vải màu, trang trí đường viền rất sinh động nhiều màu sắc, xung quanh đường viền là những quả chuông nhỏ. Khi thầy Then lắc nhảy, những quả chuông này cũng đung đưa theo làn điệu, hòa theo bản nhạc của chùm nhạc xóc. Khăn có hai lớp bằng hai màu khác nhau, lớp ở dưới dài hơn và vắt ra sau lưng, lớp ngắn ở trên, có lúc thầy Then hất lớp khăn ngắn lên che mặt khi hát từng đoạn Then. Trong lễ Then Bắc cầu xin hoa thầy chỉ đội khăn.

Chiếc quạt giấy trong tay thầy Then cũng là một vật trang trí trong hành lễ. Quạt màu hồng đỏ đen được trang trí khá cầu kì.

Trong buổi lễ Then người ta chuẩn bị khá nhiều giấy màu để cắt dán trang trí. Bàn tay khéo léo của thầy và những người giúp việc cắt dán rất nhanh và rất đẹp ở những cỗ én, hình hoa văn để trang trí bàn thờ và các vật phẩm cúng tế như lược, vòng, xuyến, trâu bò, ngựa, cờ, quạt, hình nhân… Trong lễ cầu hoa còn có những hình nhân được cắt bằng giấy tráng kim và bạc tượng trưng cho những người con gái, con trai mà gia đình đang mong đợi.

* Trình tự các bước trong lễ Then cầu hoa

Lễ bắc cầu xin hoa của người Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa thường được tiến hành ở các gia đình có hai vợ chống sống với nhau lâu mà chưa có con. Thường thì hai vợ

chồng lấy nhau trên dưới 10 năm mà chưa có con họ mới làm lễ cầu hoa. Bởi theo phong tục tập quán của người Tày, vợ chồng mới cưới không cùng về chung sống mà cô dâu vẫn về sống ở nhà mẹ đẻ chỉ khi nào nhà chồng có việc mới đến đón cô dâu về nhà, do vậy việc sinh con của họ trong những năm đầu thường muộn hơn là chuyện bình thường. Nhưng thường sau 4, 5 năm vợ chồng chưa có con họ sẽ làm lễ cầu hoa.

Ngoài ra, làm lễ cầu hoa còn thường được thực hiện với người phụ nữ mang thai nhưng hay bị sảy hoặc hữu sinh vô dưỡng, cầu tự vun hoa đối với những đứa trẻ khó nuôi hoặc khi trẻ 3 đến 5 tuổi người ta làm lễ này để tu bổ lại cây cầu cho vững chắc. Dù tổ chức dưới dạng nào nhưng mục đích và cách thức của một buổi lễ bắc cầu xin hoa cũng được tiến hành tuần tự theo những bước sau.

Bước thứ nhất: Thầy Then trình báo với tổ tiên, thần thánh gia chủ về tên tuổi, lý do của buổi lễ, họ tên, địa điểm, nơi cư trú của gia chủ. Bước đầu tiên này thầy Then sẽ trình bày nguyện vọng về việc sinh nam sản nữ.

Bước thứ hai: (gọi hương) cây hương là sứ giả thay mặt người bên dương trình báo với thần thánh, tổ tiên bên âm về lý do thỉnh cầu. Để lên đến cửa của Hoa Vương Thánh Mẫu trình tấu thì phải vượt qua rất nhiều cửa. Đoàn binh quân Then để lên đến thiên đình đến nơi Thánh Mẫu rồi hành trình trở về mặt đất là cả một chặng đường dài.

Bước thứ 3: Mời ban và tổ tiên trên cùng các thánh thần.

Các ban được thầy Then mời đến dự lễ cầu hoa gồm có tổ tiên (quan đẳm), Hoa Vương Thánh Mẫu (Mẹ Bjooc), các tướng, các quan, táo quân cùng các thần trông coi gia súc. ..

Thầy Then khi làm lễ sẽ dùng đôi xính cảo đánh âm dương, nếu hai mặt cùng xấp hoặc cùng ngửa nghĩa là các ban đã đến đầy đủ trong buổi lễ.

Bước thứ 4: Tạ tông đường

Đoạn này thầy Then chỉ đọc lời ca theo vần thất ngôn (chứ không hát), âm điệu đọc cung kính, không đàn không xóc nhạc. Thầy Then sẽ thay mặt hai họ tạ tông

đường, cầu mong tổ tiên, tông đường phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, sinh con đủ bề trai gái, con đàn cháu đống để nối dõi tông đường.

Bước thứ 5: Tạ nguyệt lão

Theo tín ngưỡng của người Tày, ông tơ bà nguyệt đã se duyên vợ chồng, cầu mong cho ông tơ bà nguyệt sẽ se cho tình nghĩa vợ chồng thắm thiết, bền lâu, sinh con đàn cháu đống.

Bước thứ 6: Mừng cầu hoa kết tự

Thầy Then sẽ đọc lớn lời khẩn cầu, mừng hai họ có con trai, con gái, kết duyên, chúc đôi bên làm ăn thịnh vượng, chúc con cháu sinh con đàn cháu đống, đông đúc, sinh con có đủ trai, đủ gái.

Bước thứ 7: Chép lễ

Chép lễ là điểm chép các lễ vật đưa lên cống tiễn các thánh thần gồm: kim ngân, vàng bạc, cây mệnh, gà vịt, lợn…sau khi đã chép lễ đầy đủ thầy Then sẽ hát bài “Nghênh lễ tân kiều”. Trong lễ cầu hoa bao giờ cũng có hoa, hoa này được hai cô gái chưa chồng, xinh đẹp hái rất cẩn thận, nhẹ nhàng để dâng lên Thánh Mẫu làm cho vườn hoa của mẹ Hoa thêm đủ loài rực rỡ, để mẹ tiếp tục phân hoa xuống trần gian, ban phúc, ban phước xuống trần gian

Bước thứ 8: Quát lễ (phóng lễ )

Sau khi chép lễ, gom lễ thành từng loại, quân then chuyển lễ vật lên thiên đình. Trong khi chuyển lễ lên đến từng cửa, từng cung, nếu mệnh người rơi vào hạn nào thì phải làm lễ giải hạn, phá xung, phá khắc, giải hạn tại đó.

Bước thứ 9: Vào cung Thánh Mẫu cầu hoa kết tự

Thánh Mẫu là mẹ phân hoa xuống trần gian đồng thời trông nom trẻ con đến lúc 12 tuổi. Vào cung Thánh Mẫu Then trình với Thánh Mẫu lý do, cầu xin Thánh Mẫu ban hoa vàng, hoa bạc. Để biết Thánh Mẫu có đồng ý phân hoa hay không, thầy Then dùng đôi xính cảo đánh âm dương được hai mặt ngửa nghĩa là thánh mẫu đồng ý phân hoa, nếu một mặt úp, một mặt ngửa hoặc hai mặt đều úp nghĩa là Thánh Mẫu không đồng ý phân hoa, đôi vợ chồng đó sẽ vô sinh tuyệt tự. Nếu thầy Then đánh quẻ

âm dương vài ba lần mà không được nghĩa là Thánh Mẫu không đồng ý. Mục này mọi người xung quanh hổi hộp theo dõi để tỏ lòng thành tâm và thể hiện ước nguyện của dòng họ hai bên. Mọi người hai họ cùng với người xem phải chắp tay lạy Thánh Mẫu để cầu xin ban hoa,ban phước.

Bước thứ 10: Bắc cầu thiên

Cầu thiên được bắc để đưa Then lên gặp Thánh Mẫu và đón hoa về trần gian. Trong mục này có hai hình nhân bằng giấy tráng kim trắng và vàng. Hình nhân màu trắng tượng trưng cho con trai, màu vàng tượng trưng cho con gái. Hai hình nhân này được thả vào chậu nước,trong chậu ở chỗ cái cầu có cắm lá cờ. Sau khi đã trình với Thánh Mẫu và đánh thẻ âm dương, thầy Then sẽ niệm thần chú, khẩn xin và thổi rất nhẹ, người nhà cũng phải chắp tay xin và hồi hộp theo dõi. Nếu tay hình nhân màu vàng chạm vào cán cờ tức là Thánh Mẫu đồng ý sinh con gái, nếu tay hình nhân màu trắng chạm vào cán cờ thì thánh mẫu đồng ý sinh con trai. Sau khi chạm cờ, thầy Then mới đưa hình nhân này qua cầu để vào túi tay nải quần áo của cha mẹ (đã được thầy Then yểm bùa làm phép từ trước). Việc làm này tượng trưng cho cha mẹ đã được đón con về.

Bước thứ 11: Bắc cầu địa

Cầu địa được bắc ở ngoài đường, thủ tục như sau. Khi quân Then về tới nhà, thầy Then bắc cầu địa. Người ta dựng một cái lều nhỏ ở ngoài cánh đồng gần lối đi lại, trong lều bày năm mâm cỗ, phía ngoài lều trên lối đi đào một hố nhỏ, cạnh đó đặt hai cây cầu mệnh. Đầu cầu đặt môt mâm cỗ gồm thủ lợn, gà luộc, rượu, một con gà trống, một con vịt sống, một bát tiết tươi, một con chó đen nhỏ, hai cành hoa giấy, một vòng bạc, một khúc chuối nhỏ, một thanh gươm, một ít tiền chân hương….

Bước thứ 12: Giải khắc môn

Đây là bước thầy Then làm lễ để hóa giải khi hai vợ chồng có mệnh khắc nhau. Trước cửa buồng hai vợ chồng thầy Then đặt một mâm hương gồm gạo, rượu, hương hoa, bánh kẹo, thịt luộc, xôi, vàng mã, hoa quả…Then trình báo với tổ tiên thánh thần về việc xin hoa và xin giải khắc để vợ chồng được hòa hợp, sinh nam sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)