Then mừng thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 38 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Then mừng thọ

Mùa xuân là mùa của trăm hoa khoe sắc, của những lộc biếc đâm chồi, tại những thôn sơn, đó còn là mùa của tấp nập khách đường xa dập dìu đến hội trong bạt

ngàn gương mặt háo hức mùa vui, trong lanh lảnh tiếng nói cười của biết bao lứa đôi hò hẹn. Còn đối với người Tày ở Lam Vỹ - Định Hóa – Thái Nguyên thì ngoài mùa hội đó còn là muà của cháu con kính hiếu người già mà sum vầy bất tận trong các lễ mừng thọ với mong ước ông bà được an hưởng tuổi già để vui sống cùng con cháu.

2.1.2.1. Không gian và thời gian diễn xướng

* Thời gian diễn xướng

Lễ mừng thọ cho người cao tuổi thường được tổ chức vào đầu năm là dịp con cháu thể hiện sự tôn kính các bậc cao niên trong gia đình. Người Tày quan niệm con người có phần xác và phần hồn vía. Đàn ông có bảy vía, đàn bà có chín vía giữ thân. Trong tâm thức sở dĩ con người sống được là do khoăn hộ tụ trong người khi bịch gạo hồn vía còn đầy, cầu mệnh còn vững chắc khi con người đến 49 tuổi đã có biểu hiện của tuổi già như đau ốm, mắt mờ, bịch gạo đã vơi, cây mệnh bị úa cho nên người ta làm lễ lên Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu để cho trồng lại cây mệnh bắc lại cầu mệnh, để được sống lâu, sống vui.

* Không gian diễn xướng

Theo phong tục của người Tày ở Lam Vỹ - Định Hóa – Thái Nguyên, việc tổ chức nghi lễ này là rất quan trọng được tổ chức trong nhà gia chủ có người được mở lễ. Thầy xem ngày để gia đình tổ chức, nếu người được mừng thọ có sinh nhật vào dịp đầu xuân thì lễ mừng thọ sẽ được tổ chức theo đúng ngày sinh, còn nếu không, thầy sẽ xem một ngày đẹp trong tháng Giêng để cho gia chủ tiến hành nghi thức này.

Thầy Ma Văn Tào (Thôn Làng Quyền, xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa) là một thầy Then cao tay đã có hơn 40 năm trong nghề cho biết: Lễ Tài khoăn là cách gọi của người Tày chỉ nghi lễ mừng thọ, cầu an cho người già và các thành viên trong gia đình được đồng bào nơi đây tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân như một cách bày tỏ sự kính hiếu. Đây là một mỹ tục đã được bà con lưu truyền và truyền đời có đến cả ngàn năm.

2.1.2.2. Các yếu tố bổ trợ trong diễn xướng Then

Văn học trong lễ mừng thọ lời Then chủ yếu là văn vần đó là thể thơ năm chữ, bẩy chữ. Tiến trình hành lễ bắt đầu từ giải hạn, thày Then đọc những lời ca, bài hát. Sau mỗi khúc hát của thầy Then một người sẽ đi lên rót rượu và thắp hương. Những lời ca đều mang ý nghĩa tập hợp binh mã, chép lễ và hành trình dâng lên trời. Trong chuyến đi này đoàn quân phải trải qua nhiểu chặng từ khi chuyên lương xuống thuyền qua chặng nào cũng dâng vàng mã. Trong quá trình cống nạp đoàn quân phải trải qua mười hai của lầu môn trình cả mẹ Sử thả vía cho người được làm thọ, đổi số được an kháng trường thọ. Thể văn tự sự xen lẫn yếu tố trữ tình, nhiều điển tích, điển cố.

* Âm nhạc

Âm nhạc của Then vừa êm dịu, ấm cúng, nhẹ nhàng, tâm tình, an ủi. Lời hát kết hợp giữa nhạc của đàn tính và trùm xóc nhạc. Giai điệu của Then diễn tả theo các bước lần với sắc thái không mạnh quá tầm cữ và âm nhạc không lên cao xuống thập quá. Âm nhạc diễn tả biểu hiện nội dung có cốt truyện dài ngắn khác nhau theo chương đoạn. Đặc điểm của Then mừng thọ cũng như các loại Then khác là loại hát khống tách khỏi tiếng đàn đệm.

* Trang trí mỹ thuật

Một chiếc lẩu váng tượng trưng cho kho lương .Đây là khối hình lăng trụ bên ngoài bọc giấy hòng ,một chiếc thang nhỏ được cắt từ miếng bìa cứng bằng giấy có bẩy bậc thang nếu là đàn ông ,chín bậc thang nếu là đàn bà .

* Trình tự các bước trong lễ Then mừng thọ

Có 6 nghi lễ được diễn ra trong lễ mừng thọ của người Tày. Đây là một những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp, thể hiện sự quan tâm của con cháu và cộng đồng đối với người cao tuổi.

Bước 1: Dựng lương (tẳng lường): Thầy Then dựng một chiếc lầu váng cao 2m rộng chừng 80 cm được dán giấy đỏ để đựng gạo và tiền do con cháu mang đến.

Bước 2: Chuyển lương: Thầy Then niệm chú vào thúng gạo rồi xúc gạo vào bát kèm theo vàng mã và ít tiền lẻ đưa cho con cháu truyền nhau đổ vào lầu váng.

Bước 3: Dâng rượu đốt đèn : Người được làm lễ mừng thọ ngồi bên lầu váng, cháu con dâng rượu, thầy Then đọc lời cầu chúc . Hết một chầu hát Then, các con thứ

vái rồi rót rượu trước lầu. Kế đó người ta đốt đèn tượng trưng tinh anh phát sáng, tinh thần minh mẫn.

Bước 4: Hoàn phúc: Sau khi lầu váng đã đầy gạo, số lượng dư trong thúng lẫn với những đồng tiền được thầy Then ban lại để cho con cháu coi như lộc của ông bà, bố mẹ. Thầy Then sẽ hát

“ Tôi đại diện cho Pú Mú

Được trên cử xuống khiêng gạo lương Bịch này tạo ngàn xuân không hỏng Nhờ Pú Cấy đón lấy

Đón lên đến chốn đại an Đưa lên đến chốn đại cát Tứ quý hũ gạo vững bền”.

Bước 5: Làm lường (buộc lương): Thầy Then sẽ niệm thần chú sau đó Anh con rể lần lượt dùng ba sợi chỉ ba màu se sẵn lầu váng vào cây thượng lương để xin cho ông bà được sống lâu muôn tuổi .

Bước 6: Trồng cây mệnh

Ở Lam Vỹ , Định hoá , Thái nguyên người ta thường chọn cây mai hoặc cây chuối , tượng trưng cho sức khỏe của ông bà sẽ được mang ra vườn trồng và chăm sóc chu đáo.

Ngày nay Then mừng thọ ở Lam vỹ , Định hoá vẫn được sử dụng và lưu truyền như một hình thức thể hiện đạo hiếu của con cái với cha mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 38 - 41)