Miêu tả, ca ngợi tình yêu thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 79 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Miêu tả, ca ngợi tình yêu thiên nhiên

Then miêu tả thiên nhiên tươi đẹp. Chất thơ trong Then còn được thể hiện rất rõ trong cuộc hành trình là vẻ đẹp phong cảnh lạ mới. Đó là sức sống của thiên nhiên: cảnh vui tươi, cây cối xanh tốt, mía ngọt, lợn gà nhiều… mùa lúa chín vàng bội thu, đời sống no ấm. cảnh núi rừng mĩ lệ với bình minh của mặt trời , hay những đêm trăng hò hẹn của những loài chim gợi ra mùa xuân và hạnh phúc lứa đôi như chim én, chim uyên ương, là ánh trăng, sao…

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Nọng pèn lúc thiên thai vua sáng Bởi nong tham kết bạn nguyệt va Nàng Pây khắp mọi bán ngảo lu

Trăng soi dưới hồ nước Trăng lượn với con người Trăng chơi với tài tử

Người Tày sống dựa vào thiên nhiên, thiên nhiên là bạn, vẻ đẹp của thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận, ta có thể bắt gặp trong bất kỳ hành trình nào lên mường trời của Then đều có hình ảnh của thiên nhiên

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Khám óc cảnh vườn xuân nả táng Bách va phông thong háng phất phơ Tiếng vọng khói po nừa theo đuổi

Trăm hoa hương nở rộ khoe tươi Cho ong bướm gặp nơi ý nhị

[52, tr.2] Người Tày sống dựa vào thiên nhiên, cải tạo và chinh phục thiên nhiên, phục vụ cuộc sống con người, họ trồng cây, trồng hoa tạo ra của cải vật chất phục vụ con người và thiên nhiên cũng không phụ công người:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Tốc óc vuần ná nha

Óc vuần hương vườn hoa ná táng . . . . .

Óc tuôn khảnh bẩu mái Mừa tuân ói bẩu li Óc tuôn pi cán càng

Cam quýt nơ hát vang gio la

Ra vườn sau ngắm hoa xem cảnh Ra vườn trước thưởng ngoạn chu du Gặp khóm mía ngon lành

Gặp cam chanh sai quả.

[53, tr.2] Thiên nhiên trong Then Tày là thiên nhiên hoang sơ, là sơn lâm bóng cả rừng già, là những thác nước ngày đêm chảy siết, đúng là “Rừng vàng biển bạc” trong rừng hàng ngàn loại cây, tựa như bức tranh nhiều màu sắc:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Quá khứa đạo pá vang Tiên thông nàng pa đấy Pá đây nham khăn nàng

Vượt lên chốn cây vang Vượt đến làng cây vạ Bước tới bụi cây vang

Pá vang nhỏm khăn đào Mừa pá hú lồm peo Mừa pá cho lôm ón Khuốc mạy bẩu bạ thú Mừa pó mụ lèo mai Uốn cắt may khéo đeng Phẹn tò làng chao kéo

Tiến đến nàng cây sậy Cây sậy nhuộn khăn vàng Cây vang nhuộm khăn đỏ Về tu hú gọi gió

Về rừng nứa đổ non Rừng cây thông bẫy thú Pơ mu phải ghi danh Nhúi gặm cây răng đỏ Ong làm tổ giữa ngoàm

[53, tr.15] Trong rừng nhiều loại gỗ quý cây vạ, cây vang, nứa, pơ mu, mỗi cây có đặc điểm riêng, mang một vẻ đẹp riêng đó là sản vật của tự nhiên và niềm tự hào của người Tày. Có lẽ chính vì cuộc sống gần gũi với thiên nhiên nên người Tày có sự tinh tế nhạy cảm trong quan sát các hiện tượng sự vật của thiên nhiên, đó là những loài hoa của núi rừng, đó là những con bướm, con chuồn chuồn… dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng khi con người gửi gắm tình cảm của mình vào thiên nhiên, họ có lẽ sẽ tìm được sự tĩnh lặng, sự thư thái trong chính tâm hồn mình:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Khám khứa chuối cản dước Qua khứa luộc ăn pi

Khuối ăn duốc cán lì Lược an pi cán đào Khuối trong chinh bẩu li Khuối trong mạnh cán cắm Bứa li biệt pích đeng Mẹng thanh thơ lạy năm Đắm chựa lượn thong bướng

Bước lên khe lấy chuối Bước lên đồi lấy bi Chuối để dài làm cán Bi lấy đoạn cuống đào Lá dong chọn lá dài Lá dong lấy cuống tìm Bướm li biệt cánh đỏ

[53, tr.16] Thiên nhiên rộng rãi, hào phóng với con người, đó là bức tranh đẹp đẽ tạo nên nét ảo huyền trong Then, với hóa chuối đỏ… với những đồi cọ chập trùng, những lá cọ xòe như mặt trời vờn nhau trong gió, đó là cảnh sương mù một đặc trưng thời tiết vùng Việt Bắc.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Mừa thỏn la queng cần Khứa thòn lâm quẹng bán

Bồ cốc long mọi đoạn tiêng thương Tức quý típ thong bươn vận khắp Chính thế như nâu gióc mà thôi

Về rừng lạ vắng người Về sơn lâm vắng bản

Nghe bồ nông tiếng gọi mà thương Tứ quý quay vòng 12 tháng

Thế gian sinh hoa rạng ngời tươi.

[53, tr.30] Trong Then còn có nội dung tả nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước hay là một cảnh non nước được miêu tả để thả én , trồng hoa , cây trái trả lại cho thiên thiên.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Su mi sam pác dăc năm lò Su mi hả pác tỉ tiên ai Phia kim ngân moóc kẻo Phia lặn lẻo nước tan.

Su mi ba trăm giếng róc rách Năm trăm ghế tiên tựa ngồi chơi Núi kim ngân ban mai sương tỏa Núi nhấp nho hòa lẫn trong mây.

[52, tr.46] Hay cảnh vào rừng hái hoa chuối làm lễ ,trên nền xanh bạt ngàn , nổi bật là hình ảnh hoa chuối đỏ , chói chang .Bức tranh thiên nhiên còn trở nên sống động hơn với hình ảnh con đường uốn khúc quanh co “vòng vảnh ” bên sườn núi :

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Đùng đeng pi phông bi óc Pin khứa soocs tâm đeng Cường cuổn quẻng pẳn pé Thắc thản lắt lí khăn Cuổi pi phông đeng chỉu.

Hoa chuối đỏ rựa chói chang Đường loanh quanh uốn khúc Vòng vảnh bên sườn núi Châu chấu gáy râm ran Hoa chuối rừng đỏ chói Qua bể kim hà cảnh sắc thiên.

[54, tr.62] Thiên nhiên đẹp cũng được hiện ra, dù vách núi cheo leo hiểm trở nhưng hoa vẫn nở bốn mùa thơm ngát:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Sloong bưởng tọi đán thin tổng khúc Nừa gằn mì nhưng bjoóc hoa long Nả đán mì bjoóc phong Slí mưa Hom van nhất là chưa viặc viền Lầng làng phông lưu niên nhộn slắc Nải mủng dồm nải nắt ước ao Xui hẩu gần báo slao vui toọng

Hai bên vách đá in khúc khuỷu Trên bời có dương liễu hoa long Thơm ngát nhất là chúa “vặc viền” Hoa nở mãi lưu niên, đẹp sắc Càng nhìn lại càng thích biết bao Đến trai gái khát khao ước vọng.

[54, tr.62] Tình yêu thiên nhiên, yêu từ những chuyển động nhỏ nhất của thiên nhiên, hay yêu từ cành cây, bông hoa, muông thú… bởi thiên nhiên thật sự rực rỡ đẹp tươi qua rừng chuối một phần nào vẽ lên bức tranh thiên nhiên không chỉ hài hòa về màu sắc mà còn sinh động.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Vượt khưởn thâng Slơn lâm Bjoóc đáo Bách điểu roong hôn hao rân ra

Tua bân pây bân mà sắp sởi

Vượt lên tới sơn lâm hoa đỏ Bách điểu gọi lố nhố râm ran Con bay ngả bay nghiêng lởn vởn

Chổn nẩy bách điểu hội lâm san. . Núi rừng này là chốn hội xuân . . . . . . .

[54, tr.63] Sống giữa rừng núi hoang vu, với bao sự đe dọa của thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, sâu bọ… ảnh hưởng đến cuộc sống con người những con người sống hài hòa với tự nhiên dựa vào tự nhiên để cùng tồn tại và phát triển. Người Tày ở đây biết dựa vào những con vật, những biến chuyển của thời tiết xung quanh cuộc sống để làm ăn, đoán được thời điểm thích hợp để gieo cấy.

Con chim queng quý là một loại chim nhỏ có giọng hát hay thường sống ở vùng núi phía Bắc. Khi nghe tiếng kêu vào tháng 3 thì người nông dân phải xuống mạ, kêu vào tháng 5 là cấy. Vì sống dựa vào thiên thiên, hài hòa dựa vào thiên nhiên nên con người cũng gửi gắm những khát khao, ước mơ vào thiên nhiên. Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Pò vạ con chuông lếch là phôn Mà vạ con chuông ngần là đét Thắp hét đét pền đét

Liệt hét phôn tiền phôn.

Ông trời đánh chuông vàng là mưa Bà trời đánh chuông ngân là nắng Muốn làm nắng được nắng

Muốn làm mưa được mưa.

[53, tr.43]

Thiên nhiên và con người gần gũi như bằng hữu, cửa trời lúc nào cũng rộng mở ban phát mưa nắng cho muôn vật tốt tươi, mùa màng tưới tốt muốn được như vậy con người phải tìm hiểu thiên nhiên tiến tới chế ngự thiên nhiên… Người Tày bắt đầu tìm hiểu về mùa sinh sôi nảy nở, hiểu mùa lá rụng, lá vàng, hiểu mùa nước lên nước xuống. Con người bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh mình và tìm hiểu mình. Tại sao có con người? Tại sao con người biết nói? Biết suy nghĩ? Tại sao cây cối đâm bông nẩy lộc? Trong thực tế cuộc sống họ đã thấy nhiều hiện tượng sinh ra do âm dương hòa hợp mà cây mọc từ đất, đất là mẹ của cây, cây tốt nhờ nước, nước là hồn của cây… Con người cùng hòa hợp góp sức với thiên nhiên tạo ra một mùa màng bội thu, điều đó thể hiện rất rõ trong Then kỳ yên, cầu mùa. Mong một năm mưa thuận gió hòa, người vật khỏe mạnh.

Một ước mơ táo bạo hơn là khả năng con người có thể chế biến các thứ hoa quả trong thiên nhiên thành các thức ăn thức uống phục vụ con người:

Tiên bày những quýt cam làm thịt Lại biến hoa bioóc giả làm muối Lại biến lấy bioóc bưa làm gỏi Tiên khéo bày nấu nướng, thịt thà Tiên chọn hóa khảo quang làm cơm

(Sưu tầm) Ước mơ chế biến chất liệu lấy từ thiên nhiên làm thức ăn uống cho con người là một ước mơ táo bạo và tích cực.

Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên hay Then Tày ở Cao Bằng, chúng ta cũng bắt gặp nét tương đồng trong sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, môi trường sinh thái. Hình ảnh hoa, cây, núi rừng, ao hồ, ta có thể bắt gặp bất kì trong chương đoạn nào. Trong Then Lam Vỹ, Định Hóa có hình ảnh rất hiện thực, sinh động:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Vật khỉn chốn đông luông Giai khỉn mường ngàn lạ

Lắng nghe bên chư vương lạo cạ Lao thuồn tằng binh mạ chư linh

Vượt lên chốn rừng sâu Dạo lên rừng sâu thẳm

Lắng nghe bên chủ vương luôn bảo Đem hết cả binh mã quân lính

(Sưu tầm)

Qua Then Tày ta có thể thấy sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên. Đó là mối quan hệ hai chiều, tương tác và hỗ trợ nhau tạo nên sự phong phú trong đời sống vật chất và tinh thần của người Tày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 79 - 85)