Then tang ma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 41 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Then tang ma

Xuất phát từ quan niệm của đồng bào cho rằng linh hồn cha mẹ chết sang thế giới bên kia vẫn sinh hoạt và có những nhu cầu như người sống. Người Tày cho rằng làm Then tang ma nếu không lo cho cha mẹ được mồ yên mả đẹp thì linh hồn người chết vẫn luất quất xung quanh người sống, quấy rối người sống hoặc là linh hồn bị thiếu thốn ở thế giới bên kia, trở lại làm rầy rà con cháu, gây ốm đau chết chóc.

2.1.3.1 Thời gian và không gian diễn xướng

Lo ma chay chu đáo cho cha mẹ là một hình thức báo hiếu quan trọng nhất. Do vậy, mà đồng bào Tày ở Định Hóa tổ chức đám ma cho cha mẹ hết sức chu đáo và cũng hết sức phức tạp.

Khi gia đình có người tắt thở, con cháu phải nhịn ăn để tỏ lòng đau đớn thương tiếc với người đã khuất. Và đặc biệt khi chưa mời được thầy Tào về làm lễ khâm niệm, nhập quan cho người chết thì con cháu tuyệt nhiên không được cất tiếng khóc. Bởi họ cho rằng khi có người thân vừa mới qua đời, hồn của người chết vẫn luẩn quẩn trong nhà, chưa muốn rời xa con cháu nên con cháu mà cất tiếng khóc sẽ níu giữ hồn của người chết ở lại, khiến hồn sẽ không siêu thoát được.

* Không gian diễn xướng

Tổ chức tại gia đình có người qua đời. Khi có người vừa tắt thở người nhà báo tin cho họ hàng biết, đồng thời tắm rửa cho người chết. Tắm cho người chết phải là em trai, con trai hoặc là cháu trai của người chết. Đồng bào tắm cho người chết bằng nước lá thơm (lá bưởi, hương nhu, lá cối xay, lá tre…) sau đó mặc quần áo mới cho người chết. Theo tục lệ nam mặc bảy, nữ mặc chín áo. Sau đó người ta bỏ vào miệng người chết một hào bạc trắng để linh hồn người chết khỏi phát ngôn bừa bãi gây tai họa cho con cháu. Sau đó người nhà để người chết nằm ở gian thờ , người nhà đi đón thầy Then về làm lễ khâm niệm và phát tang. Đồng thời người nhà phải chuẩn bị nhà tang cho người chết.

2.1.3.2 Các yếu tố bổ trợ trong diễn xướng Then

* Văn học

Lời hát Then đưa tiễn linh hồn qua hình ảnh “Lập cầu hào quang ” theo người Tày thì sinh tử đều phải đi qua chiếc cầu của mẹ hoa nơi trời đất giáp nhau .Khi người ta chết nhất là người già phải làm lễ đưa linh ,qua những nơi kì lạ thần tiên cũng như qua những nơi nguy hiểm .những đoạn cảnh ấy được thể hiện qua lời hát .

Trong lời Then Tang ma có rất nhiều cốt truyện thần thoại, tục ngữ , điển tích ,ở các chương đoạn đều có cốt truyện

Thể thơ trong Then tang ma là thể thơ năm chữ ,bẩy chữ .Then còn sử dụng nhiều thể thơ quen thuộc của dân gian như lượn, cọi …Nhiều hình tượng ước lệ ‘Hồn vía, ma ” nhưng vẫn ẩn dấu trong đó hình ảnh của người lao động.

* Âm nhạc

Âm nhạc trong lời Then tang ma là loại hình nghệ thuật tổng hợp có hát, múa ,nhạc, lời thơ để cùng biểu diễn một nội dung văn học được qui định sẵn .

Ngoài giai điệu của đàn tính của bộ xóc nhạc còn có thanh âm của kèn trống, thanh la.. Đoạn mở đầu âm nhạc chậm nhiều luyến láy ,đoạn sắp binh mạ lại có khí thế mạnh mẽ … Tuỳ theo phong cách của từng chương đoạn mà có sự vận dụng và sự khác nhau giữa các làn điệu .

* Múa

Then tang ma của người Tày ở Lam Vỹ, Định Hoá, Thái Nguyên không sử dụng nhiều điệu múa mà chỉ là các động tác rung ,lắc chuyển mình khi thay đổi các làn điệu và khi có sự nhập cuộc trò truyện với các thần linh .Thầy Then sẽ múa khúc lên đường, múa chiến đấu ma quỷ, múa vượt núi rừng, múa chầu quạt …

* Trang trí mĩ thuật

Tập tục tang ma của người Tày ở Định Hóa đã ăn sâu vào đời sống của dân tộc Tày nơi đây qua bao thế hệ, nó đã bị chi phối hàng ngàn năm bởi nền đạo đức luân lý phong kiến và thuyết “linh hồn tồn tại”. Các nghi lễ trong tập tục tang ma mang đậm màu sắc văn hóa tín ngưỡng. Người Tày đã tiếp thu những điều phù hợp của các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo để kết hợp với văn hóa dân gian bản địa. “Vạn vật hữu sinh” để tạo nên một tập tục tang ma đậm nét dân tộc Tày.

Sáng hôm làm lễ, thầy Then sẽ đến để lập bàn ham của thầy và giúp gia chủ lập bàn cúng cùng một số thủ tục cần thiết cho các nghi lễ khác. Bàn ham của thầy Then được làm ngay gian thứ nhất, giáp cửa ra vào. Bàn ham là nơi đặt 7 bát hương thờ các tổ sư của thầy Then, phía trên hướng chính diện được treo 7 bước tranh theo hướng thứ tự như sau:

- Bức thứ nhất: (từ phải qua trái) là: Mã nguyên sư - Bức thứ hai là: Tả nguyên sư

- Bức thứ ba là: Cửu Chư Phật - Bức thứ tư là: Cửu khổ Phật quan - Bức thứ năm là : Vị lục Phật quan

- Bức thứ sáu là : Tả hữu sư

- Bức thứ bảy là : Quan nguyên sư

Ở phía bên phải và bên trái cũng được treo mỗi bên năm bức tranh thờ, phía trên mỗi bức tranh thờ có đặt một bát hương được chặt từ thân cây chuối non. Có thể nói một hệ thống tranh thờ là sự kết hợp của phật giáo với sự hiện diện của Phật Bà quan ấm cứu khổ cứu nạn, tinh độ cho linh hồn chúng sinh thoát khỏi bề khổ trầm luân để về với cõi niết bàn. Và tranh thờ của nhân vật của Đạo giáo thần tiên

Trước bàn thờ vong là bức vải có hình con long phụng và hổ phụ, hai bên có dòng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Tày nội dung nói về công ơn, sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và những điều răn dặn con cháu phải tu thân, luyện đức

* Trình tự các bước trong lễ Then tang ma Bước 1 : Hát mở đầu

Thầy Then mời chư vị thần linh về chứng giám và hưởng lễ vật có tính chất thỉnh cầu

Bước 2 : Thầy Then xin Táo quân giúp đỡ trong cuộc hành trình lên thiên cung. Táo quân được coi như một vị thiên tử vì thế nên còn gọi là vua bếp. Hàng năm, đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch,đích thân Ngài cưỡi cá chép lên chầu trời.

Bước 3 : Tả cảnh âm phủ

Thầy Then sai quân lính xuống âm phủ gặp tổ tiên. Đường đi âm phủ được ngăn bởi một dòng sông nước vàng thuyền bạc. Người nào ở trên trần gian tu nhân tích đức sẽ được qua sông dễ dàng, kẻ bất nhân sẽ bị hành tội. Qua sông vàng bằng thuyền bạc sẽ đến thế giới bên kia bằng những linh hồn tổ tiên. Đó là sự hoá thân của thầy Then để giao lưu giữa người sống và người chết.

Dưới âm phủ có chợ búa, có sông bạc, tơ lụa...Nhưng thầy Then hát rằng đó là chợ ma, toàn những thứ giả dối, lừa lọc, trộm cắp, hồn và quan quân, chớ có đam mê mà quên đường về với tổ tiên và lên thượng giới.

Bước 4 : Thầy Then gặp hồn

Lúc này thầy Then được coi như là một nhân vật có sự mệnh thiêng liêng linh ứng đặc biệt làm cầu nối giao lưu tình cảm giữa thần linh và linh hồn.

Thầy Then bày tỏ với tổ tiên về mọi người trong gia đình, làng xóm, về những thay đổi trên dương thế. Thầy Then phác hoạ, miêu tả tính cách của người mất.

Bước 6 : Thầy Then triệu quân và sai âm binh đi tìm hồn tổ tiên và gặp Ngọc Hoàng

Đường lên cung điện phải trả qua 12 cửa Then : Cửa 1 : Cửa Thổ Công

Trước khi trẩy quân, thầy Then hỏi han tình hình vị thân, bản thổ. Cửa 2 : Cửa Thần Nông

Đây là xứ sở của cư dân nông nghiệp. Quân Then qua những cánh đồng mênh mông. Thầy Then cầu khấn Thần Nông cầu cho mưa thuận gió hoà.

Cửa 3 : Cửa Thành Lâm

Đây là trạm trung chuyển Then cho dừng ngựa khao quân, tuyển tuyến, bắt phu để tiếp tục hành trình lên thiên giới.

Cửa 4 : Cửa tổ tiên

Quân nhà Then gặp tổ tiên, bày tỏ nhiệm vu ra đi, để thực hiện mục đích đưa người chết về thế giới bên kia.

Cửa 5 : Cửa Ngụy Trưng

Nguỵ Trưng là tướng của Đường Thái Tôn, người xuất hồn chém Long Vương.Sau đó, viết thư riêng cho Thôi Giác (bạn cũ đã chết và làm trường án phán quân âm phủ chữa số bệnh). Thôi Giác nhận thư bạn sẽ sổ thêm hai nét bút để vua xét cho hưởng thêm số hay sẽ được luân hồi.

Cửa 6 : Cửa Tề Thiên

Đó là hang động hoa quả của vua khỉ. Thầy Then mời Tề Thiên lên thượng giới.

Cửa 7 : Cử Tổ sư

Tổ sư Then không có danh tước nhất định. Nhà Then đến xin sư phụ ban cho phép màu để hoàn thành cuộc hành trình.

Cửa túc trực giải quyết mọi công việc của thiên đình. Của 9 : Cửa Nam Tào

Cửa của vị thần trông coi về tuổi thọ. Người sống thọ hay yểu mệnh đều do Nam tào quyết định.

Của 10 : Cửa Hoa Vương Thánh Mẫu

Cửa của vị thần trông coi về nhân duyên con cái. Của 11 : Cửa Tam Bảo

Của của thần thay mặt Ngọc Hoàng trông coi về phẩm chất của các Then dòng. Cửa 12 : Cửa Ngọc Hoàng

Đây là mường trời. Quân Then tâu lên Ngọc Hoàng toàn bộ cuộc hành trình và khao quân, thỉnh cầu nguyện vọng lên ngài.

Tóm lại, tập tục ma chay của đồng bào huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Tày nơi đây trải qua bao thế hệ chi phối bởi đạo đức luân lý phong kiến và thuyết ‘‘ Linh hồn tồn tại’’. Các nghi lễ trong tập tục ma chay mang đậm màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng. Tập tục ma chay của người Tày đã thể hiện lòng hiếu thảo muốn báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, thể hiện lòng tiếc thương và tình cảm của con cháu đối với người đã khuất. Tuy nhiên, các nghi lễ diễn ra rất phức tạp, rườm rà, tốn kém về công sức, thời gian và tiền bạc của gia chủ.

Ngày nay, huyện Định Hóa do thực hiện nề nếp văn minh nên đã có một số biến đổi nhất định trong tập tục làm ma của người Tày để phù hợp với cuộc sống mới. Những biến đổi đó là sự biến đổi về thời gian, đồ lễ mà thôi. Còn những nghi lễ vẫn được đồng bào giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành tập tục mang đậm màu sắc dân tộc Tày của người Định Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)