Thể hiện ước mơ về cuộc sống no đủ, bình đẳng, hạnh phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 68 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Thể hiện ước mơ về cuộc sống no đủ, bình đẳng, hạnh phúc

Then coi trọng đạo lý, nhân cách sống, thủy chung, chan hòa, tình nghĩa. Như chúng ta đã biết, Then là hình thức văn hóa tổng hợp của người Tày. Then gồm nhiều thành phần hợp thành như âm nhạc, vũ đạo, lời ca... Qua Then, cả thế giới tâm hồn, tình cảm được bộc lộ chân thực, rõ nét. Nổi lên trong nhiều chương, đoạn trước hết là tình cảm đạo lý, nhân cách sống thủy chung, chan hòa, tình nghĩa. Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên cũng là loại hình văn hóa chứa đựng những nội dung sâu sắc ấy.

Dân tộc Tày cùng với các dân tộc anh em khác cùng nhau đoàn kết sinh sống và gắn bó lâu dài trong quá trình dựng nước và giữ nước. Vì vậy, ý thức đoàn kết, tình anh em, bạn bè, đạo lý nhân nghĩa đã hình thành và rất được tôn thờ. Người Tày rất coi trọng đạo lý, nhân cách, thủy chung, chan hòa, tình nghĩa. Tất cả những điều

đó hợp với đạo đức, tư tưởng nhân cách, phẩm chất của con người. Sở dĩ có được nét văn hóa này là do môi trường sống hài hòa cùng với thiên nhiên và con người miền núi. Những con người ở đây cùng nhau chung tay, chung sức đoàn kết để chế ngự thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, phục vụ cho con người...

Xã hội người Tày xưa sống trong cảnh phu phen tạp dịch cực nhọc, chịu những khó khăn nô lệ lầm than. Vì thế, những tình cảm gắn bó giữa con người với con người lại đáng trân trọng hơn bao giờ hết.

Những ai đã đọc “Khảm hải” đều thấy hiện thực là người vợ đã không quản khó khăn, chăm lo chu đáo để chồng yên tâm lên đường phục dịch quan trên. Người chồng ra đi để lại mẹ già, con nhỏ, vợ trông chờ héo hon, mòn mỏi. Trước khi tạm biệt và cũng có thể là vĩnh biệt vì họ hiểu rằng việc quan ở đây là họa. Người vợ gạt nước mắt dặn chồng những lời chí nghĩa, chí tình. Trong Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên tình cảnh này cũng được miêu tả khá đậm nét:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Mìa Sluông thắc cằm lạy đới sluông Pi ooc pay phương thượng đỉnh Xiên vạn dú trực minh thú thân Giá pẩy xâm mìa cần pên ní Giá tham tàng yêu tứ chơi xuân Hãy lùa nàng luông đông đẹp đẽ Nhất thiết bấu kết nghĩa nhân duyên Lắm kháu tội mường bốn xấu ná

Vợ suông có lời ngỏ tâm tình Anh đĩa quê hương vượt biển Để ở nhà hiu quạnh cô đơn Nhớ lấy chữ thuỷ chung ghi tạc Chớ thấy vợ người sắc đẹp say mê Say đắm vợ người ta duyên nợ Chữ tam cương đạo lý nhân luân Không bội bạc nghênh tân hổ thẹn

[54, tr.53] Người chồng thì trả lời vợ rằng:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Pơ phu ca bấu lo noong hơi Đạo phu mà nghĩa trọng sloong lè Noong còi dú tê gia lùng lúc Ngòi tu lườn thị phức lạc nhân.

Chồng dặn vợ đừng lo em hỡi Đạo vợ chồng nghĩa trọng đôi ta Em hãy ở lại nhà nuôi trẻ

Trông lửa nhà giúp đỡ mẹ cha.

Người chồng dứt áo ra đi cũng chẳng biết khi nào trở lại. Những ai đã từng đọc hay nghe “Khái Sluông” đều nhận thấy người vợ không quản ngại khó khăn chăm lo chồng chu đáo. Tình nghĩa vợ chồng dù xa nhau hàng vạn quan san nhưng vẫn hướng đến nhau dù nghìn trùng cách trở.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Quá xuân mừa bấu chắc vằn khẩu Vằn tốc mư mất ngầu tín thá Nếu vạ tàn nhị lơ thì thôi Câu ví rằng hở môi răng lạnh Mèng bi oc than tí mên hết lăng Đệ xuất gió xuất đi nhiều bề Mạ chúa kéo một bế óc không Tiếng đàn hát ngủ êm dập dình.

Xa xuân rồi biết mấy nhớ nhung Cứ mộng tưởng đêm mong ngày nhớ Một ngày nào lại được mới thôi Như gió lạnh vào môi răng buốt Hoa ơi hoa, ong biết làm sao Vó ngựa bước thong dong dạo xứ.

[54, tr.54] Tình cảm vợ chồng trong Then còn bộc lộ khi họ hồi tưởng về nhau, nhớ thương, sầu não và mong mỏi gì hơn là ngày đoàn tụ sẽ không còn xa cách ,chẳng còn nước mắt biệt ly:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Mìa lúc tả sle đai pền mải Mìa táng đú cửa đại thẳm hoa Điếp Sluông lai pây xa cắp bj ooc Lồm pắt khẩu ngoai nooc tư lương Xứ điệp bay ru phương rập dìu Điệp Sluông slẩy liêu héo pền lai Năm tha luây lăm khân bấu khấu Cừn văn thu âu sầu tương tư Phùa là nhằng pây phu các tản Mìa lục chiu cơ hàn xót xa Chắc pửa hẩu đẩy mà hội liên.

Vợ một mình trong cửa rèm hoa Nhớ Sluông lại đi ra hóa bjooc Gió thổi hoài ngoài bãi tiêu tương Ong điệp bay ru phương rập rìu Nhớ thương sluông ruột se gan héo Ngày ngày nước mắt thấm đầy khăn Ngày đêm lòng dạ sầu tương tư Chồng mình còn đi phu các chúa Vợ con chịu cơ hàn xót xa

Biết bao giờ được về đoàn tụ.

Xa chồng, người phụ nữ luôn lo lắng cho chồng, bởi không biết những tai ương, trở ngại gì người chồng sẽ gặp trên đường, thiên tai, dịch bệnh hay cả những cám dỗ sẽ đến với chồng, liệu người chồng có vượt qua? Người vợ dặn dò trước khi chồng lên đường không phải vì thói ghen tuông mà lo sợ những bất trắc không may xảy ra với chồng.

Đạo lý, tình nghĩa vợ chồng luôn được đề cao. Người Tày sống đôn hậu, tình nghĩa. Trong quan niệm của người Tày nơi đây, con người phải sống giữ mình cho trong sạch, giữ mình theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Người ở lại và người ra đi đều phải có bổn phận, trách nhiệm với nhau để người ra đi yên tâm thực hiện nhiệm vụ, còn người ở lại yên lòng mà lao động sản xuất. Cả hai đều nén cảm xúc gạt nước mắt lên đường:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Khuyên mong mong giá pay tăng lăng lai Pi gả noong chùa tai còi chứ

Dẫu bấu chắc kin dú là hai Thắng thươn là au hấp lồng láng

Khuyên em hãy đừng lo nghĩ về anh Anh đi anh luôn nhớ về em

Anh không biết ăn ở là chết Nói xong lấy gánh gạo đi liền.

(sưu tầm )

Cảnh phu phen, phục dịch là hình ảnh phổ biến trong xã hội phong kiến khiến nhiều gia đình chia ly, vợ xa chồng, con mất cha, mẹ mất con...Như thấu hiểu được hoàn cảnh của mình và thương cho người nên trong Then có những đoạn Sluông giãi bày tình cảm chân thực:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Tách thố thinh vất vả chẳng thương Au phua bấu pên lườn là khó

Trách số lại trách mình thương Lấy chồng không ở nhà là khổ.

[53, tr.23] Cuộc sống sinh hoạt nơi mường bản, người với người sống yêu thương chan hòa với nhau, nương tựa vào nhau:

Cuộc sống phu phen phục dịch cực nhọc, những kiếp người lao động vất vả không được sung sướng, may mắn được miêu tả rất nhiều. Then cũng ghi lại cảnh

các nô lệ buộc phải tuân theo lệnh của bề trên chèo thuyền vượt biển. Đoạn Sluông giãi bày tình cảm chân thực:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Tôi lôi đua lườn thàn thấu ma Sluông bấu đẩy lẳng lơ trì hoạn Khỏi bấu cảm đại mạn việc quan Vương sự bất từ nan mí lẹ

Tới chở các Sluông quan vượt bến Sluông không được ngân nga trì hoãn Tội lỗi bề trên chẳng tha

Phận Sluông là phải ra trình mặt Tôi chẳng dám khinh mạn việc quan.

(Sưu tầm) Ý thức về việc quan được các phu phen, Sluông thực hiện tốt bởi việc quan trên không thể chống lại. Các phu phen Sluông vì là thân phận đầy tớ cho nên tất cả các việc nặng nhọc đều phải làm. Trên con đường đi cúng tế không một chút được nghỉ ngơi mà ngược lại họ không nhận được sự quan tâm nào của quan trên:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

O ói chúa nộp lệ đa an Tiên nọp rong đa rồi

Mời cần còi thắp mạ theo quan Còi thắp lân theo chúa

Đắt lê chẳng đáy ma Đắt hương va chẳng tèo Đường còn xa chơ ở nên lâu

Thằng nào chân trước sau phải tôi.

O ói chúa nạp lễ đã xong Tiền nộp hàng đã dát

Mời lính hãy sắp ngựa cho quan Và sắp lên theo chúa

Đặt lễ mới được ngự Đặt hương hóa mới

Thằng nào chậm trước sau phải tội về Đường còn xa, chớ ở lên lâu.

[53, tr.1] Các phu phen chèo thuyền ở đây là các Sluông. Mỗi địa phương, mỗi người lại giải thích một khác về hình ảnh này. Người thì cho là quân phu, người thì cho là binh sĩ. Trong Khảm hải ở Then Tày Cao Bằng, người Tày nơi đây lại cho rằng những quân Sluông này rất sướng, là đội quan “hách dịch” chứ không vất vả, cực nhọc như nêu trên. Chẳng hạn có những đoạn quân sluông trêu ghẹo phụ nữ, dọa trẻ, đùa cợt một cách thô lỗ như:

Dịch:

O vú chặt vú sưng hay sao?

Còn nội dung này trong Then Tày ở Lạng Sơn lại có sự trùng lặp. Khảm hải đúng với tên gọi của nó là cuộc chèo thuyền vượt biển. Trong đó diễn tả toàn cảnh một cuộc hành quân đi sứ lên mường trời. Ở giữa những đoạn này đều có những lời đối đáp giữa chủ và quân phu:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Chúa hợi dá mà xa thâng khỏi Lèng mỏi khói thư lệ bấu an Yêu sức khói thư ham báu đẩy Dang khỏi ngám pền khẩy mực ngòa Mời tạm khỏi cắt xa chôn lạ

Nhà tôi còn trẻ thơ ngây Vai tôi bị lên nhọt chưa liền Làm sao gánh việc quan cho được Hãy tha cho tôi một phiên

Hãy quên tôi đi một chuyến.

Việc nhà nước, việc quốc gia là trách nhiệm nên các Sluông phải thực hiện, thu xếp tất cả việc nhà, xa lìa quê hương, bản quán, các sluông tức tốc lên đường. Người vợ ở nhà phải gánh vác tất cả, tâm trạng rối bời nhưng vẫn an ủi chồng:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Pơ Sluông cư pác rắng căn Noọng hỡi dá nghĩ răng pền mía Thân pỉ là tâm tính dú ngay Thôi thôi dá nghĩ sai tán cạ Noong dú cơi sức thía tu sườn

Vợ Sluông cứ nói đi nói lại Anh ơi đừng lo liệu phân vân Hãy tạm đi lần này nữa vậy Lần sau không đi được hãy hay Em nói nghĩa lần này là cạn

[52, tr. 53]

Cuộc chia ly của họ diễn ra trong nước mắt bởi có cuộc chia ly nào buồn hơn khi ra đi mà chẳng thể hẹn ngày về :

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Bấu pây là việc quân pền nỉ Oóc nây chắc kỷ pửa đây mà.

Không đi làm việc quan sao được Ra đi mà chẳng biết ngày về.

Dù cuộc sống của những phu phen, Sluông còn nhiều cực nhọc, vất vả nhưng ẩn sâu trong họ là nhân cách. Nhân cách luôn được gìn giữ để vượt qua những ham muốn bản năng thường về tình cảm, vật chất để làm trọn trách nhiệm của mình, để tin vào một tương lai phía trước tốt đẹp hơn.

Trong xã hội phong kiến, cuộc sống của con người chủ yếu là lao động chân tay nên họ rất đề cao đức tính chăm chỉ, phê phán những kẻ lười biếng, lười lao động. Từ xưa, người Tày đã nhận thức được giá trị của lao động. Nó không chỉ tạo cho con người vật chất để nuôi sống bẩn thân mà nó còn tạo cho họ một đời sống tinh thần khỏe khoắn, lạc quan nên người Tày phê phán những người lười lao động, không tu chí làm ăn, “nhàn cư vi sinh bất thiện” sức dài vai rộng mà đi nhòm ngó linh tinh... để gây họa rồi cũng chẳng có kết cục tốt đẹp gì:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Trai khứn tàng kén trụ Vợt khứn đao bảo phóc Chai khứn trọc bảo pham Đăm cha ý lèo van

Đăm khoan ý lèo mướn.

Đến với vùng trai dở Đến với lũ trai phàm Chuôi dao không biết tra Cán dìu không biết đóng

[53, tr.65]

Mường này là mường của con trai dốt. Chuôi dao, cán rìu cũng phải đi nhờ người làm hộ, quả đáng chê trách.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Tốc thâng tì tao phóc Quá khứa trọc tao pham Lếm phải tày cằn nà Xa phải tày cuôi chá Hấy phua phua bấu thụ

Đến với vùng gái dốt Đến với duộc gái phàm Sợi vải vằng bờ ruộng Tấm vải bằng chiếc nắp

Hấu trụ trụ bấu ăn. Cho bà, bà không ưng

Lấy gì làm khăn len tặng bạn.

[53, tr.66 ]

Rõ ràng, ở đây, những bài ca này đã phê phán những chàng trai, cô gái lười lao động, chỉ biết chơi bời, ham vui mà không lo lao động. Trong Then cũng ca ngợi những con người chăm chỉ lao động sản xuất, có phẩm chất tốt đẹp:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Quá khứn mường tao khéo Lắp xa pền phái thu

Lè xa pền cái lụa Mừ căm nặm pền giá

Mừ cóp nặm pền va tao nong. Chai khứn mường báo khéo Lắp xa pền hàng thu

Lè xa đáy bẩu chia Báo tu tấu khôn vưa Báo mường nưa khôn quá.

Qua lên mường gái khéo Nhắm mắt thành vải the Mở ra thành vải lụa Tay khua nước thành hoa Tay vục nước thành hoa em hái Tung đến mường trai khéo Nhắm mắt thành hàng chữ Mở mắt tựa trang giấy Trai thôn dưới khôn vừa Trai thôn trên khôn quá.

[53, tr.68]

Từ hình ảnh của những người lao động trên nói lên rằng nội dung của Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên mang giá trị nhân văn sâu sắc. Then không chỉ phê phán những người lười biếng lao động mà còn khuyên răn con người biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, học tập những ngươi siêng năng, cần cù lao động để trở thành bông hoa đẹp của núi rừng, làng bản. Chính ý thức lao động của con người nơi đây đã góp phần làm nên nhân cách, phẩm chất của họ và đồng thời xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và để cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì không chỉ một người làm nên mà họ phải dựa vào nhau, người vụng dựa vào người khéo, người chăm chỉ giúp đỡ, động viên những người khác cùng cố gắng. Đây là những con người hội tụ được những phẩm chất như chịu thương chịu khó, khéo léo, đảm đang .

Với tinh thần nhân văn, nhân ái, nhìn vào những mặt tốt của con người, bởi xét cho cùng không ai hoàn hảo, ai cũng có mặt tốt mặt xấu, người lười lao động cũng có thể làm được những việc lớn như lửa cháy nhà thì có thể giúp dập lửa...Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Càng những người bị khiếm khuyết, không khôn ngoan, may mắn bằng anh em thì càng phải chia sẻ, giúp đỡ họ. Tinh thần nhân văn, nhân đạo trong Then Tày nói chung và Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên là như vậy.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Lùa bấu đẩy đá giả Bằng năm bá tình thua.

Là dâu chớ cãi mẹ già

Giọt tranh chỗ cũ nếp nhà tránh đâu

(Sưu tầm)

Mẹ làm gương cho con, dâu thảo sẽ nên mẹ hiền, đừng chanh chua, ngày về già vạ đến.

Thương người không chỉ là thương những người thân bên cạnh mình mà thương cả những người khác làng, khác bản, những người gặp hoàn cảnh khốn khó hơn mình. Đó là tinh thần chung tay giúp đỡ cộng đồng. Mặt khác, những lời ca trong Then Tày còn mang một ý nghĩa khác là giáo dục, khuyên răn con người coi trọng đạo đức, luân lý thương . Đây là truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào Tày luôn để chúng ta trân trọng, học tập và gìn giữ.

Trong quan niệm về giàu nghèo, người Tày đôi khi cho rằng đó là số mệnh nên không được nghĩ rằng là do họ lười biếng, chẳng qua đó là số mệnh.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Slinh mà dá viến mẻ xích ca Khơ khát slinh lồng mà củng chịu.

Sinh ra đừng trách mẹ trách cha Sinh ra đói rách đành phải chịu.

(Sưu tầm)

Tính nhân văn trong then Tày còn dành cho những người phụ nữ kém may mắn trong cuộc sống gia đình. Họ không có quyền được tự do yêu đương vì cha mẹ

tham vàng, tham bạc gả con gái cho người không xứng đôi vừa lứa, phải lấy chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)