Các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 90 - 127)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Các biện pháp tu từ

3.2.2.1. Biện pháp điệp từ ngữ

Điệp từ ngữ (còn gọi là lặp) là biện pháp lặp lại có ý thức những từ ngữ, những bộ phận câu, những câu thơ trong một đoạn… nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe.

* Điệp ý: Trong Then, người Tày không chỉ dùng một hình ảnh, một sự việc

mà luôn có sự lặp lại của nhiều hình ảnh, nhiều sự việc theo một cấu trúc cú pháp nhằm khắc họa rõ nét nội dung cần biểu đạt. Những lời ca trong Then sử dụng biện pháp điệp ý, điệp dòng thơ, hay cả đoạn thơ diễn tả được sự phong phú không nhàm chán đơn điệu mà tạo ra được một không khí vui vẻ lôi cuốn người nghe trong đêm khuya thanh vắng. Đoạn Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên sau đây là một

ví dụ:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Tàng nâng lộng lương đông địa Tàng nâng là pây tì thần luông Tàng nâng là khoăn siêu nhập mồ Tàng nâng là pây chợ vài lương Tàng nâng là mùa mường âm phủ Tàng nâng là pây xư âm quy

Một đường lên thiên đường xa tắp

Một đường xuống phương Bắc, phương Đông

Một đường đến Đại thần thông viễn xứ Một đường vào phần mộ âm ty

Tàng nâng là mường phi ma loạn Một đường là về các âm binh Một đường về quân lính loạn ma

[53, tr.8] Hình ảnh một đường không chỉ lặp lại ở một câu mà được lặp lại ở những câu tiếp nhưng với nội dung khác nhau. Nhờ hình ảnh “một đường” mà ông Then, bà Then đã động đến toàn bộ binh mã của mình nắm giữ, tập hợp lực lượng tất cả lên đường.Hoặc những kinh nghiệm từ thiên nhiên thời tiết để con người có thể dựa vào đó mà dự đoán thời tiết chuẩn bị mùa màng qua hình ảnh ‘‘vượt lên’’, ‘‘ con cóc ’’ :

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Khám khiến đạo lồm on Khám khiến đon gà gốc

Cà gộc lông bươn chiếng thiếu bạn

Vượt lên chốn gió nồm Vượt lên vùng con cóc

Con cóc gọi tháng chạp trẻ con Con cóc gọi tháng giêng thiếu bạn.

[53, tr.44] * Điệp từ

Điệp từ: là lặp lại một từ trong một câu hay trong một số câu tiếp theo, lặp từ được sử dụng với độ đậm đặc trong Then Tày với những từ được điệp đi, điệp lại nhiều lần như “nhăm khứn” (bước lên, tiến lên), quá khứn (qua lên) được lặp đi lặp lại trong mỗi chương đoạn của Then bởi Then là cuộc hành trình dài đi lên phía trước, những từ lặp lại “nhăm khứn”, “quá khứn” đều giúp người nghe thấy được quân Then đi qua rất nhiều nơi, nhiều mường bản.

Với đoạn Then “Soát mạy mỉnh - mạy khoăn” (rà soát cây mệnh số) với hình ảnh hương hoa lễ vật được chuẩn bị chu đáo qua hình ảnh ‘‘Cáng’’ được điệp lại với tần suất cao trong một đoạn :

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Cáng nâng vần vặc viền nả đán Cáng đai vần bióc loỏng hom toan

Cành này thành phong lan khoe sắc Cành kia lừng thơm ngát ngọc lan

Cáng nâng vần mậu đan kim quý Cáng nâng vần hoa huệ, hoa lan

Cành khác là mẫu đơn kim quý Cành dưới là hoa huệ hoa lan

[52, tr.61]

Ước nguyện về một cuộc sống trường sinh, cầu số mệnh vững như núi, sống lâu như nam sơn, phúc, thọ, khang, vinh tròn bốn chữ nên những loài hoa để dâng lên vừa ngào ngạt sắc hương, điệp từ lặp đi lặp lại tạo nên sự phong phú sinh động cảnh này được lặp đi lặp lại kết hợp các biện pháp liệt kê, tác giả dân gian cùng một lúc kết hợp cả điệp ý, điệp từ, điệp cú pháp tạo nên một dòng chảy vô tận, khiến câu hát có sức hấp dẫn:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Đạo nong tạo khấu Ả mênh mông tạo nặn Chúc tốt đạo phong lu Tiên tốc tu phú quý Đao nấy đạo đắm kin Đin nấy đin đắm dú Đắm thu thế tang lai Đắm thiên khai các họ

Tiên sinh ra phú quý Đây là chốn ăn chơi Đây là nơi trú ngụ Đây là chốn đông người Đây là nơi các họ

*Điệp ngữ

Trong khi diễn đạt nhằm nhấn mạnh hay gây ấn tượng hoặc gợi ra những cảm xúc mạnh cho người đọc, người nghe có thể là một ý thơ, dòng thơ hay một đoạn thơ người ta có thể sử dụng điệp ngữ. Điệp ngữ “là sự lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm

xúc trong lòng người đọc người nghe” [27, tr.45]. Trong Then Tày Lam Vỹ xuất hiện

chủ yếu là điệp ngữ cách quãng.

Điệp ngữ cách quãng “là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng cách xa nhau nhằm gây một ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc rất cao.”

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Lục pụt lồng nà cái tọt còn Lục bụt lồng là đon tọt sáng Bát sán đáy péng tong Bát tòn đát péng pét

Con Bụt về cùng chuyến chơi còn Con Bụt xuống cùng dân chơi yến Thắng yến được bánh ngon

Thắng còn được bánh ngọt

[53, tr.47] Điệp ngữ cách quãng xuất hiện trong Then Tày Lam Vỹ khá dày đặc. Khảo sát 74 bài Then (2406 câu), điệp ngữ xuất hiện ở 570 câu (chiếm 23,7 %).

* Điệp cú pháp

Ngoài ra có những câu Then giống nhau về điệu cú pháp nhưng đối chiếu về từ ngữ luôn tại ra cảm giác mới lạ, hấp dẫn:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Quá khứn tàng mè ca Mè báng ná hú mà Mè ca ná hú tón Chùa mè cung te khá Tiên mì ná te chăng

Bước đến miền ma quấy Bước đến miền quỷ rầy Đến miền bẻ ngọn cây Đến miền ma chết mới

[53, tr.26] Biện pháp nghệ thuật này đã góp phần tạo nên tính nhịp điệu, tiết tấu cho khúc hát Then lúc du dương, trầm bổng, lúc réo rắt, lúc khoan thai… phù hợp với từng chương đoạn trong Then. Khi đêm khuya thanh vắng, làn điệu Then như đi sâu vào trái tim, tâm hồn người thưởng thức, một phần nhờ biện pháp nghệ thuật của Then. 3.2.2.2. Liệt kê

Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại (cụm từ cũng

như thành phần câu)” [27, tr.56] nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận

thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về mặt các sự vật được đưa ra, biện pháp này có thể được thực hiện bằng cách dùng liên từ hoặc không dùng

liên từ. Khảo sát ở 74 bài Then (2406 câu), biện pháp liệt kê xuất hiện ở 354 câu (chiếm 14,7 %) trong đó, chủ yếu là các hình ảnh liệt kê liên tiếp.

Qua khảo sát Then Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên, ta thấy có nhiều chương đoạn của Then sử dụng biện pháp liệt kê, chủ yếu không dùng liên từ cho thấy thuộc tính của lời nói miệng, trò chuyện bằng thơ, nêu lên được sự phong phú phức tạp, đa dạng của các sự vật hiện tượng. Các chương đoạn của Then sử dụng biện pháp này để kể, miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ vừa mang tính chất khái quát, vừa vẽ nên bức tranh sinh động của Then:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Lục giáp phân tam nguyên nhâm quí Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Phân xuân, hạ, thu, đồng tứ quý Chẳng pén vị địah lý thiên văn Chẳng đặt hết khừn vằn nhận lạ

Vua Nghiên cho tạo tái lịch niên Lục hoa giáp, tam nguyên, nhâm quý Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Phân xuân, hạ, thu, đồng tứ quý Mới có môn địa lý thiên văn

Mới có chuyện ngày đêm luân chuyển

[52, tr.61] Nhờ biện pháp liệt kê, mà qua Then ta hiểu được các hiện tượng ngày đêm, các can chi theo tuổi của đời người hoặc khi quân Then đặt chân tới một khu vườn trên mường trời:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Liệng óc tuôn sắc chì tưn phép Qua óc tuân sắc dẹp tưn lằm Mừn sắc chăng tưn pùa

Cương niên phiêng nả chúa tàng thinh Liêng óc tuân khinhm mạn phép

Đoạn thoi chúa lại liệng tứ ly

Vượt ra vườn rau mùi học phép Vượt ra vườn rau hẹ học văn Về rau răm đón bùa

Thương niên nở hoa chúa đường thiên Vượt ra vườn gừng mạn phép

Về cạnh nhà cửa lúa

Mỗi loài cây đều là những loài cây gắn bó, gần gũi với cuộc sống con người. Nó có thể ở ngay vườn nhà, đó có thể là cây rau răm, cây rau mùi, rau hẹ, cây gừng, cây mía, cây cam, quýt, cây chuối… Nhờ biện pháp liệt kê mà cây trái thiên nhiên như hiện ra sinh động trước mắt người đọc. Chỉ qua hình ảnh khu vườn nhưng ta cũng phần nào hiểu về cuộc sống của người Tày thật phong phú, no đủ, tràn đầy.

Như vậy Then đã sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ liệt kê, góp phần làm câu ca mạch lạc, dứt khoát. Nhờ vào biện pháp tu từ này cho ta thấy rõ hơn cuộc sống lao động sản xuất, cũng như những phẩm chất, tính cách của con người miền núi.

3.2.2.3. So sánh

So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đống nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mởi mẻ về

đối tượng [27, tr.154]. Biện pháp nghệ thuật so sánh tuy không xuất hiện nhiều song

có giá trị lớn trong việc truyền tải nội dung. Khảo sát 74 bài Then (2406 câu), biện pháp so sánh lặp lại ở 97 câu (chiếm 4,03 %) và chủ yếu là hình thức so sánh một hình ảnh với một hình ảnh.

Trong Then xuất hiện những hình ảnh so sánh giữa thiên nhiên và con người:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Tiếng ngoảng rọng slao slái chang dong Bâu mạy kheo piển lương dặc dạy Tiếng ngoảng rọng như hảy như than Bặng tiểng đàn du dương vuổn tọng.

Tiếng ve kêu sào sạo núi rừng Cây lá xanh biến vàng khô úa Tiếng ve sầu như khóc như than Như tiếng đàn du dương thảm thiết.

[52, tr.31] Đặc trưng của mùa hè là tiếng ve râm ran. Tiếng ve ấy đã được tác giả so sánh với hai thái cực khác nhau của cảm xúc giữa một bên là tiếng sầu buồn với một bên là tiếng đàn đem lại nhẹ nhõm trong tâm hồn.

Trong then Tày xuất hiện nhiều hình ảnh so sánh liên tiếp:

Mặt bắp táy ăn tấu Mặt khấu táy ăn qua.

Hạt ngô bằng chiếc gáo Hạt gạo bằng quả dưa.

[53, tr.30] Hình ảnh so sánh đã thể hiện ước mơ của con người có mùa màng bội thu. Nhờ đó, con người có cuộc sống no ấm hơn.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Còi thắp lân theo chúa

Nàng hôm thư chuông khánh.

Dũng mãnh như đại thần

Hùng thiêng như chuông khánh.

[53, tr.1] Trong Then Tày, thường xuát hiện hình thức so sánh ngang bằng để làm nổi bật sức mạnh, sự hùng vĩ của thiên nhiên

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Vợt khứn khón lim cắm pền sâm Qúa khứn khón hin đăm pện mực.

Vượt lên vùng lưỡi đỏ như như sâm Vượt lên vùng đá đen như mực.

[53, tr.17] Như vậy, biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng rộng rãi trong Then Tày. Nhờ so sánh hình ảnh thiên nhiên được nổi bật, trở lên sinh động hơn, phù hợp với tư duy của người dân tộc. Nghệ thuật so sánh làm cho sự vật trở nên gần gũi ,dễ hiểu. Trong Then cấp sắc ta có thể bắt gặp các hình ảnh của ánh hào quang trong Then cấp sắc, cùng với sự vui mừng hân hoan của lễ thăng cấp, ánh sáng hào quang làm sáng rực cảnh vật tăm tối, hành trình vất vả lên mường trời được xua tan bởi ánh hào quang sáng rực, muôn thú và con người được đời ,muôn loài từ nay sẽ được bình an bởi từ nay có người đại diện mường trời ,sẽ xin với bề trên để muôn vật muôn loài được tươi tốt an vui. Nhờ so sánh “ánh hào quang vằng vặc như gương “hay người “cầm cân nẩy mực ” đại diện cho ước muốn của người dân có sức mạnh như “rồng vươn phong vũ ”. Hay trong Then Bắc cầu xin hoa, người làm Then đại diện cho người trần gian gặp người của mường trời ,cầu xin thần linh cho trần gian được mọi

sự tốt lành, con cái đầy nhà. Các cặp vợ chồng mới cưới, vợ chồng muộn mằn con cái hay hữu sinh vô dưỡng đều do mẹ Hoa ở mường trời chưa ban hoa ban nụ .muốn có con đàn cháu đống, muốn con cái khoẻ mạnh như sóc như nhím ,một ảnh so sánh với những con vật gần gũi với người Tày, cũng thể hiện tư duy hình ảnh của con người nơi đây:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Cải băng nhọt lùng Sung băng nhọt cưởm Co bi-óc băng ăn rườm Co luồng găn ăn sảo

Soong mường ngạo bấu khây Kim vận thòn

Nòn vận uổn.

Lớn như ngọn đa Cao như ngọn trám Cây hoa bằng cái nhà Cây lường bằng vựa thóc Ăn như con don

Ngủ như con dúi.

[54,tr.43] Nhờ biện pháp so sánh qua Then Bắc cầu xin hoa thể hiện sinh động thế giới tâm linh của Người Tày ,qua những nguyện ước thể hiện ước mong cho co cháu khoẻ mạnh vững chãi ,như những ngọn đa ,ngọn trám ,ăn ngon ngủ yên như con dúi ,con don. Hàng loạt hình ảnh so sánh giữa hai vế giúp ta hình dung một cách dễ dàng những mong ước cũng thế giới quan sinh động của người Tày. Ngày xưa do cuộc sống còn khó khăn nhận thức của con người còn hạn chế. Người Tày cho rằng những gia đình hữu sinh vô dưỡng là do mẹ Hoa trên mường trời quyết dịnh . Lời Then kể rằng Mẹ Hoa sẽ lần lượt buông bẩy bông hoa xuống trần gian thành bẩy đứa trẻ ,nhưng chỉ một thời gian mẹ lại thu hoa về .Tức là cho đứa trẻ này xuống lại thu đứa trẻ kia quay về. Theo thuyết luân hồi của phật giáo mấy anh em cứ lên mường trời lại xuống dương gian tìm nhau. Bao gia đình của trần gian đau khổ vì có sinh mà không có dưỡng .Cảm thông với nỗi lòng người trần thế lo thắt ruột héo gan ,khao khát đau đáu cho những đứa con. Then kêu gọi đoàn quân binh chặn núi, ngăn sông ,chặn lối

để bẩy anh em kia không tìm được nhau ,ngăn con đường của mẹ Hoa đón những đứa con trở về ,nhờ biện pháp tu từ so sánh giúp ta hình dung rõ hơn sự vất vả gian nan:

Chặn lấy núi cao xuống ngăn Núi Thái sơn xuống cách Ba núi đỏ như máu Ba núi nóng như lửa Anh em ở thế gian mặc đó

(Sưu tầm)

Lời thơ trong đoạn này không chỉ tha thiết mà còn mạnh mẽ chống lại quy luật khắc nghiệt ấy. Người xưa đâu chỉ biết đầu hàng số phận mà còn quyết liệt chống lại số phận. Giá trị nhân văn của Then là ở chỗ đó. Hay trong lễ Tài khoăn (mừng thọ) người ta bắc cầu số, cầu xin sự khoẻ mạnh, trường thọ với nhiều hình ảnh so sánh thể hiện sự gần gũi của con người với thiên nhiên:

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Cấu mỉnh mắn vận phia Cấu đảy các mắn na vận đán …..

Pây tổng bặng nộc soa Pây nà bặng cáy thướn Pây tỏng bấu ón kha Pây rầy bấu ón cáo.

Cầu mệnh chắc như núi Vững như vách tường thành ……

Không sợ gì gió bấc phong ba Cầu mệnh vững bốn mùa xuân tiết Cả nhà được sung túc bình an Ra đồng như gà rừng

Ra đồng không mỏi chân Lên rừng không mỏi gối.

[53, tr.17]

Cùng với niềm tin gửi gắm trong những câu Then về sự trường thọ của con người, con người luôn mong sự bất tử ,trường tồn với thời gian của trời đất, thiên nhiên cảnh vật .

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Mẻ mỉnh dực may khoăn mạy mỉnh Dực mạy khoăn hẩu tứ

Mèng tươn bấu cắt la Cân vác bấu cắt bâu

Rườn họ sống hâng sống ké Nam sơn lựa trãi tươn

Cầu mệnh số vững chắc như thành Từ nay được an khang mạnh khoẻ Mạnh như con chim trĩ ngoài đồng Khoẻ hơn con gà rừng kiếm bạn Cầu số mệnh vững chắc như núi Trơ như đá vững trãi ngàn năm Sống lâu như núi Nam Sơn

[54, tr.46]

Qua những hình ảnh so sánh “Vững chắc như thành ”, chắc như núi ,mạnh như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở lam vỹ, định hóa, thái nguyên tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (Trang 90 - 127)