7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Phản ánh hiện thực cuộc sống đa dạng, sinh động
Người Tày xưa sống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên. Sống giữa núi rừng hoang vắng, với bao sự đe dọa từ thiên nhiên rừng núi, thiên tai, dịch bệnh, hạn hán... vì vậy, con người nơi đây luôn chú ý quan sát những biến chuyển của thởi tiết để tìm ra quy luật, kinh nghiệm phục vụ sản xuất.
Người Tày nói chung và người Tày ở Lam Vỹ, Định Hóa, Thái Nguyên nói riêng đã đúc rút cho mình những kinh nghiệm lao động sản xuất. Những kinh nghiệm này được gửi gắm trong lời hát Then. Nếu như người Việt có câu:
Tháng Chạp là tháng trồng khoai Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi.
Thì người Tày lại dựa vào con chim Quéng quí - một loại chim nhỏ có giọng hót hay để đoán mùa vụ:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Quéng quí tao bươm tham mùa chá Quéng quí tạo bươn há mà nà. Hệt việc theo quéng quí đáy kin Hệt việc theo mèn lìn hai giác.
Quéng quí kêu tháng ba gieo mạ Quéng quí kêu tháng năm vụ cấy Làm việc theo quéng quí đủ ăn Làm việc theo tiếng ve là đói
[54, tr.49]
Queng quí là loài chim có giọng hót hay, thường sống ở vùng núi rừng phía bắc. Khi nghe tiếng chim này kêu vào tháng ba thì người dân Tày xuống mạ, kêu vào tháng năm thì cấy. Con người làm việc theo tiếng chim queng quí thì đủ ăn, làm việc theo tiếng ve thì chết đói.
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Queng quí roọng tiểng van róng rả Bồ các xui thiên hạ hất nà
Nông tang viểc quốc gia thiên hạ Nổc queng quí dong dả mọi nơi
Queng quí gọi vọng nhân róng rả Bồ nông nhắc thiên hạ cấy cầy
Việc nông trang sắp bầy xuân… hạ… Chim Queng quí vọng ở mọi nơi
[54, tr.47] Qua lời hát Then, ta phần nào hiểu được sự tinh tế, tài tình của người nông dân. Họ biết quan sát hiện tượng thiên nhiên, biết dựa vào những con vật gần gũi để làm ăn, đoán được thời điểm thích hợp để gieo cấy mùa vụ. Phải chăng đó chính là bài học kinh nghiệm mà người xưa đã rât tinh tế phát hiện ra cho thế hệ sau.
Với nền nông nghiệp lúa nước, người nông dân phải chăm chỉ làm việc mới tạo nên được của cải vật chất. Người Kinh có câu: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” thì người Tày trong Then cũng gửi gắm lời khuyên: Nếu chăm chỉ làm ăn thì thì sẽ được no cái bụng còn nếu ai lười lao động sẽ bị đói.
Ngoài ra, ta còn bắt gặp trong Then những những kinh nghiệm hay về thời tiết như:
Pó đăm còn dảy kin
Pó tẩu đăm rèo lăng bấu rải
Câu này khuyến khích con người làm ăn sao cho kịp vụ, người cấy sớm được ăn, người cấy muộn thì thu hoạch kém.
Về các hiện tượng thiên nhiên xung quanh người Tày có câu:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Khám khứn đọa lồm on Khám khứn đon cà gộc
Cà gộc lộng bươn lạp thiếu niên Cà gộc lông bươn chiêng thiếu bạn Long lồng nặm là on
Yểu điệu lọng khín đon là đáng.
Vượt lên chốn gió nồm Vượt lên vùng con cóc
Con cóc gọi tháng chạp trẻ con Con cóc gọi tháng giêng thiếu bạn Rươi xuống nước là nồm
Rươi đẻ xong lên bờ là rét.
Từ sự quan sát thiên nhiên mà người Tày nhận biết được mùa vụ. Điều này chứng tỏ người Tày có một tình yêu thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ con người.
Then còn phản ánh cuộc sống đầy rẫy những bất công, phi lý, tai ương, bất trắc. Qua một hành trình dài của Then, ta thấy ở đó tồn tại hai tầng lớp khác nhau: người lao động và kẻ bóc lột. Hình ảnh đoàn quân đi phu phen, tạp dịch tiêu biểu cho những người lao động bị bóc lột, còn những quan Tày, Cốc Cường, Ngọc Hoàng, Thượng đế... đại diện cho kẻ bóc lột chuyên áp bức nhân dân lao động nghèo.
Có thể nói, toàn bộ hệ thống lời hát Then là bức tranh chân thực về cuộc sống sinh hoạt và lao động đa dạng, sinh động của người Tày xưa. Đọc các lời ca sau đây, chúng ta sẽ thấy được cảnh áp bức rất rõ ràng:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Sluông bấu đảy lẳng lơ trì hoạn Tôi lôi đức lườn thàn bấu ma Sluông slo oóc mà trình thản Khỏi bấu cảm đai man việc qua Vương sự bất từ nan mĩ lệ.
Sluông không được ngân nga trì hoãn Tôi lỗi đức bề trên chẳng tha
Phân sluông là phải ra trình mặt Tôi chẳng dám khinh mạn việc quan.
[54, tr.50]
Đoạn Then cho ta thấy được tình cảnh của các Sluông. Họ là nô lệ, đầy tớ nên tất cả việc nặng nhọc đều gánh lên đôi vai họ.
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Các bích tiên bọn đệ đi an Chủ vương chúa lon pang đề lồi Đức tướng cu pác phuối lao quân Trang cần thăn mà lân khí giới Kẻng ba hồi tống cái chang than Ba hồi trống lao quan gióng giả.
Lệnh của chủ tướng đã ban ra Các quân sứ đi xa một chuyến Các chủ binh mọi chuyện sẵn sàng Mọi khí giới đều mang đầy đủ Thành đạo quan đội ngũ chỉnh tề Mọi quan lính phải về y lệnh.
Quân Sluông phải chèo thuyền vượt biển theo lệnh bề trên. Đó là việc không thể trì hoãn. Người ra đi biết chuyến đi này vô cùng gian nan, thậm chí một đi không trở về nhưng không dám quay đầu mà phải thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi đã sắm sửa lễ vật xong, việc chuyển lễ vật đi để tiến cống không còn phương tiện nào khác ngoài việc bắt con người phải gồng gánh, chuyên chở bằng chính sức lao động. Họ không còn cách nào khác, đành thốt lên:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Cần mì nà mì lẩy lẻ pây Cần lầu chin nà cải pây tháng Bấu mì nà lẩy cung pây. Cần mì nà mì lẩy lẻ pây Cần lầu chin nà cải pây tháng Bấu mì nà lẩy cung pây.
Nhà có ruộng phải đi phu Nhà nhiều ruộng phải đi thay Nhà không ruộng cũng phải đi Lệnh quan nóng như lửa Đỏ như máu...
[54, tr.50] Từ chối không được, người chồng đành dứt áo ra đi để lại mẹ già con thơ, vợ trẻ mòn mỏi đợi chờ. Họ chấp nhận ngay cả những kết cục bi đát nhất:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Vảng vỉ tốc lầy hải pây thai Noong gỏi chai khẩu ngài sắc tón Noong gỏi liêng lúc ón thả rà Noong gỏi liêng met ma thả si.
Nếu anh rơi xuống biển đi chết Em sẽ bỏ bữa cơm trưa nào đó Em sẽ nuôi con trẻ chờ anh Em sẽ nuôi lợn chó chờ anh.
[54, tr.51]
Trên đường đi, họ còn phải làm nhiều việc như lập trạm lấy gỗ, săn bắn , dựng núi Su Mi... Công việc nặng nhọc nhưng khi lệnh đã phát ra, đoàn quân cứ râm rắp thi hành:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch Quản mùa thâng kim ngọc tân châu
Tân quên địa bàn kim nặm hải Mừa gặp hấu thiên đại báo slao
Tứn tứn đáo thêm khâu lương khân biếc Tửi huyền huân của vứt thêu lương
Phát thiếp truyền các quan lấy gỗ Hẹn giờ đi lấy đủ không lâu Các hiệu liền sai quân cơ đội Việc binh sai cấp vội như lửa...
[54, tr.52]
Hình ảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh phu phen trong bài ca dao:
Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội non dấu, vai mang súng dài.
Trong xã hội phong kiến, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu rất phổ biến. Vì quyền danh mà kẻ trên bóc lột người dưới. Chỉ vì cuộc sống xa hoa của vua chúa mà mọi vật đều phải hy sinh để kính cẩn dâng lên một kẻ lớn hơn cả Ngọc Hoàng. Cũng phải nói thêm, trong quan niệm của dân gian lúc này, Ngọc Hoàng không phải là một người đức độ vì nhân dân mà là một tên thống trị hống hách,độc ác,không quan tâm đến sự sống của con người và muôn vật, một tên vua sống trên quyền lợi của muôn dân .
Các phu chèo thuyền ở đây không chỉ vất vả, nhọc nhằn như đã nói ở trên mà còn phải luôn thường trực ở bờ sông theo vòng quay:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Cần dẩu pay chống lừa tàng tới Bấn dáy dú chơi bời lín khua.
Người này luôn trực thuyền suốt đời Không được rỗi một ngày vui chơi.
(Sưu tầm) Cuộc sống trong xã hội phong kiến tồn tại khá nhiều thứ thuế khác nhau:
Nguyên tác lời Tày Tạm dịch
Đức tướng ngự voi cao đèn ròng Rắc truyền chí hương sông việc phàn Cấp tốc ra bạch đán phương phi Thác cảnh hương phải đi cho chóng
Mỗi thu lần tướng lại về sau Vắng thuế lệ đã lâu cửa điện Cốt đồng lo đã phiền nát gan Bởi chưng việc thế gian vội việc
[54, tr.52] Từ những câu hát Then, tác giả dân gian đã miêu tả cuộc sống cực nhọc, vất vả, đầy rẫy những tai ương, bất trắc của kiếp sống nô lệ của người Tày ở vùng đất này. Ẩn sâu trong đó là tư tưởng phản kháng, thái độ căm ghét của nhân dân lao động với tầng lớp bóc lột.
Nhà nghiên cứu Vi Hồng từng nhận xét rằng: “Then là sự “lộn ngược” giữa cõi âm và cõi dương. Cái xã hội trong Then chính là một phiên bản của xã hội thực, là xã hội thực của người Tày, người Nùng xưa. Có lẽ vì lí do lịch sử, lí do xã hội mà các tác giả Then đã mượn mùi khói hương để nhận xét, phê phán cái xã hội thực, đồng thời cất lên tiếng nói ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động thời xưa. Cho nên cần phải trả lại cho Then đúng cái hiện thực xã hội mà Then đã phản ánh” [33, tr.272]. Then ở Lam Vỹ, Định Hóa cũng phản ánh hiện thực cuộc sống cực khổ của người Tày theo cách đó.