CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ
2.2 Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển
2.2.1.1 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Thực tế tại BIDV Ninh Thuận chỉ thực hiện cầm cố GTCG do BIDV phát hành. Hình thức này vừa giải quyết được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nhận được khoản lãi có kỳ hạn (thay vì rút trước hạn hưởng lãi suất khơng kỳ hạn). Đồng thời giúp NH kiếm được lợi nhuận mà khơng có rủi ro.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá 2014-2016
Chỉ tiêu Dư nợ cầm cố GTCG (tỷ đồng) Dư nợ BL (tỷ đồng) Tỷ trọng trên dư nợ BL (%)
Tăng giảm so với năm trước (tỷ đồng) (%)
Năm 2014 81.15 1,051.43 7.72
Năm 2015 87.07 1,307.00 6.66 5.93 7.30
Năm 2016 67.31 1,616.91 4.16 -19.76 -22.69
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động TDBL 2014- 2016 của BIDV Ninh Thuận)
Bảng 2.3 cho thấy dư nợ cho vay cầm cố GTCG năm 2014 là 81.15 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7.72% tổng dư nợ BL. Sang năm 2015 dù dư nợ tăng 5.93 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.3% nhưng tỷ trọng trên dư nợ BL thì giảm, chỉ cịn 6.66%. Đến năm 2016 dư nợ này giảm chỉ còn 67.31 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 22.69%, lúc này tỷ trọng chỉ còn 4.16% so với tổng dư nợ BL. Năm 2016 có sự biến động mạnh về dư nợ là do huy động vốn dân cư 2016 giảm mạnh.
Bảng 2.4: Huy động vốn dân cư 2014-2016
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Huy động vốn dân cư 1,246 1,392 1,231
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2014- 2016 của BIDV Ninh Thuận)
Theo bảng 2.4 cho thấy năm 2014 huy động vốn dân cư đạt 1,246 tỷ đồng; năm 2015 đạt 1,392 tỷ đồng. Nhưng năm 2016 chỉ còn 1,231 tỷ đồng. Do các NH khác
cạnh tranh về lãi suất, BIDV Ninh Thuận đã bị mất đi một lượng khách hàng lớn làm suy giảm lượng huy động vốn dân cư, sụt giảm ở nhóm khách hàng lớn, nhóm khách hàng này thường phát sinh nhu cầu vốn tạm thời vào thời điểm cuối năm, gián tiếp ảnh hưởng đến dư nợ cho vay cầm cố GTCG.