Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB CNTiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 38)

10. TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB CNTiền Giang

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của ACB CN Tiền Giang giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục Năm Tốc độ 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 1. Tổng tài sản 1.127 1.459 1.802 29,46% 23,51% 2. Tổng huy động 921 1.022 1.245 10,97% 21,81% 3. Tổng cho vay 1.024 1.308 1.677 27,73% 28,21% 4. Tổng lợi nhuận 12,47 18,05 24,33 44,75% 34,79%

Từ bảng 2.1 ta thấy tình hình kinh doanh của ACB CN Tiền Giang có những bước phát triển ngày một tốt hơn. Đặc biệt về lợi nhuận có nhiều bước tăng đột phá.

Tổng tài sản của chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2014 là: 1.127 tỷ đồng; năm 2015 là: 1.459 tỷ đồng; năm 2016 là: 1.802 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 là: 29,46%; 2016/2015 là: 23,51%. Nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng mạnh của tổng tài sản do tổng cho vay tại chi nhánh trong giai đoạn này đang tăng rất mạnh mẽ góp phần rất lớn vào tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản.

Lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2014 là: 12,47 tỷ đồng; năm 2015 là: 18,05 tỷ đồng; năm 2016 là: 24,33 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 là: 44,75%; 2016/2015 là: 34,79%. Nhân tố đóng góp vào việc tăng mạnh của lợi nhuận là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tốt trong giai đoạn này và việc kiểm soát nợ xấu đã giúp lợi nhuận đạt như kỳ vọng của ban lãnh đạo chi nhánh.

=> Tóm lại, tình hình kinh doanh của ACB CN Tiền Giang giai đoạn 2014 – 2016 là rất khả quan, tăng trưởng đều và bền vững.

2.2.4 Tình hình hoạt động tín dụng tại ACB CN Tiền Giang trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2016.

2.2.4.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Hoạt động chủ yếu của chi nhánh Tiền Giang xoay quanh hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ thanh toán trong nước. Trong đó, hoạt động tín dụng là cốt

lõi tạo ra thu nhập chính cho chi nhánh và từ hoạt động tín dụng là cơ sở để chi nhánh mở rộng bán chéo các sản phẩm huy động và dịch vụ trung gian thanh toán.

Chi tiết dư nợ khách hàng của ACB CN Tiền Giang từ năm 2014 – 2016 như sau:

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay tại ACB – CN Tiền Giang giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ 1.024 1.308 1.677 VNĐ 860 993 1.091 Ngoại tệ 264 315 586 Vàng - - - Tốc độ tăng trưởng dư nợ 21,18% 27,73% 28,21%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB CN Tiền Giang

Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay tại ACB CN Tiền Giang qua các năm

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thời gian D ư n VÀNG USD VNĐ

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB CN Tiền Giang

Theo bảng thống kê trên, năm 2015 tổng dư nợ vay đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 21,18% so với năm 2014. Năm 2016 tổng dư nợ vay đạt 1.677 tỷ đồng, tăng 28,21% so với năm 2015.

Trong giai đoạn 2014 – 2016 tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Tiền Giang nói riêng có những chuyển biến tích cực. Tình hình lạm phát trong nước giảm, tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện. Riêng đối với ngân hàng TMCP Á

Châu sau biến cố Bầu Kiên tháng 8/2012 thì ngân hàng có những chính sách siết chặt tín dụng nhằm tập trung khắc phục các hậu quả để lại. Đến năm 2014, về cơ bản ngân hàng TMCP Á Châu đã xử lý được các tồn đọng và tiến hành mở rộng các chính sách cho vay trở lại. Điều này đã góp phần không nhỏ cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB CN Tiền Giang.

Trong giai đoạn 2014 – 2016, hoạt động tín dụng của ACB CN Tiền Giang được ban giám đốc định hướng tập trung vào các nhóm đối tượng sau:

- Đối với phòng khách hàng doanh nghiệp thì tập trung mở rộng cho vay lĩnh vực: lương thực, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, thương mại.

- Đối với phòng khách hàng cá nhân thì tập trung mở rộng cho vay sản phẩm: vay tiêu dùng, vay mua đất – xây dựng và sửa chữa nhà, vay bổ sung vốn kinh doanh.

Định hướng này qua thời gian kiểm chứng cho thấy phù hợp với chính sách tín dụng của ACB và đồng thời phù hợp với đặc điểm kinh tế tỉnh Tiền Giang. Với định hướng đúng trên đã giúp ACB CN Tiền Giang liên tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh của hội sở đề ra (Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm là 15%).

2.2.4.2 Cơ cấu tín dụng tại ACB CN Tiền Giang.

Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng tại ACB CN Tiền Giang theo kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Dư nợ ngắn hạn 535 52,25% 679 51,91% 782 46,63%

Dư nợ trung hạn 251 24,51% 307 23,47% 381 22,72%

Dư nợ dài hạn 238 23,24% 322 24,62% 514 30,65%

Tổng cộng 1.024 1.308 1.677

Biều đồ 2.2 Cơ cấu tín dụng tại ACB CN Tiền Giang theo kỳ hạn Năm 2014 52.25% 24.51% 23.24% Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn Năm 2015 51.91% 23.47% 24.62% Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn Năm 2016 46.63% 22.72% 30.65% Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB CN Tiền Giang

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng dư nợ ngắn hạn chiếm trên 50% qua các năm. Dư nợ trung hạn và dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng dao động khoảng 24% qua các năm. Riêng năm 2016, cơ cấu này có sự thay đổi do trong năm ACB CN Tiền Giang có tài trợ giải ngân dự án nhà máy thức ăn thủy sản Phát Tiến 3 dư nợ vay 100 tỷ đồng thời hạn vay 84 tháng. Điều này làm cho tỷ trọng dư nợ vay dài hạn gia tăng và làm giảm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn. Bên cạnh đó, phòng khách hàng cá nhân đẩy mạnh dư nợ vay dài hạn sản phẩm “Ngôi nhà đầu tiên” với lãi suất ưu đãi, điều này làm dư nợ sản phẩm này đạt 72 tỷ đồng.

Việc dư nợ vay dài hạn tăng mạnh cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cũng tăng dần. Để đối phó với tình huống này, thì ban giám đốc ACB CN Tiền Giang đã đẩy mạnh nguồn lực cho vay ngắn hạn những tháng đầu năm 2017 nhằm cân đối tỷ trọng này trong năm 2017. Bên cạnh đó, việc cho vay trung dài hạn ưu tiên các khách hàng hiện hữu, khách hàng giới thiệu khách hàng, khách hàng có tình hình tài chính và kinh doanh lành mạnh.

2.2.4.3 Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế.

Bảng 2.4 Cơ cấu tín dụng tại ACB CN Tiền Giang theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Dư nợ DNNN 47 4,59% - 0% - 0% Dư nợ DN có vốn đầu tư nước ngoài - 0% - 0% - 0% Dư nợ DN ngoài quốc doanh 526 51,37% 806 61,62% 1.009 60,17% Dư nợ vay cá nhân 451 44,04% 502 38,38% 668 39,83% Tổng cộng 1.024 1.308 1.677

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB – CN Tiền Giang

Biều đồ 2.3 Cơ cấu tín dụng tại ACB CN Tiền Giang theo thành phần kinh tế

470 00 00 526 806 1009 451 502 668 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thời gian D ư n Dư nợ cá nhân

Dư nợ DN ngoài quốc doanh Dư nợ DN có vốn đầu tư nước ngoài

Dư nợ DN NN

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB – CN Tiền Giang

Công ty TNHH Du Lịch Hàm Luông ( UBND Tỉnh Bến Tre chiếm 51% vốn góp); Công ty CP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm (thuộc nhóm công ty trực thuộc Vinafood II). Nhưng đến năm 2015, 2016 thì không còn phát sinh dư nợ vay nữa. Một phần vì ban giám đốc chi nhánh e ngại rủi ro pháp lý khi xảy ra rủi ro tín dụng nên dư nợ đối với nhóm khách hàng này đã giảm dần và hiện tại không còn phát sinh dư nợ nữa.

Bên cạnh đó, ACB CN Tiền Giang không phát sinh dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lý do lớn nhất để chi nhánh không phát sinh nhóm này do ban giám đốc rất e ngại về yếu tố pháp lý nếu xảy ra rủi ro tín dụng.

Nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu dư nợ tại ACB CN Tiền Giang. Năm 2014, chiếm tỷ trọng là 51,37% tổng dư nợ vay. Sang năm 2015 chiếm tỷ trọng là 61,62% tổng dư nợ vay và năm 2016 chiếm tỷ trọng là 60,17%. Dư nợ vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung dư nợ ở nhóm ngành: lương thực, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, thương mại.

Nhóm dư nợ vay cá nhân tương đối ổn định giao động khoảng 40% - 44% tổng dư nợ vay. Tính đến 31/12/2016, ACB CN Tiền Giang có 382 khách hàng cá nhân (Trong đó, khách hàng có dư nợ vay trên 10 tỷ đồng là 9 khách hàng với tổng dư nợ 167 tỷ đồng). Như vậy, trung bình mỗi khách hàng cá nhân có dư nợ trung bình là 1.749 triệu đồng. Việc phân tán dư nợ vay khách hàng cá nhân ở nhiều khách hàng đã phần nào giảm bớt rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ACB Chi nhánh Tiền Giang trongthời gian từ năm 2014 đến năm 2016 thời gian từ năm 2014 đến năm 2016

2.3.1 Tình hình rủi ro tín dụng tại ACB CN Tiền Giang

Diễn biến tình hình nợ xấu tại ACB CN Tiền Giang có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực. Dư nợ xấu có giảm mạnh . Điều này được minh chứng qua các số liệu thực tế về tình hình nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại ACB CN Tiền Giang qua năm như sau:

Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu tại ACB CN Tiền Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Nhóm 3 4,8 16,67% 7,0 27,67% 3,0 24,80%

Nhóm 4 5,8 20,14% 6,5 25,69% 0,7 5,78%

Nhóm 5 18,2 63,19% 11,8 46,64% 8,4 69,42%

Tổng nợ xấu 28,8 25,3 12,1

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB CN Tiền Giang

Biểu đồ 2.4 Tình hình nợ xấu tại ACB CN Tiền Giang

ĐVT: Tỷ đồng 4.8 7 3 5.8 6.5 0.7 18.2 11.8 8.4 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thi gian Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB CN Tiền Giang

Qua biểu đồ cho thấy tình hình nợ xấu giảm dần qua các năm. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân chính làm cho nợ xấu của ACB CN Tiền Giang giảm mạnh là do ban giám đốc chi nhánh đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu thông qua bán đấu giá tài sản nên nợ xấu nhóm 4, nhóm 5 giảm mạnh. Tính đến

Nợ nhóm 5 chiếm 69,42% tổng nợ vay; Nợ nhóm 4 chiếm 5,78% tổng nợ vay; Nợ nhóm 3 chiếm 24,80% tổng nợ vay.

Bên cạnh đó, là tình hình kinh tế khởi sắc hơn, khả năng trả nợ của khách hàng cũng tốt hơn nên nợ xấu phát sinh mới cũng giảm. Công tác thẩm định tín dụng được chú trọng nhằm ngăn ngừa và giảm các khoản vay tiềm tàn dẫn đến nợ xấu cho chi nhánh sau này.

Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay

Bảng 2.6 Nợ xấu tại ACB CN Tiền Giang theo kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Nợ xấu cho vay

ngắn hạn 16,2 56,25% 14,8 58,49% 7,8 64,46%

Nợ xấu cho vay

trung dài hạn 12,6 43,75% 10,5 41,51% 4,3 35,54%

Tổng nợ xấu 28,8 25,3 12,1

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB CN Tiền Giang

Tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu do tiêu chuẩn cho vay trung dài hạn tại ACB bị xiết chặt kể từ sau đợt khủng hoảng tháng 8/2012 (Vụ liên quan đến bầu Kiên). Ví dụ một số tiêu chuẩn như:

- Về tài sản đảm bảo: nhận thế chấp toàn bộ tài sản bảo đảm là bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hình thành từ vốn vay. Trong đó, giải ngân theo tiến độ hình thành tài sản và định giá định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần.

- Về phương thức giải ngân: khách hàng giải ngân trước hoặc giải ngân song song với ngân hàng.

- Về nguồn trả nợ vay: Khả năng trả nợ từ hoạt động kinh doanh hiện tại phải đảm bảo 100% nguồn trả nợ cho dự án mới.

Từ việc kiểm soát chặt các khoản vay trung dài hạn cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nợ quá hạn ở nhóm dư nợ trung dài hạn giảm rất mạnh trong tỷ trọng chung về nợ quá hạn của ACB CN Tiền Giang

Nợ xấu theo loại hình kinh tế

Bảng 2.7 Nợ xấu tại ACB CN Tiền Giang theo loại hình kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Doanh nghiệp nhà

nước 0 0% 0 0% 0 0%

Doanh nghiệp vốn

đầu tư nước ngoài 0 0% 0 0% 0 0%

Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 9,2 31,94% 8,5 33,60% 3,4 28,10%

Cá nhân, hộ kinh

doanh cá thể 19,6 68,06% 16,8 66,40% 8,7 71,90%

Tổng nợ xấu 28,8 25,3 12,1

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB CN Tiền Giang

Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016, nợ xấu tập trung ở đối tượng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm hơn 2/3 tổng nợ xấu của chi nhánh. Về dư nợ tuyệt đối có xu hướng giảm qua các năm. Chủ yếu do công tác xử lý nợ quá hạn tại nhóm khách hàng này cũng đơn giản hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm doanh nghiệp nhà nước và nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phát sinh dư nợ trong giai đoạn này nên không có nợ xấu.

2.3.2 Các công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB CN Tiền Giang

Hiện tại, ACB CN Tiền Giang đang tiến hành việc quản lý rủi ro tín dụng theo một quy trình tương đối khép kín như sau: xây dựng quy trình tín dụng, phân cấp thẩm định hồ sơ, phân cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, chấm điểm xếp hạng tín dụng để phân loại và sàng lọc khách hàng, phân loại nợ vay và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, công tác xử lý và thu hồi nợ xấu.

Từng khâu trong quy trình này được phân công trách nhiệm và quyền hạn cho từng cá nhân và bộ phận cụ thể. Bên cạnh đó, giữa các bộ phận và phòng ban tại chi nhánh cần có những phối hợp chặt chẽ để công tác quản trị rủi ro tín dụng được chặt chẽ và hiệu quả.

2.3.2.1 Quy trình tín dụng tại ACB CN Tiền Giang

Quy trình tín dụng hiện đang áp dụng tại ACB theo công văn: Số 819/TCQĐ– HĐQT.17 ngày 24/03/2017 quy định “Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu đối với khách hàng”, Số 115/NVCV-QLRRTD.17 ngày 14/03/2017 quy định “Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu”, Số 449/ NVCV-QLRRTD.17 ngày 11/07/2017 quy định “Quy chế thẩm quyền phê duyệt của các cấp phê duyệt tín dụng và một số thẩm quyền phê duyệt khác tại Ngân hàng TMCP Á Châu”. Tóm tắt như sau:

- Công tác tiếp thị phát triển khách hàng.

- Công tác thu thập chứng từ và hồ sơ vay cần thiết.

- Công tác thẩm định hồ sơ vay và trình các cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ.

- Công tác hoàn thiện các thủ tục pháp lý vay vốn, nhận tài sản đảm bảo và các điều kiện trước giải ngân.

- Công tác giải ngân vốn vay.

- Công tác kiểm soát, kiểm tra sau cho vay.

- Công tác thu hồi nợ vay, xử lý nợ xấu và thanh lý tài sản. Chi tiết như sau:

Bước 1 - Công tác tiếp thị phát triển khách hàng: là một công việc cực kỳ quan trọng, nó là khởi nguồn của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng phải bắt đầu triển khai từ đây. Trên cơ sở định hướng chính sách tín dụng thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)