Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 57 - 59)

10. TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI

2.5.1 Những mặt hạn chế

Tuy trong thời gian vừa qua, ACB CN Tiền Giang đã đạt được một số thành công nhất định trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Nó sẽ ảnh hướng rất lớn trong thời gian tới nếu ACB CN Tiền Giang không có biện pháp xử lý kịp thời. Những mặt hạn chế có thể kể đến như sau:

- Thứ nhất, ban giám đốc chi nhánh chưa xây dựng một khung chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cụ thể cho từng phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân. Công tác quản trị rủi ro chủ yếu xử lý những vấn đề ở hiện tại mà chưa hướng đến một kế hoạch hành động cho từng phòng ban, nhóm đối tượng khách hàng cho thời gian tới. Do đó, ACB CN Tiền Giang chưa có các biện pháp phòng ngừa từ xa đối với rủi ro tín dụng.

- Thứ hai, trong công tác thẩm định hồ sơ tín dụng thì dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, số liệu thường không được đầy đủ, chính xác. Do hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ta đa phần là cơ sở, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán rất là hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp thường khai báo không đúng về mặt kế toán để trốn, giảm thuế nên gây khó khăn cho công tác thu thập chứng từ đầy đủ. Thời gian thẩm định ngắn nên nhân viên quan hệ khách hàng chưa có thời gian để tìm hiểu cặn kẽ nội tại của khách hàng. - Thứ ba, thiếu cập nhật những thông tin về sự thay đổi trong các chính sách, định hướng ngành nghề của chính phủ; sự thay đổi trong hệ thống tư pháp. Điều này gây ra rủi ro tiềm ẩn rất lớn trong công tác tín dụng.

- Thứ tư, khó khăn về mặt chất lượng nhân sự và đặc biệt là nhân sự trong hoạt động tín dụng tại ACB CN Tiền Giang. Nguồn nhân sự tại ACB CN Tiền Giang có nhiều biến động trong giai đoạn đầu năm 2014 do có sự thay đổi ban lãnh đạo chi nhánh và một số nhân viên quan hệ khách hàng lâu năm chuyển công tác. Thế hệ nhân sự kế thừa chưa có nên chi nhánh tuyển hàng loạt các sinh viên mới ra trường, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kinh doanh, chăm sóc khách hàng và quản trị rủi ro cho chi nhánh. Trong thời gian qua, không ít hồ sơ nợ quá hạn và khách hàng có tình hình tài chính, khả năng trả nợ yếu là do việc thẩm định còn sơ sài, chưa sâu sát thực tế khách hàng.

- Thứ năm, công tác thẩm định tài sản đảm bảo tại ACB CN Tiền Giang có còn nhiều trường hợp thẩm định chưa đúng thực tế giá trị của tài sản đảm bảo. Lý do: vì trình độ và năng lực của nhân viên thẩm định tài sản đảm bảo chưa cao; thông tin thu thập chưa chính xác, chịu tác động từ lãnh đạo chi nhánh.

- Thứ sáu, mức tự thẩm định hồ sơ, làm tờ trình và các kiến nghị có liên quan đến hồ sơ tín dụng tại phòng khách hàng doanh nghiệp do nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là khá lớn (lên tới 50 tỷ đồng). Điều này sẽ dẫn đến việc kiến nghị mức cấp tín dụng có thể thiếu khách quan, thiếu sâu sắc và dễ dẫn đến rủi ro tín dụng sau này.

- Thứ bảy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn nhiều hạn chế trong việc xếp hạng tín dụng gồm 2 phần: phần tài chính chủ yếu dựa vào các báo cáo do khách hàng cung cấp; phần phi tài chính dựa vào nhận định cá nhân của nhân viên quan hệ khách hàng nên không tránh được việc chấm điểm chưa chính xác với tình hình thực tế khách hàng. Do đó, việc cho ra kết quả và phân loại khách hàng chưa tương xứng với mức độ rủi ro của khách hàng.

- Thứ tám, công tác giám sát, kiểm tra sau cho vay còn nhiều hạn chế: Do nhân viên quản lý số lượng hồ sơ nhiều, không muốn phiền hà cho khách hàng. Bên cạnh đó, áp lực luôn phải tăng chỉ tiêu tín dụng, huy động nên thường nhân viên ít kiểm tra sâu sát tình hình kinh doanh của khách hàng. Các chứng từ vay vốn, phiếu kiểm tra thực tế sử

này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng trong công tác giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Thứ chín, việc xử lý nợ xấu và nợ có rủi ro vẫn còn một số hạn chế sau: Ban giám đốc chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu đã xảy ra mà chưa thật sự sâu sát với các khoản vay tiềm ẩn rủi ro. Việc đánh giá khách hàng hiện hữu chủ yếu dựa trên uy tín trả nợ đúng ngày hay không, việc này dễ dẫn đến việc bể nợ vay bất ngờ. Công tác phối hợp với cơ quan nhà nước để tiến hành xử lý tài sản đảm bảo còn chậm. Chuyên viên thu hồi nợ tại ACB CN Tiền Giang chưa chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm trong công tác thu hồi nợ nên nhận định tình hình khách hàng không chính xác dẫn đến các đề xuất biện pháp xử lý chưa được phù hợp.

- Thứ mười, chi nhánh có những khoản vay khác địa bàn. Điều này làm cho công tác thẩm định khoản vay và giám sát vay vốn đối với khoản vay này còn nhiều hạn chế trong việc thu thập thông tin và kiểm tra định kỳ.

- Thứ mười một, việc phân tán rủi ro tín dụng cũng gặp nhiều hạn chế. Cụ thể là tính tới 30/06/2017: trong 1.822 tỷ đồng dư nợ thì 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng dư nợ vay khá cao đó là: chế biến thủy sản 612 tỷ đồng (chiếm 33,59%); chế biến – thương mại gạo: 407 tỷ đồng (chiếm 22,34%); chế biến – thương mại thanh long 157 tỷ đồng (chiếm 8,62%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)