Thiết lập hệ thống kiểm soát trong quá trình thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 67 - 69)

10. TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2 Thiết lập hệ thống kiểm soát trong quá trình thẩm định cho vay

Công tác thẩm định cho vay là một khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình cho vay khách hàng. Chi nhánh cần thiết lập một quy trình cụ thể, chặt chẽ, khoa học cho công tác thẩm định cho vay. Cụ thể như sau:

- Đối với việc thu thập các chứng từ vay vốn thì chứng từ thu thập cần đầy đủ, rõ ràng và có khả năng đối chiếu với tình hình tài chính thực tế của khách hàng. Ví dụ: việc xác nhận doanh thu thực tế từ hoạt động kinh doanh có thể xác định qua sổ sách ghi

chép nội bộ, sao kê tài khoản giao dịch ngân hàng, định mức tiêu hao hóa đơn tiền điện, tiền nước đối với khách hàng có hoạt động sản xuất, ..

- Đối với việc xác định nhu cầu vốn thực tế khách hàng: Các khoản vay cá nhân mua nhà, sửa chữa nhà cửa, tiêu dùng cá nhân thì nhân viên tín dụng phải kiểm tra, đối chiếu tính hợp lý của giá trị đầu tư, giá trị hàng hóa tiêu dùng. Các khoản vay bổ sung vốn kinh doanh thì nhu cầu vốn của khách hàng được xác định qua các sổ sách, chứng từ do khách hàng bổ sung.

- Đối với công tác phân tích tình hình kinh doanh của các khách hàng thì nhân viên quan hệ khách hàng cần xác định các rủi ro tiềm ẩn để có các biện pháp kiểm soát. Nhân viên quan hệ khách hàng cần phân tích một số khoản mục chính sau:

+ Phân tích chi tiết khoản mục công nợ phải thu của khách hàng: Nhân viên quan hệ khách hàng cần xác định rõ các khoản phải thu khó đòi, mức độ thu hồi các khoản phải thu này, mức độ tập trung của nguồn đầu ra. Từ đó, nếu có phát sinh nghi ngờ thì cần phải xác định rõ, đối chiếu hóa đơn, chứng từ phát sinh nhằm xác định chất lượng công nợ của khách hàng.

+ Phân tích chi tiết chất lượng hàng tồn kho của khách hàng (gồm: nguyên liệu, thành phẩm dở dang, thành phẩm, phế phẩm, công cụ dụng cụ): Thông qua sổ sách ghi chép, thẩm định địa điểm kinh doanh thực tế của khách hàng mà nhân viên quan hệ khách hàng cần đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho, chất lượng hàng tồn kho hiện tại, mức độ hao hụt trong quá trình sản xuất hàng hóa. + Phân tích chi tiết khoản mục tài sản cố định, cơ sở sản xuất kinh doanh: Xác định xem mức độ khấu hao của tài sản cố định, từ đó xác định mức độ đáp ứng cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

+ Phân tích chi tiết các khoản phải trả (bao gồm: phải trả nhà cung cấp, nợ thuế, nợ tiền công nhân,..): việc xác định rõ khoản mục này giúp cho việc đánh giá mức độ nợ ngoài ngân hàng của khách hàng có quá lớn không, uy tín thanh toán có tốt không. Từ những khoản nợ này có ảnh hưởng lớn như thế nào đến khả năng trả nợ vay của khách hàng.

+ Phân tích chi tiết mức độ tham gia vốn tự có của khách hàng: Việc khách hàng tham gia vốn tự có với tỷ trọng lớn làm giảm chi phí vay và tỷ trọng đòn cân nợ của khách hàng. Nếu khách hàng có thể duy trì một tỷ trọng vốn tham gia lớn sẽ giúp khách hàng dễ dàng vượt qua những lúc thị trường tài chính khó khăn, lãi suất vay tăng cao.

- Trong hệ thống kiểm soát quá trình thẩm định thì việc phối hợp thẩm định thực tế giữa nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên phân tích và ban lãnh đạo chi nhánh đi thẩm định thực tế khách hàng là rất quan trọng. Từ đó, ban giám đốc chi nhánh cần sắp xếp thời gian đi thẩm định thực tế khách hàng; trưởng phòng khách hàng cá nhân có thể cùng tham gia thẩm định thực tế khách hàng doanh nghiệp và ngược lại đối với các hồ sơ mà cấp phê duyệt là ban tín dụng chi nhánh.

- Trong công tác làm tờ trình và kiến nghị cấp tín dụng được ban giám đốc sắp xếp như sau: đối với phòng khách hàng cá nhân thì nhân viên quan hệ khách hàng có thể tự phân tích hồ sơ dưới 5 tỷ đồng; đối với phòng khách hàng doanh nghiệp thì nhân viên quan hệ khách hàng tự phân tích hồ sơ dưới 20 tỷ đồng. Điều này làm cho công tác thẩm định sẽ dễ bị sơ sài, một chiều, thiếu sâu sắc. Từ đó, việc làm tờ trình và kiến nghị mức cấp cần có sự tham gia của nhân viên phân tích tín dụng để đảm bảo tính khách quan và đa chiều. Cụ thể là đối với khoản vay dưới mức 5 tỷ đồng khách hàng cá nhân; dưới 20 tỷ đồng khách hàng doanh nghiệp nếu nhân viên phân tích không tham gia làm tờ trình nhưng cũng phải đi thẩm định thực tế khách hàng, tham gia đề xuất mức cấp, các điều kiện kèm theo và cùng ký trên các tờ trình thẩm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 67 - 69)