Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 72 - 73)

10. TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI

3.2.6 Một số giải pháp khác

- Ban giám đốc chi nhánh cần xây dựng các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng cụ thể cho từng phòng ban tại chi nhánh cho thời gian tới. Các mục tiêu này nhằm đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng sẽ xảy ra trong thời gian tới nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo khả năng giám sát chéo giữa các bộ phận.

- Việc kiểm tra và phê duyệt kết quả định giá cần tập trung nhưng trước đây. Điều này nhằm đảm bảo việc kiểm soát giá thẩm định hợp lý, khách quan. Lý do: theo quy định của ACB thì mô hình tập trung chỉ áp dụng tại TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội (Mô hình tập trung là nhân sự của hội sở và việc kiểm tra, phê duyệt do hội sở thực hiện); các

tỉnh khác thì áp dụng mô hình bán tập trung (Mô hình bán tập trung là nhân sự của hội sở và việc kiểm tra, phê duyệt do ban giám đốc chi nhánh thực hiện).

- Đối với các khoản vay khác địa bàn tỉnh Tiền Giang khó thẩm định thực tế khách hàng và khó giám sát mục đích vay vốn của khách hàng thì ban giám đốc cần hạn chế cho vay mới và dần dần tiến tới bàn giao hồ sơ cho các đơn vị ACB tỉnh bạn quản lý. - Ban giám đốc cần lên kế hoạch hạn chế cho vay tập trung quá nhiều vào một nhóm ngành nghề, lĩnh vực nhằm thực hiện phân tán rủi ro tín dụng. Đặc biệt, là chi nhánh cần ra soát lại khách hàng bên nhóm ngành thủy sản, lương thực vì các ngành này ACB CN Tiền Giang cho vay khá nhiều trong khi bản thân của những ngành này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 72 - 73)