Hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 63 - 67)

10. TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

Chính sách tín dụng tại ACB do Uỷ ban tín dụng toàn thể phê duyệt, tổng giám đốc ký ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất từ hội sở đến các kênh phân phối. Chính sách tín dụng của ngân hàng phải thỏa mãn được các điều kiện sau: tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế thị trường, đi đúng với định hướng

kinh doanh của Hội đồng quản trị, đảm bảo khả năng cạnh tranh để mở rộng kinh doanh tại kênh phân phối nhưng cũng đảm bảo khả năng quản trị rủi ro tín dụng.

Hiện tại, chính sách của nhà nước và các luật định thường xuyên thay đổi nên chính sách tín dụng cũng phải thường xuyên cập nhật cho phù hợp với thực tế quy định của nhà nước cũng như thị trường.

Chính sách tín dụng cần chú trọng ở bốn đối tượng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng:

- Chính sách về lãi suất: ngân hàng cần có chính sách lãi suất khác nhau đối với từng nhóm ngành nghề, nhóm khách hàng, nhóm rủi ro. Cụ thể như: đối với nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp, tình hình tài chính lành mạnh, lịch sử uy tín thanh toán tốt thì nên áp dụng các mức lãi suất ưu đãi. Còn đối với các nhóm ngành nghề khách hàng có mức độ rủi ro cao, lịch sử uy tín không tốt thì nên hạn chế cấp tín dụng thông qua việc áp dụng lãi suất cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cần chia sẻ với các khách hàng trong những lúc lãi suất thị trường biến động tăng lên thì ngân hàng nên giảm biên sinh lợi hơn so với thông thường để hỗ trợ khách hàng.

- Chính sách về phát triển khách hàng: việc chăm sóc khách hàng hiện hữu cũng như phát triển khách hàng mới thì ngân hàng cần phân tán bớt rủi ro. Hạn chế việc cho vay tập trung quá nhiều vào một nhóm ngành nghề, lĩnh vực, nhóm khách hàng. Cần khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của một nhóm ngành, lĩnh vực trước khi mở rộng tín dụng nhóm ngành nghề này. Hạn chế việc phát triển nhóm đối tượng mà nguồn thu nhập chính dựa vào thời tiết, thiên nhiên. Lý do, ngân hàng thương mại ít được nhà nước hỗ trợ trực tiếp nếu nhóm đối tượng này xảy ra rủi ro. Chính sách về sản phẩm tín dụng: sản phẩm tín dụng đa dạng, cần bám sát tình hình thực tế của khách hàng, kinh tế địa phương từng thời kỳ.

- Chính sách về tài sản đảm bảo: Việc xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp sau cùng để ngân hàng thu hồi nợ xấu. Vì vậy, cần có một chính sách nhận tài sản và định giá tài sản hợp lý. Vừa thỏa yêu cầu về yếu tố pháp lý của tài sản, giá trị thị trường của tài sản, vừa có tính khả mãi cao của tài sản. Do đặc thù địa phương có nhiều đất nông

năm thì xây nhà ở, nhà xưởng,..). Do đó, chi nhánh cần tiến hành phối hợp với hội sở khảo sát tính phổ biến và tập quán mua bán đất tại địa phương để có một chính sách định giá phù hợp. Chi nhánh cần nâng cao tần suất tái thẩm định định kỳ tài sản đảm bảo, đặc biệt là lúc thị trường bất động sản có nhiều biến động.

- Tuân thủ quy trình tín dụng: Hiện tại, các quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu tương đối là khoa học, chặt chẽ. Được nhiều bộ phận, kênh phân phối góp ý hoàn chỉnh theo thời gian. Tuy nhiên, việc tuân thủ một cách triệt để quy trình tín dụng tại kênh phân phối còn nhiều hạn chế và lỏng lẻo. Có thể khắc phục bằng các biện pháp khắc phục như sau:

+ Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra thông tin:

Việc thu thập hồ sơ vay của khách hàng bao gồm hồ sơ tài chính, pháp lý, tài sản đảm bảo, năng lực quản lý và uy tín tín dụng của khách hàng phải được tiến hành song song. Vừa thu thập thông tin từ khách hàng thông qua: các chứng từ khách hàng cung cấp, qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng, nhân viên và người quen của khách hàng. Vừa nguồn thông tin từ nội bộ ACB (DNA, CLMS), các cơ quan nhà nước như: Tổng cục thuế, Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước (CIC), báo đài, doanh nghiệp cùng ngành,… Hồ sơ thu thập cần đầy đủ, khách quan, phản ánh trung thực và đầy đủ tình hình kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng.

+ Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay:

Khâu thẩm định có yếu tố rất quan trọng, việc thẩm định cần đưa nhân sự có kinh nghiệm lâu năm trực tiếp thẩm định thực tế. Bên cạnh đó, ban giám đốc và các trưởng phòng cần phải đi thẩm định thực tế tất cả khách hàng để có những nhận định sâu sắc về hồ sơ vay của khách hàng.

Đối với những hồ sơ lớn, hồ sơ khó, hồ sơ có mức độ chuyên ngành cao thì chi nhánh cần phối hợp với hội sở, một số trường hợp nên thuê bộ phận tư vấn độc lập chuyên ngành tư vấn sẽ đưa ra các nhận định sâu sắc và khách quan hơn.

Riêng với mảng thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp thì hiện tại chi nhánh chỉ có một nhân sự duy nhất đã từng thẩm định và tài trợ hồ sơ dự án mới với số tiền lớn. Nên chi nhánh cần cử thêm các nhân sự khác tham gia các khóa học tại trung tâm đào tạo về dự án đầu tư và cùng tham gia thẩm định các dự án mới phát sinh sau này.

+ Giai đoạn phê duyệt hồ sơ vay:

Do thành phần ban tín dụng tại chi nhánh là Ban giám đốc, các Trưởng phòng nhưng do khối lượng công việc phải xử lý là rất lớn, thường xuyên xảy ra việc họp không đủ thành viên và sau đó là ký chuyền. Điều này, dẫn đến không có đầy đủ ý kiến và quan điểm từ nhiều phía. Ý kiến của chủ toạ (Giám đốc chi nhánh hoặc Phó giám đốc kinh doanh) gần như chủ đạo. Kiến nghị ban tín dụng chi nhánh tổ chức họp đầy đủ, nghiêm túc khi dựa trên số biểu quyết thật sự. Điều này sẽ tạo ra yếu tố minh bạch và khách quan cho việc phê duyệt hồ sơ vay.

Đối với các khoản vay cấp phê duyệt của hội sở thì cấp phê duyệt lại thường không có thời gian xem kỹ hồ sơ nên đề nghị nhân viên trình hồ sơ phải trình bày một cách minh bạch, chính xác, xúc tích về khách hàng. Cung cấp đầy đủ các chứng từ quan trọng, cần thiết, ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt để cấp phê duyệt hội sở có thể ra quyết định hợp lý nhất. Bên cạnh đó, các cấp phê duyệt hội sở cũng cần xem xét kỹ các hồ sơ vay từ các kênh phân phối gửi lên. + Giai đoạn thực hiện các điều kiện trước, sau giải ngân và giám sát kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng:

Việc tuân thủ các điều kiện trước giải ngân và việc sử dụng các phương tiện thanh toán trong giải ngân phải được thực hiện nghiêm túc. Bộ phận hỗ trợ tín dụng chỉ được giải ngân khi nhân viên quan hệ khách hàng bổ sung đầy đủ các điều kiện trước giải ngân.

Công tác bổ sung chứng từ vay vốn thì nhân viên quan hệ khách hàng cần đối chiếu với bản chính chứ không chỉ dựa vào chứng từ bản copy.

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động cho vay. Nó giúp cho ngân hàng phát hiện sớm tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để có phương án đối phó hợp lý. Việc kiểm tra cần phải được tiến hành định kỳ, đột xuất và có sự tham gia kiểm tra của cấp độ lãnh đạo. Kiểm tra cần bám sát về tình hình kinh doanh, uy tín khách hàng và kết hợp với kiểm tra tài sản đảm bảo.

+ Giai đoạn đôn đốc nợ trễ hạn và xử lý các khoản nợ xấu:

Việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng cần được ban giám đốc, các trưởng phòng kinh doanh cùng phối hợp với nhân viên kinh doanh cùng thực hiện.

Khi khách hàng có dấu hiệu trả nợ trễ hạn thường xuyên thì ban giám đốc cần phải quan tâm sâu sát và có các phương án xử lý càng sớm càng tốt. Nếu khách hàng có tình hình kinh doanh khó khăn tạm thời, cơ cấu vốn chưa hợp lý thì chi nhánh nên mạnh dạng trao đổi với khách hàng để cơ cấu lại nguồn vốn, thời gian trả nợ hợp lý cho khách hàng. Nếu khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích, tình hình kinh doanh đi xuống, khả năng quản lý kém, chay lì trong việc trả nợ vay thì chi nhánh cần có các biện pháp thu hồi dần khoản vay của khách hàng.

Đối với những khoản vay đã xảy ra nợ xấu thì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước như toà án, thi hành án, bán đấu giá để tiến hành thu hồi nợ sớm. Có những chính sách hỗ trợ khách hàng nợ xấu để họ xúc tiến việc thanh lý tài sản càng sớm càng tốt như: giảm lãi phạt, ưu đãi lãi suất rẻ cho người mua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)