Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 74 - 75)

10. TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

- Nâng cao công tác quản lý, điều hành:

+ Ngân hàng nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong các chính sách tiền tệ của một quốc gia. Thị trường tài chính của một quốc gia có ổn định hay không phụ rất lớn vào các chính sách, công cụ quản lý và điều hành của ngân hàng nhà nước.

+ Ngân hàng nhà nước cần ban hành các chính sách kịp thời để hỗ trợ hoạt động tín dụng như chính sách về lãi suất, tỷ giá, các nghiệp vụ phái sinh.

+ Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần sớm ban hành một Quy định chung về việc quản trị rủi ro tín dụng để làm cơ sở cho các ngân hàng thực hiện theo. - Nâng cao công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước:

+ Ngân hàng nhà nước cần xây dựng một đội ngũ thanh tra, kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiêm và đạo đức nghề nghiệp tốt. Từ đó, thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát các TCTD để kịp thời phát hiện xử lý ngay từ những vụ việc vi phạm nhỏ. Việc xử lý phải thật nghiêm các hành vi vi phạm dù mới bắt đầu để tránh gây hậu quả nghiêm trọng về sau. + Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về phân tán rủi ro

- Nâng cao công tác trao đổi, cung cấp thông tin:

+ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng nhà nước cần cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về dư nợ vay, tài sản đảm bảo của khách hàng. Nguồn thông tin đầu vào của CIC hiện giờ chủ yếu do các ngân hàng báo cáo về và Trung tâm thông tin tín dụng tổng hợp vào hệ thống. Vì vậy, cần có các biện pháp kiểm tra, kiểm chứng các thông tin cung cấp nêu trên. Thanh tra ngân hàng nhà nước cần có các chế tài đối với các ngân hàng cung cấp thông tin không đúng, không kịp thời.

+ Trung tâm thông tin nên cung cấp thêm các thông tin về tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các yêu cầu báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, trung tâm thông tin tín dụng cần phối hợp với các cơ quan chức năng như: thuế, hải quan, công an, tòa án,… để cập nhật các thông tin cảnh báo của khách hàng đến các ngân hàng có dư nợ vay hiện hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tiền giang (Trang 74 - 75)