Hà Tĩnh – bí quyết thu hút đầu tư 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Hà Tĩnh liên tục

được cải thiện. Năm 2012, Hà Tĩnh xếp vị trí thứ 2 trong số các địa phương thu hút nhiều đầu tư nước ngoài với 2,148 tỷ USD, chỉđứng sau Bình Dương.

Hà Tĩnh hiện đứng thứ 6 cả nước vềđầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn FDI đăng ký đạt trên 17 tỷ USD. Trong đó có nhiều dự án quy mô lớn đã, đang triển khai như Tập đoàn Formosa đầu tư gần 10 tỷ USD xây dựng khu gang thép lớn nhất Việt Nam tại Khu kinh tế Vũng Áng và nhiều dự án khác cam kết sẽđầu tư vào tỉnh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, sắt, thép, điện, lọc hóa dầu.

Với quy hoạch tổng thể do Tập đoàn Monitor (Mỹ) xây dựng, Hà Tĩnh kỳ vọng đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả

nước. Cụ thể, tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 18,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm vào năm 2035 và đạt 97,7 triệu đồng/người/năm vào năm 2050.

Hà Tĩnh đặt mục tiêu, đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn chiếm 13,1%, công nghiệp chiếm 54,7% và dịch vụ chiếm 32,2%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu

đến năm 2015 đạt 383 triệu USD và 2 tỷ USD vào năm 2020.

* Bí quyết thu hút đầu tư:

Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) triển khai dự án, tập trung vào ba mảng chủ yếu.

Một là, Tỉnh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với thực hiện tốt công tác đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thường xuyên tiến hành rà soát, điều chỉnh hệ thống các thủ tục hành chính và quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ cho các DN theo hướng đơn giản hóa và rút ngắn thời gian.

Trong đó, tập trung vào hai khâu chủ yếu là cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư qua trung tâm giao dịch “một cửa liên thông”. Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế như: Hội nghị

xúc tiến đầu tư tại TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lào, Thái Lan... và Hội nghị xúc tiến đầu tư về nguồn nhân lực tại Hà Tĩnh.

Hai là, tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực đểđầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Ba là, tập trung xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển công nghiệp trong phạm vi cho phép của Chính phủ, nhất là đối với các DN triển khai đầu tư trên địa bàn. Tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2007/QĐ- UBND về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh.

KT LUN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã nêu lên những lý luận cơ bản:

Thứ nhất, các khái niệm vềđầu tư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu; và các lý thuyết vềđầu tư và đầu tư quốc tế.

Thứ hai, những đặc trưng cơ bản của các dự án ưu tiên và các yếu tốảnh hưởng

đến thu hút đầu tư vào chúng.

Thứ ba, kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Tĩnh.

Trên đây là những lý luận cơ bản về thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư làm cơ sở cho khảo sát về thực trạng về nguồn lực, môi trường

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THC TRNG CÁC NGUN LC VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO TNH TÂY NINH

Tiếp nối cơ sở lý luận đã được trình bày ở chương 1, trong chương 2 này sẽ

trình bày về đánh giá, phân tích các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh; phân tích tổng quan về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như hiện trạng về

thu hút đầu tư; thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh so với các tỉnh trong nước, so với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ; và xác định các yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút đầu tư tại Tây Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)