Tổng quan các khu công nghiệp 33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 49 - 54)

Đến tháng 6 năm 2012 tỉnh Tây Ninh có 9 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 4.334,43 ha nằm trong quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam tại Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 tầm nhìn 2020 theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 595/TTg-KTN, công văn số 758/TTg-KTN và Quyết định số 2044/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh. Trong đó, 5 khu công nghiệp đã được cấp phép thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 3.384,43 ha bao gồm các KCN: Trảng Bàng 189,57 ha, Linh Trung III 202,67 ha, Bourbon An Hòa 760 ha, Phước Đông 2.190 ha, Chà Là 42,19 ha; Có 4 khu công nghiệp chưa có quyết định thành lập nằm trong danh mục KCN Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết đểđược cấp Giấy chứng nhận đầu tư nên chưa có dự án được tiếp nhận vào với tổng diện tích đất tự nhiên 950 ha gồm các KCN: Gia Bình 200 ha, Bàu Hai 200 ha,

Hiệp Thạnh 250 ha, Thanh Điền 300 ha. Chi tiết về quá trình hình thành và chủđầu tư của 4 KCN chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư xem bảng PL 14. Dưới đây là mô tả các KCN đã được cấp phép thành lập.

Khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Tây Ninh

được thành lập theo quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 1999 của Thủ

tướng Chính phủ. KCN Trảng Bàng nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng; giáp ranh với huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; nằm ven xa lộ Xuyên Á, hệ thống giao thông thuận tiện, cách Thị xã Tây Ninh 50 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 43,5 km. Về cơ sở hạ tầng, địa hình khu vực bằng phẳng, nền móng địa chất công trình có sức chịu tải tốt, trung bình đạt từ 1 – 1.5kg/cm²; đường nội bộ thảm bê tông nhựa nóng; hệ thống đèn chiếu sáng và cây xanh hoàn chỉnh, thông tin liên lạc thông suốt; trạm điện 110 KV dùng riêng cho KCN, giá điện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nhà máy cấp nước sạch

đạt tiêu chuẩn 1329/BYT của Bộ y tế; hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng biệt, nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 5000 m³/ngày đêm vận hành từ

ngày 01 tháng 01 năm 2010. Vềưu đãi tài chính, DN được ưu đãi thuế thu nhập DN theo quy định. KCN này có giá thấp, chi phí vận hành thấp, chính sách và hỗ trợđầu tư tốt, phù hợp với các ngành công nghiệp phụ trợ và chế biến, do đó diện tích còn lại để cho thuê là rất ít (Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh, 2012).

Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III nằm trong quy hoạch chung KCN Trảng Bàng được thành lập theo Giấy phép đầu tư 412/GPĐC6 ngày 27 tháng 02 năm 2002, thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, giáp ranh với huyện Củ Chi và Thành Phố Hồ Chí Minh; nằm cạnh xa lộ Xuyên Á, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 43,5 km, cách Thị xã Tây Ninh 53 km. Về cơ sở hạ tầng, đường nội bộ thảm bê tông nhựa nóng; hệ thống lưới điện Quốc gia đạt tiêu chuẩn Việt Nam 1985 – 1994; nhà máy nước cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn và có khả năng cung cấp 15.000 m³/ ngày; thông tin liên lạc thông suốt; rác thải được thu gom tập kết và vận chuyển đến khu vực xử lý tập trung theo quy định; nước thải được xử lý sơ bộ tại nhà máy đạt tiêu chuẩn KCN trước khi thải ra từ các xí nghiệp và sẽđược xử lý tập trung tại nhà

máy xử lý nước thải của khu đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5945:2005 trước khi thải ra hệ

thống thoát nước bên ngoài khu. Công suất của nhà máy xử lý nước thải là 10.000 m³/ngày; có khu nhà ở công nhân, nhà ở chuyên gia và cán bộ quản lý; trong khu công nghiệp hiện có 2 hệ thống thoát nước riêng biệt, một hệ thống thoát nước mưa và một hệ thống thoát nước thải công nghiệp. Nói chung đây là KCN có hạ tầng tốt,

đầy đủ các dịch vụ, trình độ quản lý cao, lực lượng lao động dồi dào; và có tính liên kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, phù hợp các ngành công nghiệp điện tử, sạch, chế biến; chính sách và hỗ trợđầu tư tốt; tuy nhiên, giá thuê cao và chi phí vận hành cao (Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh, 2012).

Khu công nghiệp Bourbon An Hòa được hình thành theo chủ trương của Thủ

tướng Chính phủ tại công văn 595/TTg-KTN ngày 23 tháng 4 năm 2008. Vị trí của KCN nằm tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng; cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 54 km. Về cơ sở hạ tầng, đường nội bộ trải thảm bê tông nhựa nóng và thiết kế theo tiêu chuẩn VN tải trọng H30, có chiều rộng từ 25 m đến 105 m bao gồm 04

đến 06 làn xe, đảm bảo xe container và các phương tiện giao thông khác lưu thông thuận lợi; được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua trạm điện Trảng Bàng (110KV/22KV); Trong giai đoạn 2 sẽ đầu tư một trạm điện trong KCN; Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa xây dựng nhà máy cung cấp nước với tổng công suất là 37.0000 m³/ngày đêm phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Chất lượng nước theo tiêu chuẩn Việt Nam. Hiện nay, Nhà máy nước đã đi vào hoạt động và cung cấp nước sạch cho các doanh nghiệp với công suất 3.500 m³/ngày đêm đáp

ứng nhu cầu nước sạch cho các doanh nghiệp sản xuất trong khu; Nhà máy xử lý nước thải của Vườn công nghiệp sẽ xử lý ra nước thải loại A theo Tiêu chuẩn Việt Nam, tổng công suất thiết kế 30.000 m³/ngày đêm. Hiện nay, nhà máy xử lý nước thải đã xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng với công suất 2.500 m³/ngày đêm; Khu công nghiệp đang đầu tư xây dựng khu dân cư, tái định cư cho người dân và khu lưu trú cho công nhân; Thêm tiện ích của KCN là hệ thống cảng riêng biệt, hệ

thống nhà xưởng xây sẵn, và hệ thống phòng cháy chữa cháy trong KCN. Như vậy,

được ưu đãi đầu tư theo chính sách ưu đãi của Chính phủ; Phù hợp nhiều ngành nghề và các lĩnh vực ưu tiên là Công nghiệp may, công nghiệp cơ khí; Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản…; Công nghiệp sản xuất gỗ; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dưng, vật liệu trang trí nội thất; cấu kiện lắp ghép, tấm lợp, gạch ốp lát… Công nghiệp sản xuất bao bì các loại; Công nghiệp sản xuất lắp ráp, điện tử, may mặc giày da, giả da; Công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ

sản xuất nông nghiệp; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu; đồ dùng gia đình mỹ phẩm…Tuy nhiên, đường chạy trước mặt KCN có quy hoạch mở rộng, nhưng chưa làm (Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh, 2012).

Khu công nghiệp Phước Đông được hình thành theo chủ trương của Thủ

Tướng tại công văn 595/TTg-KTN ngày 23 tháng 4 năm 2008, nằm tại 2 huyện Trảng Bàng và Gò Dầu, nằm gần hệ thống đường Xa lộ Xuyên Á, Cách Thành Phố

Hồ Chí Minh 55 km. Về cơ sở hạ tầng, đường chính rộng 60 m, 6 làn xe. Đường nội bộ 18 - 29 m, 2 - 4 làn xe. Vỉa hè có cây xanh tạo cảnh quan; Lưới điện riêng; Nhà máy nước trong KCN có công suất 120.000 m³/ngày đêm. Nước máy từ nhà máy nước tỉnh Tây Ninh, công suất 120.000 m³/ ngày đêm; Thông tin liên lạc đáp ứng các nhu cầu viễn thông với nhiều loại hình dịch vụ; Trung tâm phân loại rác hoàn chỉnh, tiên tiến; Hệ thống xử lý nước thải công suất 90.000 m³/ ngày đêm, đảm bảo xử lý nước thải trước khi thoát ra ngoài; Khu đô thị tiêu chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu lưu trú và vui chơi giải trí chuyên gia nước ngoài, nhà đầu tư và người lao động; Tiện ích khác như KCN có Hải quan tại chỗ, nhà ở cho công nhân và chuyên gia, nhà xưởng, kho bãi, công viên cây xanh và hỗ trợ các dịch vụ hành chính “một cửa”, hỗ trợ liên lạc với chính quyền để giải quyết vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. KCN này có điểm mạnh là vị trí thuận lợi về giao thông, quỹ đất cho thuê còn nhiều, giá cả cạnh tranh; Chính sách và hỗ trợđầu tư tốt. Phù hợp nhiều ngành nghề sau: Sản xuất thiết bị điện và lắp ráp, sản xuất linh liện điện tử, máy tính và chất bán dẫn; Cơ khí chính xác; Cáp và vật liệu viễn thông; Dược phẩm, thiết bị y tế

Các ngành sản xuất vật liệu mới, công nghệ nano; Các ngành nghề gia công chế tác vàng bạc, đá quý, kim cương và kim loại quý; Gia công cơ khí, cấu kiện thép; Lắp

ráp xe đạp, xe máy, ôtô, các phương tiện vận tải chuyên dùng; Chế biến nông sản, nông dược, thực phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện ngành xây dựng; May mặc thời trang cao cấp, giầy da, dệt (không bao gồm công đoạn nhuộm). Điểm yếu là hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng (Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh, 2012).

Khu công nghiệp Chà Là, Năm 2007 tỉnh đã thành lập cụm công nghiệp Chà Là và chủ đầu tư đã thực hiện đầu tư. Đến năm 2010, Thủ Tướng đồng ý bổ sung vào quy họach 05 KCN của Tây Ninh tại công văn 758/TTg-KTN ngày 12 tháng 5 năm 2010. Tỉnh đã quyết định thành lập KCN Chà Là trên cơ sở cụm công nghiệp (CCN) Chà Là đã được hình thành. Từ sau khi mở rộng quy mô từ CCN thành KCN, tỉnh định hướng phát triển KCN Chà Là thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 triển khai phần diện tích gần 60 ha đã quy hoạch là CCN trước đây. Giai đoạn 2 tiếp tục triển khai phần diện tích 140 ha mở rộng thêm thành KCN. Theo quy hoạch chi tiết, trong tổng diện tích gần 60 ha giai đoạn 1 KCN Chà Là thì diện tích đất tự nhiên 42,19 ha, phần diện tích đất còn lại dùng để xây dựng hạ tầng giao thông và các hệ

thống phục vụ hoạt động trong KCN; các hạng mục công trình phục vụ hoạt động của KCN như: nhà máy xử lý nước thải, nhà máy cấp nước, đường nội bộ…đang xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai vẫn còn gặp một số khó khăn, trở

ngại. Khó khăn trước tiên là tuy đã qua hơn 3 năm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng đến nay vẫn còn 3 hộ dân có đất trong khu vực giải toả chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng; Khó khăn kế nữa là trạm biến áp chính đểđưa điện vào phục vụ sản xuất trong KCN cho đến nay vẫn chưa được xây dựng. Hiện nay, một số hoạt động xây dựng ở các dự án đầu tư trong KCN đang sử

dụng tạm qua đường điện ở địa phương kéo qua khu tái định cư. Ngoài ra, tuyến

đường chính từ đường 784 vào KCN Chà Là cho đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng gây khó khăn việc chuyển hàng hóa ra khỏi khu xuất xưởng. Theo dự báo của chủ đầu tư, trong vòng 2 năm tới đây có thể KCN Chà Là sẽ chuyển sang xây dựng giai đoạn 2 với diện tích 140 ha. Cho nên, ngoài việc tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư

bồi thường trên diện tích 140 ha còn lại để công tác đền bù giải toả sẽ được thực hiện nhanh chóng khi triển khai (Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh, 2012).

Về đóng góp của các KCN vào phát triển kinh tế địa phương. Trong năm 2011, trên địa bàn KCN đạt kết quả sản xuất kinh doanh như sau: Tổng doanh thu đạt 748,2 triệu USD, tăng 55% so với năm 2010, chiếm 49,16% so với toàn tỉnh; Kim ngạch xuất khẩu đạt 886,2 triệu USD tăng 45% so với năm 2010, chiếm 75,79% kim ngạch xuất khẩu tòan tỉnh; Kim ngạch nhập khẩu đạt 465,4 triệu USD tăng 58% so với năm 2010, chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu tòan tỉnh; Nộp ngân sách 3 triệu USD tăng 26% so với năm 2010, chiếm 41,77% so với số thu từ doanh nghiệp FDI trên toàn tỉnh ( Xem bảng 2.10).

Bảng 2.10: Đóng góp của các KCN vào phát triển kinh tếđịa phương Chỉ tiêu Năm 2011 (Triệu USD) So với năm 2010 (+/- %) Toàn tỉnh (%) Tổng doanh thu 748,2 55 49,16 Kim ngạch xuất khẩu 886,2 45 75,79 Kim ngạch nhập khẩu 465,4 58 65 Nộp ngân sách 3 26 41,77

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh ( 2012) [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)