Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 75 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 91 - 93)

thấy có 8 yếu tố môi trường đầu tưđược các nhà đầu tư quan tâm là: chính sách và dịch vụ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, lợi thế và chi phí, môi trường sống và làm việc, cơ

sở hạ tầng cơ bản, môi trường KCN và thương hiệu địa phương. Sau đó, các nhà đầu tư

khi đầu tư vào Tây Ninh, họ thoả mãn bởi 5 yếu tố theo thứ tự giảm dần là: chính sách và dịch vụ, thương hiệu địa phương, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cơ bản , lợi thế và chi phí.

3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020 NĂM 2020

Theo quyết định số 2044/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2010 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh

đến năm 2020. Các nội dung sơ lược như sau: Với mục tiêu tổng quát là xây dựng Tây Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng cao tiềm lực và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế, hội nhập thành công, nắm bắt những cơ hội thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm phát triển kinh tế

- xã hội nhanh, bền vững; Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện nâng cao đời sống nhân

dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

Các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: thứ nhất làđẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, tập trung khai thác lợi thế so sánh, thúc

đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững. Trong đó, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ

yếu sau: (1) Khai thác và chế biến khoáng sản; (2) Chế biến lương thực, thực phẩm; (3) Chế biến gỗ, giấy; (4) Sản xuất vật liệu xây dựng; (5) Hóa chất, dược phẩm; (6) Dệt may, da giày; (7) Cơ khí, gia công kim loại; (8) Sản xuất và phân phối điện nước. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư (tăng cường huy động nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài), khai thác các lợi thế, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng trong tỉnh: Các huyện phía Nam tỉnh (Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu) theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và các dịch vụ dọc theo đường Xuyên Á; Các huyện phía Bắc (Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu) tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ổn định vùng nguyên liệu cây công nghiệp cho các nhà máy chế biến và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát và Nhà máy xi măng; Đối với thị xã Tây Ninh, Hòa Thành phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại du lịch, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, tập trung chỉnh trang, xây dựng đô thị

văn minh, hiện đại.

Thứ hai, Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ; chú trọng hình thành khu nhà ở công nhân trong hệ thống đô thị ven khu, cụm công nghiệp. Quỹ đất khu, cụm,

điểm công nghiệp đến năm 2020 là 10.000 ha.

Thứ ba, Tây Ninh thực hiện các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư đúng với quy

đãi cao nhất của khung và mức nghĩa vụ thấp nhất. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể của mỗi dự án, tỉnh xem xét hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào, tập trung hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục để giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trường.

Như vậy, các KCN, KKT tỉnh Tây Ninh đóng vai trò thu hút đầu tư , góp phần

đẩy nhanh và hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tây Ninh đến năm 2020. Việc hình thành và phát triển các KCN, KKT của tỉnh Tây Ninh đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; mở rộng nguồn thu ngân sách cho tỉnh nhà; tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng mới trong và ngoài KCN có giá trị lâu dài tại địa phương, đồng thời tác động tích cực đến việc hình thành

đô thị mới và dịch vụ tại địa phương như tài chính, ngân hàng, nhà trọ, khách sạn, ăn uống… tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương, nâng cao dân trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 91 - 93)