2.6.1. Tổng quan các khu kinh tế
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép thành lập 02 KKT cửa khẩu là KKT cửa khẩu Mộc Bài và KKT cửa khẩu Xa Mát với tổng diện tích đất tự nhiên là 55.481 ha.
KKT cửa khẩu Mộc Bài: với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và hai cửa khẩu phụ
Phước Chỉ và Long Thuận phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam, Campuchia và một số nước trong khối ASEAN; là trung tâm thương mại, du lịch và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh, vùng Đông Nam Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng; giao thông thuận lợi do nằm trên đường xuyên Á, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km và Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) 170 km (đường bộ cao tốc Thành phố Hồ
Chí Minh – Mộc Bài dọc theo đường Xuyên Á khoảng 3 km về phía Bắc và được nối vào đường Xuyên Á qua cửa khẩu tại vị trí nằm phía Đông đô thị cửa khẩu Mộc Bài thuộc xã An Thạch có lộ giới 68m; đường Xuyên Á hiện hữu sẽ có lộ giới 70m,
đường tỉnh lộ 786 theo hướng Bắc Nam từ Châu Thành về Long An, đoạn qua đô thị cửa khẩu Mộc Bài có lộ giới 60,5m; không qua đô thị 31m).
KKT cửa khẩu Mộc Bài tọa lạc tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, với diện tích 21.284 ha, được quy hoạch thành các khu: khu thương mại - dịch vụ
có diện tích 250 ha (chợđường biên, kho ngoại quan, khu dịch vụ thương mại quốc tế, khu quản lý hành chính và dịch vụ cửa khẩu, khu dịch vụ thương mại quốc tế, khu quản lý hành chính và dịch vụ cửa khẩu được bố trí phía Tây Bắc gần cửa khẩu
đường Xuyên Á và đường 75A); khu thương mại dịch vụ tổng hợp bố trí thành cụm siêu thị kinh doanh tổng hợp nằm ở phía Nam, khu dịch vụ vui chơi giải trí bố trí
phía Đông Nam; sân gôn với diện tích 120 ha được bố trí xây dựng tại phía Tây Nam, giáp với biên giới Campuchia; khu thương mại công nghiệp khoảng 633 ha (khu thương mại công nghiệp số 1 có quy mô 205 ha bố trí phía Đông Bắc; khu thương mại công nghiệp số 2 khoảng 328 ha bố trí phía Tây Bắc và khu thương mại công nghiệp số 3 khoảng 100 ha bố trí phía Tây Nam). Ngoài ra, KKT còn có một KCN tập trung 300 ha được bố trí dọc sông Vàm CỏĐông. Đặc biệt, KKT cửa khẩu Mộc Bài còn được xây dựng một khu du lịch sinh thái khoảng 600 ha nằm ở phía Nam quốc lộ 22 thuộc xã An Thạch, huyện Bến Cầu. KKT cửa khẩu Mộc Bài hiện
đang tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 10.000 lao động, trong đó hơn 90% lao
động là người của địa phương huyện Bến Cầu và các vùng phụ cận.
Theo dự báo, đến năm 2020 dân số toàn KKT cửa khẩu Mộc Bài khoảng 100.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 60.000 người, dân số nông thôn khoảng 40.000 người. Dự báo đất xây dựng KKT đến năm 2020 khoảng 2.976 ha. Theo
định hướng phát triển không gian, hệ thống đô thị gồm thị trấn Bến Cầu và khu dịch vụ thương mại cửa khẩu Mộc Bài kết nối với nhau qua trục trung tâm đô thị Bắc Nam (trên trục đường tỉnh lộ 786), gồm đô thị cửa khẩu Mộc Bài phát triển theo quốc lộ 22 về phía Đông và Tây với diện tích khoảng 7.400 ha; thị trấn Bến Cầu phát triển ra trung tâm xã Lợi Thuận, gắn kết với các tuyến đường giao thông đối ngoại có quy mô 181 ha; các khu dân cư nông thôn tập trung tại trung tâm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh, Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ và tại 2 khu vực cửa khẩu phụ Long Thuận và Phước Chỉ, có diện tích khoảng 305 ha. Cửa khẩu chính Mộc Bài có diện tích khoảng 5 ha, bố trí các cơ quan quản lý như: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch quốc tế và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng miễn thuế (Ban quản lý KKT Tây Ninh, 2012).
KKT cửa khẩu Xa Mát: tọa lạc trên diện tích 34.197 ha, nằm trong khu vực trọng điểm phía Nam, KKT cửa khẩu Xa Mát gồm cửa khẩu quốc tế Xa Mát, cửa khẩu chính Chàng Riệc và 2 cửa khẩu phụ (Cây Gõ, Tân Phú), có nhiều điều kiện thuận lợi: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng mới, bảo vệ
trường thiên nhiên ưu đãi…); quy mô đủ rộng để phát triển đồng bộ các yếu tố hợp thành KKT cửa khẩu; có khả năng phát huy hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa tiểu vùng trên địa bàn; tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp phát triển kinh tế kết hợp 20 điểm dân cư xã biên giới và đảm bảo an ninh quốc phòng. Ngoài ra, KKT cửa khẩu Xa Mát có vị trí quan trọng là nằm trong khu vực Tây Nam Việt Nam, khu vực rừng đặc dụng Lò Gò Xa Mát - Chàng Riệc, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam được công nhận là di tích văn hóa của Bộ Văn hóa, có khả năng tạo nên một đô thị du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng với các điểm tham quan hấp dẫn, thú vị và tạo nên một lợi thế du lịch với đặc trưng riêng mà không nơi nào có được (Ban quản lý KKT Tây Ninh, 2012).
Trong đó, cửa khẩu Xa Mát (thuộc địa phận huyện Tân Biên) là cửa khẩu quốc tế
quan trọng nhất khu vực phía Nam, nơi tập trung các cơ quan quản lý nhà nước tại KKT cửa khẩu Xa Mát (Ban quản lý KKT cửa khẩu Xa Mát, Hải quan, Trạm quản lý xuất nhập cản, kiểm dịch động thực vật, kiểm tra văn hóa phẩm - y tế, đồn công an) và là nơi cụ thể hóa định hướng phát triển KKT, quản lý xây dựng, phát triển khu đô thị và lập kế hoạch đầu tư xây dựng, nằm trên đường quốc lộ 22B, là tuyến
đường huyết mạch quan trọng nối khu vực du lịch Hồ Tôn-lê Sáp kéo dài đến Phnôm Pênh-Bangkok Thái Lan bằng đường bộ hoàn toàn không qua phà, cũng như
có thể liên hệ với các tỉnh phía Bắc Campuchia và các nước Lào, Miến Điện, Ấn
Độ… thông qua quốc lộ 22B. Đồng thời, cửa khẩu Xa Mát có khả năng hút hàng xuất nhập khẩu mạnh mẽ, với số lượng hàng hóa xuất nhập (chủ yếu là nông sản) qua lại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia ngày càng tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm trên 100 triệu USD.
Tuy KKT cửa khẩu Xa Mát có vị trí không thuận lợi bằng KKT cửa khẩu Mộc Bài cách xa trung tâm của tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế năng động khác lân cận tỉnh Tây Ninh, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư tương xứng với tốc độ
phát triển của địa phương, nhưng KKT cửa khẩu Xa Mát cũng có vị thế riêng của mình, hiện nay hoạt động chủ yếu là giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại giữa Việt Nam và Campuchia.
Về đóng góp của các KKT vào phát triển kinh tếđịa phương năm 2011 với các chỉ
tiêu: Tổng kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu là 392,29 triệu USD; Tổng kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu là 759,23 triệu USD; Thuế và các khoản là 127,11 tỷđồng (Ban quản lý KKT Tây Ninh, 2012).
2.6.2. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng các khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
Đến tháng 6 năm 2012 kết cấu hạ tầng chính tại hai KKT cửa khẩu chủ yếu
được đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước. Tổng vốn đầu tư khoảng 310 tỷđồng đã
được giải ngân đầu tư vào kết cấu hạ tầng của các cửa khẩu gồm khu hành chính,
đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, thoát nước,.. đã phần nào làm thay đổi bộ
mặt của hai cửa khẩu và đã phát huy được vị trí chiến lược của KKT cửa khẩu kết nối các Đô thị thuộc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông, nổi bật nhất là hệ thống giao thông phục vụ cho hoạt động giao thương giữa hai nước Việt Nam và Campuchia ngày một tăng trưởng mạnh.
Hoạt động của các KKT cửa khẩu ngày càng phát huy được vai trò và vị trí KKT cửa khẩu quốc tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quan tâm chỉ đạo Ban quản lý KKT cùng với các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng chương trình phát triển kết cấu hạ
tầng đồng bộ, phát triển bền vững của KKT đểđáp ứng nhu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là giao thương giữa các nước trong khu vực ASEAN. Nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ cho phát triển hạ tầng thiết yếu của KKT cửa khẩu đến năm 2015 vào khoảng 572 tỷ đồng và là 594 tỷ đồng giai đoạn 2016 – 2020, chủ
yếu tập trung vào hệ thống giao thông, cấp nước, nhà máy xử lý nước thải, bãi kiểm hoá (Ban quản lý KKT Tây Ninh, 2012).
Về nhà ở cho người lao động, đến nay đã có 08 dự án đăng ký đầu tư xây dựng Khu dân cưđô thị chủ yếu tập trung tại KKT cửa khẩu Mộc Bài, hầu hết đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng đầu tư. Từ khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư có hiệu lực khâu đền bù các dự án hầu hết bị ách tắc. Bên cạnh đó Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ đối với lĩnh vực bất động sản và năng lực tài chính của các chủđầu tư kém đã làm cho tiến độ triển khai chậm. Hiện nay tại
KKT cửa khẩu Mộc Bài chỉ có một dự án Nhà máy giày thể thao đang hoạt động, nguồn lao động chủ yếu tại địa phương nên áp lực về nhà ở cho người lao động làm việc tại KKT cửa khẩu Mộc Bài chưa cao. Tuy nhiên về lâu dài cần phải đẩy mạnh tiến độ nhà ở trong KKT vì mục tiêu phát triển bền vững (Ban quản lý KKT Tây Ninh, 2012).
Vấn đề bảo vệ môi trường: 17 dự án đang hoạt động tại KKT chủ yếu là các dự án hoạt động thương mại như chợ đường biên, siêu thị và một dự án Nhà máy sản xuất Giày thể thao và đều có hệ thống xử lý nước thải cục bộ nên việc tác động
đến môi trường không cao như tại các KCN tập trung khác. Bên cạnh đó tỉnh cũng
đã tạo mọi điều kiện để được sử dụng các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức như
Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank, ADB). Năm 2011 Khu
đô thị mới Mộc Bài thuộc KKT cửa khẩu Mộc Bài được chọn sử dụng nguồn vốn tài trợđầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng là nhà máy cấp nước và đang trong giai đoạn lập dự án khả thi (Ban quản lý KKT Tây Ninh, 2012).
3.6.3. Thực trạng thu hút đầu tư tại các khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
Tại 02 KKT cửa khẩu tổng diện tích đất tự nhiên là 55.481 ha (KKT cửa khẩu Mộc Bài 21.284 ha; KKT cửa khẩu Xa Mát 34.197 ha), diện tích đất dành cho hai Khu đô thị là 8.128 ha trong đó diện tích đất dành cho KCN để các dự án sản xuất kinh doanh là 1.078 ha (KKT cửa khẩu Mộc Bài 600 ha; KKT cửa khẩu Xa Mát 478 ha), tổng diện tích đã cho có chủ trương giao hoặc cho thuê 1.714 ha (KKT cửa khẩu Mộc Bài 1.668.06 ha; KKT cửa khẩu Xa Mát 45,94 ha) ( Xem bảng 2.16).
Bảng 2.16: Tỉ lệ lấp đầy tại các Khu kinh tế ĐVT: ha STT Tên KKT Diện tích được duyệt Diện tích cho thuê Diện tích đã cho thuê Tỉ lệ lấp đầy (%) 1 Cửa khẩu Mộc Bài 21.284 600 1.668,06 278,01 2 Cửa khẩu Xa Mát 34.197 478 45,94 9,61 Tổng cộng 55.481 1.078 1.714 159
Đến nay tại hai KKT cửa khẩu có 56 dự án đã được cấp phép hoặc cấp chủ trương
đầu tư, trong đó có 4 dự án FDI và 52 dự án trong nước (xem bảng 2.17).
Bảng 2.17: Tổng hợp dự án (DA) đầu tư vào sản xuất tại các KKT đến tháng 6/2012 ĐVT: Số DA Tên KKT Tổng DA đăng ký Loại hình Tình trạng DA DA còn tồn tại Trong nước Nước ngoài Đang hoạt động Đang xây dựng Tạm ngưng Chưa xây dựng 1. Cửa khẩu Mộc Bài 49 45 4 18 8 2 21 47 2. Cửa khẩu Xa Mát 7 7 0 0 0 0 7 7 Tổng 56 52 4 18 8 2 28 54
Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh ( 2012) [1]
Với tổng vốn đầu tưđăng ký là 244,13 triệu USD thuộc KKT cửa khẩu Mộc Bài và 6.785,50 tỷđồng (KKT cửa khẩu Mộc Bài 6.518,54 tỷ đồng; KKT cửa khẩu Xa Mát 266,96 tỷđồng) (xem bảng 2.18). Bảng 2.18: Thực trạng vốn đầu tư tại các KKT tỉnh Tây Ninh đến tháng 6/2012 ĐVT: triệu USD STT Danh mục các KKT Tổng vốn Vốn đầu tư Đang hoạt động Tạm dừng hoạt động Đang xây dựng Chưa xây dựng 1 Cửa khẩu Mộc Bài 606,27 294,32 15,58 58,18 238,19 2 Cửa khẩu Xa Mát 14,83 14,83 Tổng 621,10 294,32 15,58 58,18 253,02
Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh ( 2012) [1]
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có tổng số DA đã được cấp phép là 49 DA (04 DA FDI). Có 18 DA đang hoạt động (01 DA FDI, diện tích 24,31 ha, vốn đăng ký 100 triệu USD; 17 DA trong nước, diện tích 113,18 ha, vốn đăng ký 3.497,8 tỷ
đồng). Và 02 DA tạm ngừng hoạt động (01 DA FDI, vốn đăng ký 3 triệu USD; 01 DA trong nước, diện tích 24,48 ha, vốn đăng ký 226,358 tỷđồng). Thêm nữa là 08 DA đang triển khai xây dựng (01 DA FDI, diện tích 100,16 ha, vốn đăng ký 22,125 triệu USD; 07 dự án trong nước, diện tích 100,29 ha, vốn đăng ký 649,064 tỷđồng). Và 21 DA chưa triển khai xây dựng (01 DA FDI, diện tích 120 ha, vốn đăng ký 1,9 triệu USD; 20 DA trong nước, diện tích 1.185,65 ha, vốn đăng ký 2.145,36 tỷđồng). (xem bảng 2.19).
Bảng 2.19: Thực trạng thu hút đầu tư các KKT tỉnh Tây Ninh đến tháng 6/2012 ĐVT: ha STT Danh mục các KKT Diện tích Hiện trạng đầu tư Đang hoạt động Tạm dừng hoạt động Đang xây dựng Chưa xây dựng 1 Cửa khẩu Mộc Bài 1.668,06 137,49 24,48 200,45 1.305,65 2 Cửa khẩu Xa Mát 45,94 45,94 Tổng 1.714 137,49 24,48 200,45 1.351,59
Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh ( 2012) [1]
Thu hút đầu tư vào các KKT cửa khẩu trong thời gian qua đã và đang gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới chưa thực sự
phục hồi, vị trí các KKT còn xa so với các Khu cảng và Trung tâm của Thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu là nơi có các hoạt động thương mại công nghiệp năng động nhất cả nước, kết cấu hạ tầng kết nối KKT với các trung tâm của tỉnh và các vùng lân cận chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ.
Mặt khác, quỹđất sạch có thể cho thuê hoặc DA có thể triển khai nhanh còn hạn chế vì trong quá trình thu hồi quỹđất sạch thì khâu đền bù giải phóng mặt bằng các chủ đầu tư hạ tầng gặp nhiều khó khăn về năng lực tài chính, cùng với việc Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt đối với đầu tư bất động sản nên một số dự
2009 Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư làm cho chi phí đền bù giải phóng mặt bằng theo cơ chế mới làm tăng chi phí của dự án ngoài kế hoạch ban đầu nên các chủ đầu tư bị động về tài chính trong quá trình triển khai dự án làm chậm tiến độ so với kế hoạch.
2.7. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH