Trong giai đoạn 2006 - 2010: GDP tăng bình quân hàng năm 14,2% (kế hoạch từ 15,5-16%); GDP bình quân đầu người năm 2010 (giá thực tế) đạt 1.580 USD, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (1.050-1.100 USD). Và năm 2011 gấp 4 lần so với năm 2005, đạt 41.761 tỉđồng; GDP/người năm 2011 là 38,6 triệu đồng; trong đó GDP ở
khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm 44,48%, khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng) chiếm 23,67%, khu vực III (Dịch vụ) chiếm 31,85%. Như vậy, về cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (tỷ trọng nông – lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong GDP (giá 1994) năm 2005 là 38,2%; 25,1%; 36,7%, đến năm 2010 đạt 26,8%; 29%; 44,2%); Nếu phân theo thành phần kinh tế thì DN ngoài nhà
nước có đóng góp GDP là cao nhất, theo sau là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ
cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí quan trọng, có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng khu vực kinh tế
nhà nước, khu vực kinh tế dân doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP (giá hiện hành) năm 2005 đạt 21,9%; 62,3%; 15,8%, đến năm 2010 đạt 18,1%; 63,4% và 18,5%. Điều này cho thấy Tây Ninh đã và đang phát triển các DN tư
nhân, các hộ gia đình; thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp và dịch vụ. Tổng sản phẩm giai đoạn 2005-2011 xem bảng 2.3 và bảng PL 4.
Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn Tây Ninh giai đoạn 2005 – 2011 ĐVT: tỷđồng Danh mục Năm 2005 2008 2009 2010 2011 1. GDP - Theo giá so sánh 6.699 10.491 11.654 12.982 14.791 - Theo giá thực tế 10.236 21.698 24.388 29.549 41.761 2. GDP/người (giá thực tế ) 9,86 20,5 22,9 27,5 38,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh ( 2012) [6]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Tây Ninh đạt kết quả khả quan, riêng giai đoạn 2009 - 2011 đạt 15,31%; thu ngân sách năm 2011 là 7.130 triệu đồng, trong đó thu trên địa bàn được 3.824 triệu đồng (xem bảng PL 5); thu nhập bình quân đầu người của thị xã bằng 1,66 lần thu nhập bình quân đầu người cả nước (đạt 44,85 triệu đồng/người), chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất là tương đối lớn khoảng 6,3 lần (Xem bảng PL 6); Trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 1.169 triệu USD, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao nhất với 782 triệu USD, kế tiếp là tư nhân 332 triệu USD, và thị trường ưa chuộng hàng hóa là Mỹ và Trung Quốc (Xem bảng PL 7); tỷ
lệ hộ nghèo chỉ còn 2,02%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 81,2%, tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ (Cục Thống kê Tây Ninh,
Điểm qua giá trị sản xuất của các ngành trong năm 2011, Ngành nông – lâm - thủy sản tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 6,6%, chất lượng sản xuất hàng hóa ngày càng nâng lên, khoa học - công nghệđược nhân rộng phát huy được lợi thế, hiệu quả về đất đai; Ngành công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,6%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 25,9%, khu vực dân doanh tăng 15,5%, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 16,3%. Cụ thể, công nghiệp chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, công nghiệp thu hút nhiều lao động tiếp tục phát triển, phát huy được lợi thế, phù hợp với định hướng phát triển; công nghiệp khoáng sản với việc hình thành Nhà máy Xi măng Fico Tây Ninh có công suất 1,5 triệu tấn xi măng/năm đã đưa tỷ trọng của ngành công nghiệp khoáng sản trong tổng giá trị công nghiệp trên địa bàn từ
1,8% trong năm 2005 lên 13,1% vào năm 2010; số lượng các dự án có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng tăng, đưa giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 42,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn; điện khí hóa nông thôn được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,3%; Ngành dịch vụ có giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 21,6%, hoạt động thương mại trong nước phát triển nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 29,3% (Cục Thống kê Tây Ninh, 2012).
2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH TÂY NINH
So với các tỉnh cả nước, PCI 2012 của tỉnh Tây Ninh tụt 32 bậc, xếp thứ 57/63 tỉnh thành, đây được xem là kết quả tệ nhất kể từ trước đến nay. Kết quả xếp hạng PCI căn cứ vào việc điều tra trên 8.000 doanh nghiệp trên 63 tỉnh, thành. Theo đó, Tây Ninh đạt 51,95 điểm, xếp vào nhóm trung bình. So với xếp hạng PCI 2011, trong 9 chỉ số thành phần của PCI 2012, có 5 chỉ số giảm như tính minh bạch giảm từ 5,79 điểm xuống còn 4,07 điểm (điểm cao nhất là 6,98 của tỉnh Lào Cai); tính năng động giảm từ 5,77 điểm xuống 3,16 điểm (Đồng Tháp có điểm cao nhất là 7,17); chi phí thời gian giảm từ 5,55 điểm xuống còn 5,45 điểm (Bạc Liêu có điểm cao nhất là 8,12); chi phí không chính thức giảm từ 8,57 điểm xuống 5,18 điểm (Kiên Giang có điểm cao nhất là 8,61); Thiết chế pháp lý giảm từ 6,20 điểm xuống
còn 3,40 điểm (Tiền Giang có điểm cao nhất là 5,03). Có 4 chỉ số cải thiện gồm: chi phí gia nhập thị trường tăng từ 8,53 điểm lên 8,59 điểm (Bình Định có điểm cao nhất là 9,60); tiếp cận đất đai tăng từ 7,34 điểm lên 8,34 điểm (Kiên Giang có điểm cao nhất là 8,84); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng từ 3,49 điểm lên 4,41 điểm (Thành phố Hồ Chí Minh có điểm cao nhất là 5,80); đào tạo lao động tăng từ 4,51
điểm lên 5,31 điểm (Hà Nội có điểm cao nhất là 6,12) .
So với 8 tỉnh, thành còn lại trong khu vực vùng Đông Nam bộ, Tây Ninh xếp chót bảng. Ở khu vực này, đứng đầu là Đồng Nai (hạng 9/63; 62,29 điểm), thứ hai là Thành phốHồ Chí Minh (hạng 13/63, 61,19 điểm), kếđến là Long An (hạng 16/63, 60,21 điểm), Ninh Thuận (hạng 18/63, 59,76 điểm), Bình Dương (hạng 19/63, 59,64
điểm), Bà Rịa – Vũng Tàu (hạng 21/63, 59,14 điểm), Bình Phước (hạng 39/63, 55,82 điểm), Bình Thuận (hạng 47/63, 54,08 điểm) và cuối cùng là Tây Ninh. Xét theo từng chỉ số thành phần PCI có điểm cao nhất, Long An đạt 9,44 điểm chi phí gia nhập thị trường; Tây Ninh đạt 8,34 điểm tiếp cận đất đai; Long An đạt 6,75 điểm tính minh bạch; Ninh Thuận đạt 7,21 điểm chi phí thời gian; Đồng Nai đạt 7,85
điểm chi phí không chính thức; Long An đạt 6,61 điểm tính năng động; Thành phố
Hồ Chí Minh đạt 5,80 điểm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Bà rịa - Vũng Tàu đạt 5,51 điểm đào tạo lao động; Long An đạt 4,41 điểm thiết chế pháp lý (xem bảng 2.4 và bảng 2.5; giải thích các yếu tố PCI xem bảng PL 13).
Bảng 2.4: Các yếu tố PCI tỉnh Tây Ninh năm 2011 – 2012
Các yếu tố Năm 2011 Năm 2012 PCI cao nhất Đông Nam Bộ (năm 2012) PCI cao nhất nước ( năm 2012)
1.Chi phí gia nhập thị trường 8,53 8,59 9,44 9,60 2.Tiếp cận đất đai 7,34 8,34 8,34 8,84 3.Tính minh bạch và trách
4.Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước 5,55 5,48 7,21 8,12 5.Chi phí không chính thức 8,57 5,18 7,85 8,61 6.Tính năng động & tiên phong của lãnh đạo tỉnh 5,77 3,16 6,61 7,17 7.Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 3,49 4,41 5,80 5,80 8.Đào tạo lao động 4,51 5,31 5,51 6,12 9.Thiết chế pháp lý 6,20 3,4 4,41 5,03 Điểm 60,43 59,95 62,29 63,79 Xếp hạng 25/63 57/63 9/63 1 - Chỉ số cơ sở hạ tầng ( hạng) 30/63
Nguồn: USAID –VCCI (2012) [30]
Bảng 2.5: Xếp hạng PCI của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2011- 2012
Các tỉnh Điểm (năm 2011) Thứ hạng so với 63 tỉnh ( năm 2011) Điểm (năm 2012) Thứ hạng so với 63 tỉnh ( năm 2012) 1 – Thành phố Hồ Chí Minh 61,93 20 61,19 13 2 – Long An 66,12 3 60,21 16 3 – Bình Dương 63,99 10 59,64 19 4 – Bình Phước 65,87 8 55,82 39 5 – Đồng Nai 64,77 9 62,29 9 6 – Bà rịa Vũng Tàu 66,13 6 59,14 21 7 – Tây Ninh 60,43 25 51,95 57 8 – Ninh Thuận 57 46 59,76 18 9 – Bình Thuận 57,62 40 54,08 47
2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH TÂY NINH