Thực trạng đầu tư cơ cở hạt ầng các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh 38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các Khu công nghiệp đã có quyết định thành lập, vốn đăng ký là 5.080,8 tỷ đồng (KCN Trảng Bàng 248,8 tỷ đồng; KCN Bourbon An Hòa 2.572 tỷ đồng; KCN Phước Đông 2.100 tỷ đồng; KCN Chà Là 160 tỷ đồng) và 29 triệu USD (tương đương 580 tỷ đồng) (Khu chế

xuất & công nghiệp Linh Trung III); vốn thực hiện 2.636,4 tỷ đồng (KCN Trảng Bàng 142,6 tỷ đồng; KCN Bourbon An Hòa 1.248,90 tỷ đồng; KCN Phước Đông 1.200 tỷđồng; KCN Chà Là 44,9 tỷ đồng) và 26,39 triệu USD (tương đương 527,8 tỷ đồng) (Khu chế xuất & công nghiệp Linh Trung III). Khu công nghiệp Trảng Bàng và Khu chế xuất & công nghiệp Linh Trung III đã đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, Khu công nghiệp Bourbon An Hòa, KCN Chà Là giai đoạn 1 đã hoàn chỉnh hạ tầng

giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống điện, thông tin liên lạc

đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. KCN Phước Đông đang khẫn trương hoàn thành hạ tầng giai đoạn 1 để thu hút đầu tư. Hiện tất cả các KCN đều có dự án

đầu tưđang hoạt động sản xuất kinh doanh (xem bảng 2.11).

Bảng 2.11: Thực trạng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp

ĐVT: tỷđồng STT Tên KCN Diện tích đất tự nhiên (ha) Đầu tư hạ tầng Tỉ trọng đầu tư (%) Vốn đăng ký Thực hiện 1 Trảng Bàng 189,57 248,8 142,6 57,32 2 Linh Trung III 202,67 580 527,8 91 3 Bourbon An Hòa 760 2.572 1.248,90 48,56 4 Phước Đông 2.190 2.100 1.200 57,14

5 Chà Là 42,19 160 44,9 28,06

Tổng 5.660,8 3.164,2

Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh ( 2012) [1]

Đối với 04 Khu công nghiệp nằm trong quy hoạch chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư gồm KCN Gia Bình, KCN Bàu Hai Năm, KCN Hiệp Thạnh đang trong giai đoạn chuẩn bịđầu tư, chuẩn bịđền bù tiếp cận đất đai, hầu hết tiến độ triển khai dự án đều chậm hơn so với kế hoạch do khủng hoảng kinh tế kéo dài và do vướng mắc đền bù khi thực hiện Nghịđịnh 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định về bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm phát sinh chi phí ngoài kế hoạch. Hơn nữa, chính sách thắt chặt tiền tệ các KCN không tiếp cận được vốn vay, chính sách ưu đãi đầu tư cho KCN không còn cũng làm cho các nhà đầu tư hạ tầng trì hoãn dự án; Riêng KCN Thanh Điền được quy họach từ cụm công nghiệp đã được hình thành nay định hướng mở rộng nâng lên KCN. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũ không có năng lực tài chính triển khai thực hiện nên tỉnh đã thu hồi chủ trương đầu tư, tỉnh đang kêu gọi nhà đầu tư mới để triển khai thực hiện (Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh, 2012).

Về tình hình xây dựng nhà ở, đến tháng 6 năm 2012 có 40.184 lao động làm việc trong KCN, có 26% là người ngoài tỉnh. Theo kết quả khảo sát tháng 4 năm 2010 có 59,9% sống chung với gia đình, 16% sống trong nhà trọ tập trung, 15% ở

nhà trọ phân tán; chỉ có 5,2 % sống trong ký túc xá do công ty xây. Người lao động tại các KCN chủ yếu thuê nhà trọ tự phát của người dân xung quanh các KCN, vấn

đề này chỉ giải quyết tạm thời nhu cầu trước mắt, nhưng đáp ứng nhu cầu của công nhân không thích ở nhà trọ tập trung. Tuy nhiên, tại các KCN đều dành quỹ đất để

xây dựng những dự án nhà ở cho người lao động: Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III đã xây dựng khu lưu trú cho công nhân quy mô 8.175 m² với diện tích sàn xây dựng 3.420 m², đã xây dựng 190 phòng đáp ứng nhu cầu cho 1.520 chỗ ở. Ngoài ra tại các KCN Bourbon An Hoà, KCN Phước Đông cũng đã thực hiện dự

án Khu tái định cư kết hợp nhà lưu trú công nhân. Trong quá trình thực hiện dự án khu tái định cư và nhà ở xã hội các chủđầu tưđều khó khăn về vốn, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, cơ chế chính sách về miễn tiền chuyển đổi mục đích sử

dụng đất khi nhà đầu tư tự mua đất xây nhà ở miễn phí cho công nhân.

Vấn đề môi trường, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong KCN, hiện nay Ban quản lý KKT Tây Ninh đã có Phòng quản lý Xây dựng Tài nguyên môi trường để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN. Thường xuyên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các chủ đầu tư kiểm tra định kỳ, đột suất tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các DN hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thực tế đánh giá các Chủ đầu tư hạ tầng KCN thành lập bộ phận chuyên trách bảo vệ môi trường với nhiệm vụ giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm về môi trường của các dự án trong khu mình, đồng thời quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đều đảm bảo đúng các quy định về tiêu chuẩn khi xã ra môi trường (Ban Quản lý KKT Tây Ninh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)