Tính đến năm 2011, dân số trung bình của tỉnh Tây Ninh đạt gần 1.080.800 người; mật độ dân số đạt 268 người/km², dân cư tập trung nhiều ở thị xã Tây Ninh là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế - văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch – dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và vùng liên tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng lân cận, cùng 3 huyện phía Nam là Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, và thưa dần ở 5 huyện còn lại là Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu, Châu Thành.Trong đó, dân số
sống tại thành thịđạt gần 169.000 người (chiếm 15,64%), dân số sống tại nông thôn còn khá đông đến 911.800 người (chiếm 84,36%); dân số nam có 535.500 người, trong khi đó nữ có 545.300 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,5 %. Dân số của tỉnh phân bố khá hợp lý vì đây là tỉnh thuần nông và đang theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tính đến năm 2011, Tỉnh Tây Ninh có dân số trong độ tuổi lao động khoảng 827.800 người, trong đó lao động đã được đào tạo và dạy nghề chiếm trên 38%, số
lao động đang có việc làm khoảng 632,7 ngàn người, tập trung chủ yếu ở nông thôn. Nguồn lao động trong tỉnh tương đối phong phú do cơ cấu dân số trẻ. Một nửa lực lượng lao động có độ tuổi dưới 20 và hàng năm có khoảng 13.000-14.000 lao động gia nhập vào lực lượng này. Tổng hợp số liệu về dân số và lao động các năm xem bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tổng hợp dân số, lao động ở Tây Ninh giai đoạn 2005 - 2011
ĐVT: ngàn người Chỉ tiêu Năm 2005 2008 2009 2010 2011 1. Dân số 1.1. Dân số trung bình 1.038,2 1.060,5 1.067,2 1.072,7 1.080,8 1.2. Tỉ lệ tăng tự nhiên 12,47 10,43 8,30 8,60 8,50 2. Lao động
2.1. Dân sốởđộ tuổi lao động 817,1 827,8 2.2. Lao động đang làm việc 624,7 632,7 2.3. Đang đi học 44,5 45,2 4. Nội trợ & không có việc làm 147,9 149,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh ( 2012) [6]
Nguồn nhân lực này đã đáp ứng được nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp
đầu tư kinh doanh tại đây. Và hiện nay hệ thống giáo dục và đào tạo nghề tại tỉnh
được đầu tư phát triển cao với mục tiêu chủđộng tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ, phục vụ nhanh chóng và có hiệu quả nhu cầu tại địa phương.
Tây Ninh là tỉnh nông nghiệp nên DN chiếm số ít mà thành phần kinh tế chính là các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ. Do vậy, mức độ thu hút lao động làm việc trong các DN tương đối thấp, xoay quanh ngưỡng 13% trên tổng số lao động đang làm việc trong giai đoạn năm 2008 - 2010. DN 100% vốn nước ngoài có mức độ sử dụng lao
động nhiều nhất - chiếm trên 52% tổng số lao động trong các DN. Và theo sau về
mức độ thu hút đầu tư là khối DN tư nhân – chiếm khoảng 31% tổng số lao động trong các DN. Thực tế cho thấy, Tây Ninh có các khu công nghiệp, khu kinh tế và các DN có 100% vốn nước ngoài đang mở rộng hoạt động đầu tư tại đây. Trên đây là số lao động phân theo loại hình doanh nghiệp, nếu phân theo ngành kinh tế thì số
lao động được sử dụng nhiều trong các DN công nghiệp chế biến và chế tạo – 70% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, và theo sau về mức độ thu hút lao động là các ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản ( 9,8%); Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ ( 8,7%); Xây dựng ( 3,4%); Vận tải kho bãi ( 1,6%) (Xem bảng 2.2 và bảng phụ lục (PL) 1).
Bảng 2.2: Tổng hợp lao động trong các DN phân theo loại hình doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2008-2010 ĐVT: người Danh mục Năm 2008 2009 2010 Tổng số (tại thời điểm 31/12) 78.815 81.576 87.292 1. DN nhà nước 12.399 12.363 11.799 2. DN ngoài nhà nước 22.274 25.808 28.277 3. DN có vốn đầu tư nước ngoài 44.142 43.405 47.216 DN 100% vốn nước ngòai 43.023 42.289 46.154 DN liên doanh với nước ngòai 1.119 1.116 1.062
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh ( 2012) [6]