Thực trạng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh 14 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

HỘI TỈNH TÂY NINH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý,Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ với diện tích tự nhiên 4.039,7 km², cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22 và cách Thủ đô Hà Nội 1.809 km theo quốc lộ số 1, Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh thuộc Vương quốc Campuchia; phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Campuchia với 1 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An; có sự chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long (Bộ KH &

ĐT, 2012).

Tây Ninh được xem là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự

phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh đầu mối và là cửa ngõ giao thông vềđường bộ quan trọng vào Campuchia và các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN); có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ - thương mại - du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông vì

có vị trí địa lý nằm trong trục không gian phát triển chính của vùng: trục dọc có tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 - tuyến N2) đi qua, trục ngang có tuyến đường Xuyên Á (Thành phố Hồ Chí Minh – cửa khẩu Mộc Bài) và Quốc lộ

22 B (Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát). Và đường biên giới dài 240 km với Campuchia, với các cửa khẩu đang hoạt động sôi động mở ra cơ hội giao thương với các nước trong khu vực như 02 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát; 04 cửa khẩu chính: Katum, Chàng Riệc, Phước Tân, Tống Lê Chân; và 10 cửa khẩu phụ.

Vềđặc điểm địa hình, Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao 986 m,

đây là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ.

Với địa thế cao, bằng phẳng, nền đất vững và hầu như không bịảnh hưởng của bão, lụt rất thuận lợi để xây dựng các công trình; thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.

Về khí hậu, Tây Ninh có khí hậu tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 26 – 27⁰C và ít thay

đổi, chếđộ bức xạ dồi dào. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm,

độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%; chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hòa trong năm; lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố

thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng,

đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc (Sở Công thương Tây Ninh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)